Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay tuyển 1.300 chỉ tiêu, áp dụng hai mức sàn. Trong đó, thí sinh có nguyện vọng vào hệ đại học chính quy, chương trình chất lượng cao sẽ phải đạt 23 điểm (thang 30, đã cộng điểm ưu tiên) mới đủ điều kiện để được trường xét tuyển. Mức này cao hơn mức sàn của trường năm ngoái tới 5 điểm.
Với chương trình liên kết quốc tế do Đại học Troy và St.Francis của Mỹ cấp bằng, điểm sàn là 16,5 (thang 30, chưa cộng điểm ưu tiên), đồng thời các môn thi đều phải đạt 5 trở lên.
Một thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là Khoa Luật. Để xét tuyển vào trường, thí sinh cần đạt tối thiểu 19,5 điểm, cao hơn năm ngoái 1,5 điểm. Mức này đã bao gồm điểm ưu tiên đối tương, khu vực và ưu tiên xét tuyển.
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải công bố điểm sàn cho 28 ngành đào tạo. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cao nhất - 22, tăng 1 điểm so với năm ngoái, sau đó là Công nghệ thông tin 21. Hai ngành khác cũng có điểm sàn 20 là Thương mại điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Trừ bốn ngành này, các ngành còn lại đều có điểm sàn dưới 20, dao động 15-19. Trong đó, 16 ngành lấy ngưỡng 15-15,5 điểm, 5 ngành có điểm sàn 17, còn lại 16, 18 và 19 mỗi mức điểm có một ngành.
Điểm xét tuyển là tổng điểm ba môn theo các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hoá, Tiếng Anh), trừ Công nghệ kỹ thuật Môi trường xét thêm tổ hợp B00 (Toán, Hoá, Sinh) và không xét D01.
Năm nay, trường tuyển 3.000 sinh viên, trong đó dành 55% xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, 40% xét học bạ, còn lại tuyển thẳng thí sinh đạt giải cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế hoặc có chứng chỉ tiếng Anh.
Trường Đại học Ngoại thương vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021. Theo đó, mức điểm sàn đối với trụ sở chính Hà Nội và cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh là 23,8; cơ sở Quảng Ninh là 20. Mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.
Ở phương thức này, đối với ngành Ngôn ngữ (các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại) mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và điểm ưu tiên nếu có (trong đó môn Ngoại ngữ nhân hệ số 1).
Theo đó, điểm sàn cụ thể như sau:
Đối với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại, trường yêu cầu tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển), trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ Văn) phải đạt từ 18 điểm trở lên. Đối với chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh, chương trình tiên tiến Tài chính - Ngân hàng, thí sinh cần đạt từ 17,5 điểm trở lên.
Với chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế cần đạt từ 17 điểm trở lên. Với chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại, tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 Toán và Văn (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) đạt từ 16,5 điểm trở lên.
Trường Đại học Thương mại công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy theo phương thức xét tuyển kết hợp năm 2021: