Nông sản, đặc sản ở nước ta thì nhiều và thường gắn với địa danh. Nông dân, doanh nghiệp là người hưởng lợi ích kinh tế từ những địa danh này nhưng họ khó mà giành quyền đăng ký, phát triển thương hiệu nông sản là địa danh. Quyền đăng ký, phát triển thương hiệu thuộc về hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý ở địa phương nhưng ngành hàng, địa phương không thấy lợi kinh tế trực tiếp trước mắt thì khó có động lực để thực hiện.
Hàng trăm món đặc sản nổi tiếng Cục Sở hữu trí tuệ từng yêu cầu các địa phương tự đánh giá, liệt kê các đặc sản của địa phương mình có tên gọi gắn với địa danh. Sau đó, các tỉnh đã gửi thông tin về. Cục tập hợp được trên 220 đặc sản của cả nước như mật ong Bắc Giang, gốm Bát Tràng, húng Láng (làng Láng, Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bánh đậu xanh Hải Dương, dưa gang Hòa Vang (Đà Nẵng), nón lá Huế, hành tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi), bánh tráng phơi sương Tây Ninh, hạt tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc… Có những địa danh được sử dụng cho nhiều đặc sản, ví dụ như Đà Lạt được dùng cho khoảng chín loại đặc sản vùng này là bắp cải, bơ sáp, chuối, xà lách, súp lơ… Thế nhưng kể từ năm 2001 đến nay, trong số 220 đặc sản - địa danh nói trên, ông Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, cho biết chỉ mới có 26 địa danh trong nước được cấp bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý. Một số chỉ dẫn địa lý khác đang trong giai đoạn chờ cấp bằng như nho Ninh Thuận. Các nông sản vùng khác không được đặt tên trùng để tránh gây nhầm lẫn.
Nước mắm Phú Quốc là một trong những đặc sản gắn liền với địa danh. Ảnh: Trương Minh Hiền |
Khó bảo hộ Số địa danh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý không nhiều còn vì lý do khách quan. Để được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý thì đặc sản của địa phương phải có nét đặc trưng so với đặc sản cùng loại đó nhưng ở vùng khác. Đặc trưng này phải cân, đong, đo, đếm, phân tích khoa học ra được chứ không phải cảm giác “ngon miệng”, “là lạ” mà được bảo hộ. Đặc trưng này còn phải phụ thuộc vào địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, quy trình canh tác, thu hoạch riêng biệt của người dân địa phương. Ví dụ, với chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp là nước mắm Phú Quốc thì nước mắm Phú Quốc phải làm từ cá cơm mà chỉ vùng biển Phú Quốc mới có. Hay như chỉ dẫn địa lý mới nhất, vừa được cấp cuối tháng 10 là cói Nga Sơn (Thanh Hóa) cũng có đặc trưng. Thân cói xanh mướt, bóng mượt, sợi cói trắng, đẹp, dai, bền. Nhờ vậy mà chiếu cói hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác làm từ cói Nga Sơn cũng bóng, đẹp, bền. Đặc trưng này có được nhờ địa lý, khí hậu riêng của vùng Nga Sơn và còn do người dân nơi đây có tập tính riêng, khi trồng thì cấy nghiêng cây cói và khi thu hoạch thì phơi cói trên cồn cát. Một lý do khách quan khác là việc xây dựng, đăng ký bảo hộ, phát triển một thương hiệu nông sản cũng phải tính đến lợi ích kinh tế của nông dân, của địa phương, của quốc gia. Có những đặc sản rất ngon, rất lạ nhưng giá trị kinh tế thấp thì nông dân và địa phương cũng cân nhắc, không đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý làm gì. Những địa danh - đặc sản được bảo hộ đều là những nông sản có giá trị, tiềm lực về kinh tế. Ví dụ, cây cói là cây nông nghiệp chủ lực của huyện Nga Sơn và sản lượng cói ở Nga Sơn lớn nhất nước, tiềm lực kinh tế cao, khả năng bị mạo danh, bị làm giả, bị nhái tên cũng cao. Cũng vì điều này mà nông dân và địa phương mới quyết tâm xây dựng thương hiệu, làm hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Giá trị tăng vọt khi được bảo hộ Việc đáp ứng tiêu chí bảo hộ chỉ dẫn địa lý có khó khăn. Tuy nhiên, địa phương nào cố gắng làm hồ sơ, xác định được đặc tính của nông sản, được bảo hộ rồi thì rất có lợi. Trước mắt là nông sản có giá. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, cho biết bưởi Đoan Hùng đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” từ năm 2006, có logo, bao bì riêng phân biệt với bưởi vùng khác. Bưởi này có giá gấp 5-7 lần bưởi thường và được thương lái đặt mua từ khi chưa có quả. “Nhiều người cứ bảo bưởi ngon thế này sao không xuất khẩu đi? Quả thật là bưởi ngon, giá cao nhưng sản lượng hiện không đủ phục vụ thị trường. Ngay cả ở miền Bắc thì cũng chỉ phục vụ tập trung cho Hà Nội, làm gì có dư mà xuất khẩu” - ông Nguyễn Hoàng Anh nói. Hay như tỉnh Lạng Sơn có hoa hồi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn”. Từ khi được bảo hộ năm 2007 đến nay, loại đặc sản này ngày càng có giá. Năm 2005 giá hoa hồi tươi chỉ độ 5.000 đồng/kg. Thế mà được bảo hộ xong, có quy cách bao bì, có thiết kế nhãn hàng hóa, có logo riêng… thì đến năm 2010, lên gần 20.000 đồng/kg. Đến năm 2011 đã lên đến 28.000 đồng/kg. Cũng ở Lạng Sơn, một loại đặc sản khác là na (mãng cầu dai) có tên quen gọi là na Chi Lăng (vì trồng ở huyện Chi Lăng, Lạng Sơn). Tuy chưa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng đã được đăng ký và được bảo hộ là nhãn hiệu chứng nhận thì na này cũng tăng giá, hiện có giá bán khoảng 50.000-70.000 đồng/kg, gấp đôi nhiều loại na của vùng khác. Một loại mãng cầu dai khác đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, là mãng cầu dai Bà Đen (Tây Ninh). Mãng cầu dai Bà Đen có điểm đặc trưng so với mãng cầu vùng khác nhờ quả to (đường kính khoảng 8 cm), thịt dai không nhão, thịt màu trắng ngà, vị ngọt thanh. Đặc biệt, mãng cầu này có quanh năm và hai vụ chính vào tháng 8-9 và dịp tết Nguyên đán. Trong khi hầu như các vùng khác không có mãng cầu cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong khoảng thời gian này. Loại đặc sản này cũng chỉ được cấp chỉ dẫn địa lý hồi tháng 8 vừa qua, chưa đi vào triển khai sử dụng. Dự kiến sau khi triển khai sử dụng, có logo, có bao bì riêng thì loại đặc sản này sẽ có giá cao hơn.
Giá trị tăng vọt khi được bảo hộ Việc đáp ứng tiêu chí bảo hộ chỉ dẫn địa lý có khó khăn. Tuy nhiên, địa phương nào cố gắng làm hồ sơ, xác định được đặc tính của nông sản, được bảo hộ rồi thì rất có lợi. Trước mắt là nông sản có giá. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, cho biết bưởi Đoan Hùng đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” từ năm 2006, có logo, bao bì riêng phân biệt với bưởi vùng khác. Bưởi này có giá gấp 5-7 lần bưởi thường và được thương lái đặt mua từ khi chưa có quả. “Nhiều người cứ bảo bưởi ngon thế này sao không xuất khẩu đi? Quả thật là bưởi ngon, giá cao nhưng sản lượng hiện không đủ phục vụ thị trường. Ngay cả ở miền Bắc thì cũng chỉ phục vụ tập trung cho Hà Nội, làm gì có dư mà xuất khẩu” - ông Nguyễn Hoàng Anh nói. Hay như tỉnh Lạng Sơn có hoa hồi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn”. Từ khi được bảo hộ năm 2007 đến nay, loại đặc sản này ngày càng có giá. Năm 2005 giá hoa hồi tươi chỉ độ 5.000 đồng/kg. Thế mà được bảo hộ xong, có quy cách bao bì, có thiết kế nhãn hàng hóa, có logo riêng… thì đến năm 2010, lên gần 20.000 đồng/kg. Đến năm 2011 đã lên đến 28.000 đồng/kg. Cũng ở Lạng Sơn, một loại đặc sản khác là na (mãng cầu dai) có tên quen gọi là na Chi Lăng (vì trồng ở huyện Chi Lăng, Lạng Sơn). Tuy chưa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng đã được đăng ký và được bảo hộ là nhãn hiệu chứng nhận thì na này cũng tăng giá, hiện có giá bán khoảng 50.000-70.000 đồng/kg, gấp đôi nhiều loại na của vùng khác. Một loại mãng cầu dai khác đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, là mãng cầu dai Bà Đen (Tây Ninh). Mãng cầu dai Bà Đen có điểm đặc trưng so với mãng cầu vùng khác nhờ quả to (đường kính khoảng 8 cm), thịt dai không nhão, thịt màu trắng ngà, vị ngọt thanh. Đặc biệt, mãng cầu này có quanh năm và hai vụ chính vào tháng 8-9 và dịp tết Nguyên đán. Trong khi hầu như các vùng khác không có mãng cầu cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong khoảng thời gian này. Loại đặc sản này cũng chỉ được cấp chỉ dẫn địa lý hồi tháng 8 vừa qua, chưa đi vào triển khai sử dụng. Dự kiến sau khi triển khai sử dụng, có logo, có bao bì riêng thì loại đặc sản này sẽ có giá cao hơn.
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
(Cục Sở hữu trí tuệ)
Bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Nếu không hoặc chưa bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì nông dân và địa phương có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể (dùng cho cả tập thể). Khi đó, nông dân đáp ứng điều kiện, nằm trong tập thể đó thì vẫn được sử dụng chung địa danh, nông sản vùng khác, nông dân không tham gia tập thể không được lấy tên trùng, tên nhầm lẫn.
Hiện có khá nhiều địa danh được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể như lụa hà Đông, bánh đậu xanh Hải Dương, rượu làng Vân, thanh trà Huế, thủy sản An Giang, sầu riêng Cái Mơn, mắm Châu Đốc…
Theo Pháp luật TP.HCM