Thương mại điện tử xuyên biên giới đang tạo đà cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 với giải pháp nào cho các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu phát triển thương mại điện tử để biến “thách thức” thành “cơ hội”?
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Đây là một lợi thế để đẩy mạnh xuất nhập khẩu và thúc đẩy quá trình số hóa doanh nghiệp.
Khẳng định phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, bán hàng xuyên biên giới.
Chính vì vậy, Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần có những bước chuẩn bị cần thiết để tận dụng lợi thế và tìm hiểu lựa chọn sàn để sẵn sàng bước vào giai đoạn xuất nhập khẩu qua Thương mại điện tử.
Bởi thông qua nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng ở khối thị trường lớn, khó tính như Bắc Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
Tuy nhiên, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước là không ít. Một mặt phải vượt qua các trở ngại của hàng rào thuế quan và mặt khác các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải hội nhập vào thương mại điện tử xuyên biên giới để tồn tại và phát triển.
Rõ ràng, thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội rộng lớn, nhưng cũng không ít thách thức.
Ông Lê Nguyễn Thành Đạt, Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu tại Khu công nghiệp Tân Thuận chia sẻ: “Từ trước đến nay, doanh nghiệp mình vẫn giao dịch thủ công đều đều. Giờ muốn mở rộng kinh doanh với các đối tác nước ngoài phải cải tổ toàn bộ, từ tư duy con người đến vận hành”.
Bên cạnh đó, bài toán vốn và đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp ở nước ngoài để mở rộng kinh doanh là vấn đề lớn.
“Khi hàng đã xuất đi và tiền chưa về kịp để xoay vòng thì khó mà tiếp tục mạnh tay kí hợp đồng tiếp theo. Chúng tôi cần ngân hàng bảo lãnh đủ uy tín và chung tay trong suốt lộ trình xuất - nhập hàng hóa để đối ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất”, ông Đạt chia sẻ thêm.
Đó không chỉ là câu chuyện của công ty này mà là câu chuyện chung của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong bối cảnh tiến - thoái lưỡng nan.
Do đó, sự vào cuôc của các ngân hàng lớn sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, chung tay cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh thương mại điện tử và gia tăng hiệu quả tài chính, giải quyết bài toán vận hành.
Tiếp cận công nghệ đi kèm với giải pháp tài chính
Bài học lớn nhất từ Amazon sẽ giúp các doanh nghiệp có phương cách tốt nhất cho quá trình chuyển đổi, số hóa. Sự tiếp cận và ứng dụng công nghệ luôn là bài học thiết yếu đầu tiên cho doanh nghiệp trong lộ trình số hóa của mình.
Kinh nghiệm thực tế từ chuyên gia Amazon sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn sàn giao dịch thích hợp, tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của Thương mại điện tử xuyên biên giới cũng như cách tháo gỡ các vướng mắc.
Đặc biệt, sự đồng hành của Ngân hàng trở thành chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vươn mình ra thế giới.
Với những giải pháp may đo dựa trên sự thấu hiểu doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Gói BusinessOne Plus của Techcombank sẽ là trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế với nhiều tiện ích đi kèm.
Chỉ trong một ứng dụng không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí giao dịch và dịch vụ mà còn đem lại sự thuận tiện cũng như nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh doanh.
Rõ ràng, nhờ mạng lưới và nguồn lực tài chính mạnh, Ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường các lợi thế cạnh tranh.
Với mạng lưới rộng khắp hơn 1,200 ngân hàng đại lý trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, Techcombank đồng hành và cung cấp giải pháp hỗ trợ tối ưu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong suốt hành trình xuất - nhập, vận chuyển hàng hóa của mình.
Do vậy, hoạt động giao thương Quốc tế của Doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện giúp tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh Giải pháp BussinessOne Plus, Techcombank còn hỗ trợ đảm bảo uy tín của doanh nghiệp với các sản phẩm bảo lãnh và dịch vụ bảo lãnh đi kèm đa dạng, thủ tục nhanh chóng cũng như những giải pháp tài trợ tín dụng vốn ngắn hạn nhanh, kịp thời cho hoạt động dòng tiền đối ứng, hoặc vốn trung dài hạn cho đầu tư thiết bị, dự án….
Đa dạng giải pháp tín dụng và cung cấp các giải pháp chuyên biệt hóa để đáp ứng nhanh chóng nhất nhu cầu vốn của doanh nghiệp SME là cam kết mạnh mẽ của Techcombank giúp các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu vượt qua thách thức, phát triển thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh để “Mở rộng giao thương - Vươn tầm quốc tế”.
Hội thảo trực tuyến “Phát triển xuất khẩu cùng thương mại điện tử xuyên biên giới” do Techcombank tổ chức được livestream trên Fanpage chính thức của Techcombank vào ngày 13/4/2021 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu đến từ Techcombank, Amazon Globall Selling, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), cụ thể:
Ông Nguyễn Hữu Tín – Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC)
Ông Trần Thanh Tùng – Giám đốc Phân khúc KH MM và USME, Ngân hàng Techcombank
Ông Trần Xuân Thủy – Giám đốc khu vực phía Nam Amazon Global Selling Việt Nam
Bà Tạ Thị Mỹ Tho – Quản lý kinh doanh công ty GCAP VN