Những người từng đạt học bổng Chính phủ New Zealand cho biết họ cực kỳ yêu thích việc học tập và sinh sống tại New Zealand, vì những lý do sau:
- Bạn sẽ được học tập trong môi trường giáo dục đẳng cấp thế giới với triển vọng tốt hơn về nghề nghiệp: Tất cả các trường đại học của New Zealand đều nằm trong top 3% trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới, theo đánh giá xếp hạng của QS World University Ranking.
- Bạn sẽ được học kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng thực tế để cống hiến cho đất nước của mình với chương trình học liên quan đến nhu cầu phát triển cũng như nguồn nhân lực đất nước. Sau thời gian học tập, bạn có thể trở về nước để phát triển quê hương mình.
- Bạn sẽ cảm thấy được chào đón trong môi trường đa văn hóa của New Zealand, ngoài dân bản địa còn có 12% người châu Á và 7,5% là cư dân đến từ các đảo khu vực Thái Bình Dương.
- Bạn sẽ được học cách kết bạn và có được kết nối bền chặt với mọi người xung quanh. Người dân New Zealand nổi tiếng thân thiện, trung thực và cởi mở. Được học tập tại đây, bạn có cơ hội lớn trở thành một phần của cộng đồng học giả tài năng toàn cầu.
- New Zealand được biết đến là một trong những quốc gia yên bình và ít tham nhũng nhất trên thế giới. Đời sống thanh bình, an ninh rất tốt và tính minh bạch cao.
- Bạn sẽ được học bằng tiếng Anh: Đây là điều khá thuận lợi với phần lớn du học sinh Việt Nam.
- Bạn sẽ được tận hưởng cảm giác cân bằng giữa công việc và vui chơi. New Zealand là một đất nước nhỏ và không đông đúc nên việc đi lại sẽ tương đối dễ dàng. Người dân New Zealand cũng coi trọng sự cân bằng giữa công việc và tận hưởng cuộc sống nên bên cạnh việc học tập, bạn vẫn sẽ có thời gian để vui chơi, thư giãn.
- Bạn có thể đi du lịch vòng quanh đất nước một cách dễ dàng để trải nghiệm những cảnh quan đa dạng của New Zealand, từ những đường bờ biển xinh đẹp, những ngọn núi tuyết, những bụi cây bản địa xanh tươi, vùng nông thôn yên tĩnh đến những thành phố giao thoa quốc tế đầy năng động.
- Bạn sẽ được trải nghiệm một xã hội tiến bộ và hòa nhập tích cực thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và bình đẳng giới: New Zealand là quốc gia dẫn đầu thế giới với chính sách phi hạt nhân hóa, trao quyền bầu cử cho phụ nữ và quyền của cộng đồng người đồng tính.
- Bạn có thể học hỏi từ các chuyên gia vô cùng sáng tạo trong các môn học có tính chuyên sâu cao. New Zealand có các chuyên gia rất giỏi về thích ứng và biến đổi khí hậu, quản lý môi trường, năng lượng tái tạo, quản lý rủi ro thiên tai, an ninh lương thực, kinh doanh nông nghiệp, quản lý khu vực công, phát triển bản địa và kinh doanh sáng tạo.
- Bạn sẽ được học tập trong môi trường công nghệ cao hiện đại, được hỗ trợ bởi các giảng viên và các nhà giáo dục chuyên nghiệp, những người tập trung vào phát triển tư duy phản biện và đổi mới.
New Zealand là quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Ảnh: scholarshipez. |
Học bổng Chính phủ New Zealand bao gồm các quyền lợi sau đây:
Những người giành được học bổng đại học và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) của Chính phủ New Zealand giai đoạn 2021-2022 (kết thúc nhận đơn vào 30/4/2021) sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Được tài trợ toàn bộ học phí, đồng thời được trợ cấp khoảng 491 đô la New Zealand mỗi tuần để trang trải chi phí sinh hoạt cơ bản.
- Được hưởng tiền trợ cấp cố định 3000 đô la New Zealand, dành cho các du học sinh và nhận 1 lần. Chi phí này để giúp giải quyết việc ổn định sinh sống ở New Zealand, phục vụ cho học tập.
- Được hưởng Bảo hiểm y tế trong thời gian học tập tại đây.
- Chi phí đi lại khứ hồi, lần đầu là di chuyển từ nhà đến New Zeland và lần cuối là khi kết thúc chương trình học bổng.
- Hưởng bảo hiểm du lịch.
- Chi phí thăm nhà trong thời gian học (một hoặc hai chuyến về nhà, tùy thuộc vào thời gian nhận học bổng).
- Chi phí hỗ trợ nghiên cứu và luận văn cho sinh viên sau đại học.
Văn phòng sinh viên quốc tế tại trường đại học hoặc cơ sở giáo dục nơi bạn theo học sẽ đến địa điểm học tập và nơi ở để xác thực và trợ giúp mọi thứ cần thiết phục vụ cho quá trình sinh sống và học tập.
Người được học bổng phải tuân thủ các điều kiện sau:
Khi được nhận học bổng bạn phải đáp ứng tất cả các điều kiện theo quy định và có thể bị cắt học bổng nếu vi phạm.
Ví dụ, tất cả các học viên phải tham gia các lớp học, hoàn thành các bài tập bắt buộc và tham gia tất cả các kỳ thi. Người nhận được học bổng phải đáp ứng tất cả các yêu cầu khóa học của cơ sở giáo dục đúng thời hạn. Cơ sở giáo dục sẽ cung cấp hỗ trợ thêm cả về vấn đề học tập lẫn cá nhân nếu được yêu cầu.
Bạn cần đồng ý đáp ứng tất cả các yêu cầu học tập được nêu trong thư mời học bổng và trong Sổ tay Chính sách Học bổng New Zealand; bao gồm việc tham dự tất cả các lớp học, hoàn thành tất cả các bài đánh giá bắt buộc trong quá trình học và tham dự tất cả các kỳ thi.
Bạn phải đạt được tiến độ học tập phù hợp với các tiêu chí lần lượt do Bộ Ngoại giao và Thương mại và cơ sở giáo dục đưa ra.
Điều kiện để đăng ký học bổng Chính phủ New Zealand:
Để đăng ký học bổng New Zealand, bạn phải hoàn thành bảng câu hỏi dưới đây để xác nhận xem bạn có đủ điều kiện đăng ký hay không.
Yêu cầu độ tuổi:
Để đăng ký Học bổng toàn phần New Zealand, bạn phải đủ 18 tuổi trở lên khi bắt đầu nhận học bổng.
Ứng viên đăng ký dự tuyển vào Chương trình dự bị Đại học Samoa được phép nhận học bổng của mình khi 17 tuổi.
Không có giới hạn dành cho độ tuổi dành cho người lớn hơn 18 tuổi, tuy nhiên cũng có ưu tiên cho ứng viên dưới 40 tuổi.
Yêu cầu học tập:
Ứng viên được nhận học bổng phải đáp ứng đủ cả yêu cầu đầu vào về học thuật và yêu cầu về khả năng tiếng Anh do từng cơ sở giáo dục quy định. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị kĩ xem mình có đáp ứng được hai yêu cầu này hay không.
Là một phần của quy trình đăng ký Học bổng New Zealand, bạn cần chọn cơ sở giáo dục ưu tiên và các khóa học ưu tiên của mình. Ứng viên đã nhận học bổng không cần đăng ký nhập học vào các cơ sở giáo dục và khóa học ưu tiên.
Các ứng viên cần phải kiểm tra về khả năng đáp ứng các yêu cầu học tập tối thiểu và trình độ tiếng Anh tối thiểu cần thiết cho các khóa học của họ hay không.
Những yêu cầu đầu vào này được quy định bởi các tổ chức giáo dục bạn chọn. Vì vậy, bạn nên kiểm tra những thông tin này trên trang web học bổng trước khi đăng ký.
Đối với những ứng viên đăng ký học bằng tiến sĩ, cần phải tìm cho mình một người giám sát càng sớm càng tốt để hỗ trợ đăng ký vào một trường đại học phù hợp.
Những người lọt vào vòng phỏng vấn sẽ cần cung cấp bằng chứng tại buổi phỏng vấn rằng họ đã có người giám sát hoặc đang thảo luận tích cực với người giám sát tiềm năng.
Yêu cầu tiếng Anh:
Bạn không cần phải có bằng Tiếng Anh hoặc làm bài kiểm tra tiếng Anh khi nộp đơn xin Học bổng New Zealand.
Nếu bạn được chọn vào danh sách rút gọn ứng viên trong quá trình xét tuyển, thì lúc đó bạn mới cần cung cấp điểm kiểm tra tiếng Anh của mình.
Hội đồng Học bổng Chính phủ New Zealand chấp nhận điểm kiểm tra từ bốn hệ thống kiểm tra năng lực tiếng Anh sau:
1. IELTS (Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế).
2. TOEFL (Bài kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ).
3. PTE Academic (Bài kiểm tra Pearson về tiếng Anh học thuật).
4. Tiếng Anh Học thuật Cambridge (nâng cao).
Nếu bạn đã vượt qua bài kiểm tra IELTS, TOEFL, PTE Academic hoặc Cambridge Academic English (nâng cao) có hiệu lực trong 12 tháng qua, thì trường đại học hoặc cơ sở giáo dục bạn đăng kí có thể chấp nhận các điểm kiểm tra này.
Nếu bạn không có điểm thi IELTS, TOEFL, PTE Academic hoặc Cambridge Academic English (nâng cao) trong 12 tháng gần nhất, trường sẽ thông báo cho những ứng viên trong danh sách rút gọn khi nào họ cần tham gia một trong các bài kiểm tra năng lực tiếng Anh.
Miễn yêu cầu kiểm tra trình độ tiếng Anh cho trường hợp sau: Nếu đã hoàn thành một số bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh trước đây, bạn có thể không cần nộp chứng chỉ IELTS, TOEFL, PTE Academic hoặc Cambridge Academic English (nâng cao). Nhưng đây chỉ là quyết định của trường đại học hoặc cơ sở giáo dục mà bạn đăng ký học. Bạn nên liên hệ trước với họ để hỏi xem mình có cần nộp bất kì chứng chỉ tiếng Anh nào hay không.
Để đăng ký học học bổng bằng đại học, bạn phải đạt được:
- Điểm IELTS 6.0 và không có kỹ năng nào dưới 5.5
- Điểm TOEFL 80 (internet) với điểm viết là 21.
- Điểm PTE là 50, không có kỹ năng giao tiếp nào dưới 42 điểm.
- Điểm tiếng Anh Học thuật Cambridge (nâng cao) là 169 và không có kỹ năng nào dưới 162.
Để đăng ký học bổng sau đại học, bạn phải đạt được:
- Điểm IELTS 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0
- Điểm kiểm tra TOEFL online là 90, với điểm viết là 21.
- Điểm PTE là 58 và không có điểm kỹ năng giao tiếp nào dưới 50.
- Điểm tiếng Anh học thuật Cambridge (nâng cao) là 176 và không có kỹ năng nào dưới 169.
Hội đồng học bổng Chính phủ New Zealand sẽ tài trợ chi phí kiểm tra trình độ tiếng Anh cho một số ứng viên từ các quốc gia nhất định. Còn các trường hợp khác khi đã lọt vào vòng xét tuyển cuối cùng sẽ phải tự thi và trả phí cho bài kiểm tra năng lực tiếng Anh.
Bài kiểm tra này sẽ diễn ra trong giai đoạn cuối cùng của quá trình tuyển sinh. Chỉ những ứng viên được lọt vào danh sách rút gọn mới cần đến điểm IELTS, TOEFL, PTE Academic hoặc Cambridge Academic English (nâng cao).
Nếu bạn đã lọt vào danh sách ứng viên, bạn sẽ phải đăng ký làm bài kiểm tra IELTS hoặc TOEFL càng sớm càng tốt, vì quá trình thi và nhận điểm có thể mất đến vài tuần.
Bạn có thể mất cơ hội nhận được học bổng nếu nộp muộn đơn đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Anh hoặc không nộp đầy đủ, kết quả không chính xác.
Yêu cầu kinh nghiệm làm việc:
Hội đồng xét tuyển ưu tiên những ứng viên sẽ tiếp tục làm việc trong lĩnh vực công việc hiện tại sau khi tốt nghiệp, nếu bạn đăng ký chuyên ngành phù hợp nhất với công việc đang làm.
Trong đơn đăng ký Học bổng New Zealand, ứng viên phải mô tả kinh nghiệm làm việc trước đây của mình có liên quan như thế nào đến các khóa học họ đăng ký và phải đáp ứng các kinh nghiệm sau:
- Một năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian (tức là 30 giờ trở lên mỗi tuần)
- Hai năm kinh nghiệm làm việc bán thời gian (tức là tối đa 29 giờ mỗi tuần)
Đó có thể là công việc được trả lương, không được trả lương hoặc hoạt động tình nguyện.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp và sinh viên năm nhất đại học sẽ không cần kinh nghiệm làm việc trong hai trường hợp dưới đây:
- Ứng viên đang học năm cuối trung học.
- Ứng viên đang học trong năm học đại học đầu tiên sau khi hoàn thành chương trình trung học.
Các tài liệu cần thiết để nộp đơn xin học bổng Chính phủ New Zealand trực tuyến
- Cung cấp địa chỉ email: địa chỉ email hiện tại mà bạn sử dụng thường xuyên.
- Mô tả tình huống khi bạn gặp phải một vấn đề nào đó và cách bạn giải quyết nó.
- Cung cấp tên, ngày sinh, địa chỉ và số điện thoại của bạn.
- Liệt kê các môn học ưu tiên của bạn và trường học mà bạn muốn vào khi nhận học bổng.
Lưu ý: Các môn học ưu tiên phải liên quan đến bằng cấp cao nhất mà bạn đã hoàn thành trước đó.
- Mô tả các môn học ưu tiên của bạn có liên quan như thế nào đến những môn học dành cho sự phát triển quốc gia của bạn.
- Mô tả các kỹ năng và kiến thức bạn muốn đạt được từ các khóa học cần ưu tiên.
- Cung cấp lý do thuyết phục tại sao bạn muốn học tập ở New Zealand.
- Liệt kê bất kỳ giải thưởng hoặc bài nghiên cứu của bạn được xuất bản trên báo.
- Liệt kê các bằng cấp mà bạn đã hoàn thành.
- Cung cấp thông tin chi tiết về công việc trước đây hoặc kinh nghiệm làm việc của bạn.
- Mô tả kinh nghiệm làm việc của bạn có liên quan như thế nào đến các khóa học hoặc nghề nghiệp mong muốn của bạn (Lưu ý: Sinh viên tốt nghiệp đại học và ứng viên năm nhất đại học không cần kinh nghiệm làm việc.)
- Mô tả lại câu chuyện mà bạn phải làm việc rất chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình.
- Mô tả những kỹ năng và kiến thức này có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước bạn.
- Mô tả những thách thức bạn có thể gặp phải với tư cách là một học giả ở New Zealand và cách bạn sẽ đối phó với những thách thức này.
- Mô tả một tình huống khi bạn có được mối quan hệ tốt tại nơi làm việc hoặc với một người nào đó trong một nhóm cộng đồng.
Đảm bảo phải có các giấy tờ sau để nộp hồ sơ học bổng New Zealand:
1. Một bản sao hồ sơ học tập hoặc bảng điểm trên thang điểm của cơ sở giáo dục của bạn.
2. Bài luận thể hiện mục đích học tập của bạn (SOP).
3. Bài tiểu luận về kế hoạch học tập.
4. Đề xuất nghiên cứu bằng tiếng Anh từ các ứng viên học lên tiến sĩ.
5. Bản dịch các tài liệu này bằng tiếng Anh.
Đăng ký học bằng tiến sĩ nghiên cứu, tài trợ bởi học bổng New Zealand
Ứng viên nhận học bổng có thể nộp đơn để làm nghiên cứu tiến sĩ trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, cần phải chứng minh rằng lĩnh vực đó có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp và bạn phải tiến hành làm nghiên cứu tiến sĩ mà không có người giám sát hoặc giảng dạy ở cấp độ bằng cấp tương đương.
Bạn cũng cần trình bày đề tài xuất nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho quốc gia của mình.
Các ứng viên xin học bổng lọt vào vòng phỏng vấn cần cung cấp bằng chứng tại buổi phỏng vấn rằng họ đã có người giám sát hoặc đang thảo luận tích cực với người giám sát tiềm năng.
Các ứng viên đăng ký học tiến sĩ và thạc sĩ nghiên cứu phải mô tả đề xuất nghiên cứu có tính khả thi:
Các ứng viên này cần nộp các giấy tờ sau trong đơn đăng ký:
- Đề xuất của bạn hoặc kế hoạch nghiên cứu và đề cương nghiên cứu.
- Cách tiếp cận đề xuất của bạn cho đề tài nghiên cứu.
- Đối với ứng viên đăng ký học tiến sĩ: Có việc làm phù hợp sau khi hoàn thành chương trình học; đề xuất nghiên cứu đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho đất nước của mình.
Các tài liệu sau đây không cần nộp tại thời điểm nộp đơn xin học bổng tiến sĩ:
- Bản sao giấy tờ xác minh hồ sơ học tập hoặc bảng điểm của bạn cho các bằng cấp đã hoàn thành.
- Điểm thi tiếng Anh.
- Bản sao đã xác minh của giấy khai sinh, hộ chiếu và số căn cước công dân/chứng minh thư.
- VISA dành cho sinh viên du học.
- Thư mời nhập học của trường đại học hoặc cơ sở giáo dục.
- Xác nhận bằng Tiến sĩ của người giám sát (ứng viên xin học bổng tiến sĩ).
Cần người giám sát khi nộp đơn đăng ký học bổng
Với tư cách là một ứng viên xin học bổng tiến sĩ, bạn không cần phải chứng minh rằng bạn đã có người giám sát (có bằng tiến sĩ) khi bạn nộp đơn xin học bổng New Zealand.
Nhưng trong quá trình xét tuyển, nếu bạn được lọt vào vòng phỏng vấn, thì bạn phải chứng minh rằng bạn có người giám sát có bằng tiến sĩ hoặc chứng minh được rằng bạn sắp có người giám sát có bằng tiến sĩ.
Trong cuộc phỏng vấn, chúng tôi sẽ muốn kiểm tra email giữa bạn và người giám sát của bạn, để xác nhận rằng: Chủ đề nghiên cứu của bạn là khả thi, và họ sẵn sàng trở thành người giám sát của bạn.
Vì lý do này, bạn nên chuẩn bị sẵn email phù hợp với người giám sát của mình càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để xin VISA du học New Zealand?
Bạn cần nộp đơn xin VISA khi đã nhận được học bổng New Zealand. Trước khi nộp đơn xin học bổng, bạn nên kiểm tra thật kỹ các yêu cầu về thị thực sinh viên trên trang web nhập cư có liên quan, bởi vì bạn chỉ có thể đi du học nếu nhận được VISA du học New Zealand. Quá trình xin VISA có thể mất từ 2-3 tháng, bao gồm cả các xét nghiệm y tế.
Nếu bạn không nhận được VISA, học bổng sẽ bị thu hồi.
Yêu cầu về VISA Du học New Zealand:
Nếu đơn xin học bổng của bạn là để học tập tại New Zealand, thì bạn phải đáp ứng các yêu cầu VISA sau:
Đơn xin VISA và đơn đăng ký:
Học giả có thể đưa gia đình của mình đến New Zealand, nhưng phải trả toàn bộ chi phí của thành viên gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình cần phải nộp đơn xin VISA New Zealand phù hợp.
Yêu cầu học tập:
Hầu hết các học giả phải tự trả chi phí xin VISA và bất kỳ xét nghiệm y tế nào trước khi đến New Zealand. Khi bạn đến New Zealand, trường đại học hoặc cơ sở giáo dục bạn đã chọn sẽ hoàn trả chi phí xin VISA và mọi xét nghiệm y tế cho bạn.
Hãy nhớ giữ lại tất cả các biên lai thanh toán, vì bạn sẽ phải xuất trình những biên lai này cho trường đại học hoặc cơ sở giáo dục của mình để được nhận lại tiền.
Yêu cầu về hạnh kiểm của học giả New Zealand:
Các học giả phải chấp nhận duy trì một tiêu chuẩn hạnh kiểm nhất định trong thời gian nhận học bổng, áp dụng kể từ ngày rời khỏi đất nước để đến New Zealand đến khi hoàn thành học bổng.
Hạnh kiểm của học giả được chấp nhận bao gồm:
- Tuân thủ luật pháp của nước sở tại
- Thể hiện sự tôn trọng trong ứng xử với người khác
- Cư xử trung thực và chính trực
- Hành động với tư cách là người đại diện cho đất nước của mình
Bạn nên hiểu rằng việc sử dụng bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm bạo lực về thể chất, tình dục hoặc tâm lý đối với các thành viên trong gia đình như bạn đời hoặc trẻ em là một hành vi phạm tội.
Việc không quan tâm hoặc bóc lột trẻ em dưới sự giám hộ của mình, bao gồm bất kỳ hình thức kỷ luật thể chất nào cũng là phạm pháp.