Con thích làm... vua

13/11/2011 13:50
Nếu để trẻ sống trong hoang tưởng toàn năng, khi lớn lên, trẻ sẽ có nguy cơ phạm pháp.
Trẻ hư có những đặc tính: thích “làm vua”, cưỡng bức (từ thuyết phục đến hăm doạ hoặc bạo lực), trưởng thành giả tạo...

Ngăn cấm, trừng phạt không phải là bạc đãi trẻ con vì điều đó chỉ thể hiện sự lệch lạc trong cảm xúc và sự bất lực trong giáo dục thường ngày của cha mẹ. Khi cha mẹ làm tốt vai trò giáo dục của mình, thì xã hội có thể bớt đi các nhà chuyên môn và thẩm phán.

Những biểu hiện của trẻ không ngoan

Từ mới sinh đến ba tuổi: Giấc ngủ bất thường, hay khóc đêm, cha mẹ làm đủ cách nhưng không dỗ nín được. Bữa ăn là một trận chiến: trẻ từ chối thức ăn đặc, nôn ói, không nhai, cha mẹ chờ lúc trẻ ngủ mới cho bú sữa. Khó tập giữ sạch sẽ, tiêu tiểu bừa bãi và tùy hứng.

Cơn giận khi không được thỏa mãn, thể hiện tính toàn năng, không chấp nhận sự ấm ức. Cơn khóc nức nở gây tím tái, ngưng thở. Không chấp nhận xa mẹ, từ chối đi nhà trẻ, mẫu giáo bằng cách nảy sinh một số vấn đề tâm thể như: đau bụng, sốt, ho. Không quan hệ xã hội.

Con thích làm "vua", Làm mẹ, day tre hu, tre hu, con hu, be hu, day con uong buog, tre uong buong, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Ảnh minh họa (Nguồn: Gettyimages)
Ảnh minh họa (Nguồn: Gettyimages)
Từ 4 – 13 tuổi: Không chơi lâu với một thứ đồ chơi, đập phá đồ chơi. Đua đòi theo bạn để được mua những bộ quần áo mới. Mê xem tivi, mà phải là... tivi cáp chứ không phải tivi thường. Thích xem phim và trò chơi bạo lực. Xin hoặc ăn cắp tiền cha mẹ để trốn học đi chơi. Thích tham gia đám tiệc như tiệc sinh nhật. Thích đổi sinh hoạt giải trí.

Tuổi vị thành niên: Tuổi này là tột đỉnh của tuổi khủng hoảng với những nguy cơ: ma tuý, chán ăn, phạm pháp, trốn nhà, tự tử. Hăm doạ cha mẹ nếu không được thoả mãn. Có hành vi bạo lực, bụi đời.

Tóm lại, trẻ hư có những đặc tính: thích “làm vua”, cưỡng bức (từ thuyết phục đến hăm doạ hoặc bạo lực), trưởng thành giả tạo, luôn đổ lỗi cho người khác, thường được cha mẹ đánh giá quá cao, được cha mẹ thoả mãn mọi đòi hỏi, chán rất nhanh và tìm thú vui nhất thời, được nuông chiều vật chất, khiêu khích cảm xúc của cha mẹ (giận dữ, lo âu, trầm cảm), gây stress cho những người chăm sóc.

Nếu để trẻ sống trong hoang tưởng toàn năng, khi lớn lên, trẻ sẽ có nguy cơ phạm pháp, bạo lực với chính bản thân và người khác, hoặc rơi vào trầm cảm. Theo nhà tâm lý Jean Dumas, chuyên viên về trẻ bạo lực, “rối loạn chống đối của trẻ tiên báo rối loạn hành vi sau này”.

Dạy “vua” thế nào?


Giúp trẻ chấp nhận sự ấm ức. Quy định giờ ăn, học, giúp việc nội trợ, ngủ. Cha mẹ cần chính xác và nhất quán trong quyết định, tránh cảnh cha nói “không” còn mẹ bảo “có”. Củng cố, khen ngợi những điều tích cực của trẻ.

Nên bắt đầu giáo dục ngay từ nhỏ. Con không ngoan, phạt ngay lập tức, như “con ngỗ nghịch, tuần này con không được xem tivi”. Hình phạt tương xứng với lỗi của trẻ như làm hư đồ thì phải sửa lại; không vâng lời thì bị giới hạn tự do; học dở cần phải học bù; gây lộn hoặc nói tục thì ngưng giao tiếp.

Trong giáo dục, cha mẹ cần yêu thương trẻ trong căn tính của trẻ, nhưng buộc trẻ chịu một số gò bó bằng cách kê khai những điều trẻ phải thực hiện.

Giảm bớt cung ứng nhu cầu cho trẻ. Tập cho trẻ biết chờ đợi, cố gắng. Động viên trẻ làm điều tốt. Kiểm tra xem trẻ có làm tốt điều được yêu cầu. Không bàn cãi dài dòng về những lỗi phạm phải. Đưa ra những hậu quả khi trẻ hành động xấu. Khen thưởng khi trẻ tiến bộ. Từ chối đặt trẻ ngang hàng với người lớn. Tái lập uy quyền của cha mẹ nhưng không dùng bạo lực với trẻ.

Thiếu kỷ cương trong giáo dục gia đình thì nhà nước sẽ phải thành lập thêm nhiều trung tâm cải tạo và nhiều bệnh viện tâm thần. Ngăn cấm, trừng phạt không phải là bạc đãi trẻ con vì điều đó chỉ thể hiện sự lệch lạc trong cảm xúc và sự bất lực trong giáo dục thường ngày của cha mẹ. Khi cha mẹ làm tốt vai trò giáo dục của mình, thì xã hội có thể bớt đi các nhà chuyên môn và thẩm phán.

Theo Sài Gòn tiếp thị