Hỏi: Con tôi học lớp 5, thường ngày cháu là đứa trẻ luôn được khen ngợi, nào là ngoan ngoãn, nào là biết nghe lời. Vậy mà, thời gian gần đây nhiều người xì xầm đến tai tôi là cháu hay tắt mắt lấy trộm cái nọ, cái kia, khi thì cái bút, lúc món đồ chơi, gần đây lại là mấy chục nghìn của chị hàng xóm.
Tôi chỉ biết mọi chuyện khi chị hàng xóm sang nhà lu loa lên là vợ chồng tôi không biết dạy con, nào là con tôi hư đốn như thế lớn lên cũng chẳng thành người. Tôi giận tím mặt, đánh cho con tôi một trận nhừ tử, nhưng ngay từ sau hôm đó, con tôi trở nên lầm lì, khó bảo, cháu bỏ bữa và chểnh mảng với chuyện học hành. Tôi lo lắng quá, mà lại đánh cháu nữa cũng không đành. Tôi phải làm sao?
Trả lời:
Trẻ nảy sinh tính 'tắt mắt' khi chúng sống trong một môi trường không lành mạnh, chứng kiến ai đó lấy trộm đồ của người khác mà không phải chịu hình phạt nào, vô tình khiến trẻ suy nghĩ rằng lấy trộm đồ là một hành vi không nghiêm trọng, và trẻ thực hiện hành vi tắt mắt từ vô thức đến có chủ ý.
Cũng có một số trẻ thích trộm đồ của người khác vì tò mò, muốn chiếm hữu, muốn thử cảm giác vui sướng, thỏa mãn như những đứa trẻ khác khi được sở hữu một đồ vật nào đó, mà trẻ đã khao khát từ rất lâu mà chưa có được.
Theo các nhà tâm lý, trẻ không được quan tâm, thường xuyên bị đánh mắng, trẻ cô đơn, có xu hướng trầm uất thường dễ nảy sinh tính tắt mắt hoặc trở nên hung hăng hơn những đứa trẻ khác.
Vậy, nếu trẻ có tính tắt mắt các bố mẹ sẽ xử trí thế nào? Hãy cùng Mẹ Cún giáo dục trẻ bằng các bước sau nhé:
- Bình tĩnh trước hành vi của trẻ, hỏi rõ lý do tại sao trẻ lại muốn lấy đồ của người khác? Trẻ lấy được trong hoàn cảnh nào, vào thời điểm nào?
- Phân tích cho trẻ hiểu việc lấy trộm đồ của người khác là hành vi xấu, có thể trẻ sẽ mất đi rất nhiều bạn bè vì chẳng ai ưa tính tắt mắt của trẻ.
- Khuyến khích trẻ đem tất cả đồ đạc hay tiền bạc đi trả cho người bị mất đồ, dũng cảm xin lỗi, cam kết không lặp lại sai lầm. Bố mẹ có thể đi cùng con đến từng nhà trả lại đồ và nhận lỗi với thái độ chân thành.
- Nên kiềm chế, không đánh mắng, xỉ nhục trẻ khi hành vi ăn trộm của trẻ đã xảy ra. Cần chuyện trò, phân tích, khuyến khích trẻ biết đối diện và chịu trách nhiệm vào hành vi của mình, đặt niềm tin vào trẻ.
- Nếu trẻ có nhu cầu thực sự với một số món đồ, bố mẹ có thể mua cho trẻ trong khả năng tài chính cho phép, bắt trẻ cam kết chỉ sử dụng đồ của mình, không chiếm dụng đồ của người khác. Nếu được sự đồng ý của bạn thì trẻ có thể mượn đồ của bạn hoặc cho bạn mượn đồ chơi mới của mình để chơi chung, nhưng phải hoàn trả lại cho nhau, sau khi đã chơi xong.
- Bố mẹ cần quan tâm đến tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều hơn, sống trung thực, hòa đồng để làm gương cho trẻ, khéo léo giáo dục nhân cách cho trẻ dưới mọi hình thức.
Nếu con bạn chẳng may mắc phải “bệnh táy máy”, các bố mẹ hãy thử giáo dục trẻ theo phương pháp của Mẹ Cún nhé, rất có thể con bạn sẽ dứt bệnh ngay mà không bao giờ tái phát bệnh đấy! Chúc các bố mẹ thành công!
Theo Mẹ Cún/ Eva
Tôi chỉ biết mọi chuyện khi chị hàng xóm sang nhà lu loa lên là vợ chồng tôi không biết dạy con, nào là con tôi hư đốn như thế lớn lên cũng chẳng thành người. Tôi giận tím mặt, đánh cho con tôi một trận nhừ tử, nhưng ngay từ sau hôm đó, con tôi trở nên lầm lì, khó bảo, cháu bỏ bữa và chểnh mảng với chuyện học hành. Tôi lo lắng quá, mà lại đánh cháu nữa cũng không đành. Tôi phải làm sao?
Trả lời:
Trẻ nảy sinh tính 'tắt mắt' khi chúng sống trong một môi trường không lành mạnh, chứng kiến ai đó lấy trộm đồ của người khác mà không phải chịu hình phạt nào, vô tình khiến trẻ suy nghĩ rằng lấy trộm đồ là một hành vi không nghiêm trọng, và trẻ thực hiện hành vi tắt mắt từ vô thức đến có chủ ý.
Cũng có một số trẻ thích trộm đồ của người khác vì tò mò, muốn chiếm hữu, muốn thử cảm giác vui sướng, thỏa mãn như những đứa trẻ khác khi được sở hữu một đồ vật nào đó, mà trẻ đã khao khát từ rất lâu mà chưa có được.
Con tôi vốn ngoan ngoãn, nhưng không hiểu sao gần đây cháu lại “táy máy”. (Ảnh minh họa). |
Vậy, nếu trẻ có tính tắt mắt các bố mẹ sẽ xử trí thế nào? Hãy cùng Mẹ Cún giáo dục trẻ bằng các bước sau nhé:
- Bình tĩnh trước hành vi của trẻ, hỏi rõ lý do tại sao trẻ lại muốn lấy đồ của người khác? Trẻ lấy được trong hoàn cảnh nào, vào thời điểm nào?
- Phân tích cho trẻ hiểu việc lấy trộm đồ của người khác là hành vi xấu, có thể trẻ sẽ mất đi rất nhiều bạn bè vì chẳng ai ưa tính tắt mắt của trẻ.
- Khuyến khích trẻ đem tất cả đồ đạc hay tiền bạc đi trả cho người bị mất đồ, dũng cảm xin lỗi, cam kết không lặp lại sai lầm. Bố mẹ có thể đi cùng con đến từng nhà trả lại đồ và nhận lỗi với thái độ chân thành.
- Nên kiềm chế, không đánh mắng, xỉ nhục trẻ khi hành vi ăn trộm của trẻ đã xảy ra. Cần chuyện trò, phân tích, khuyến khích trẻ biết đối diện và chịu trách nhiệm vào hành vi của mình, đặt niềm tin vào trẻ.
- Nếu trẻ có nhu cầu thực sự với một số món đồ, bố mẹ có thể mua cho trẻ trong khả năng tài chính cho phép, bắt trẻ cam kết chỉ sử dụng đồ của mình, không chiếm dụng đồ của người khác. Nếu được sự đồng ý của bạn thì trẻ có thể mượn đồ của bạn hoặc cho bạn mượn đồ chơi mới của mình để chơi chung, nhưng phải hoàn trả lại cho nhau, sau khi đã chơi xong.
- Bố mẹ cần quan tâm đến tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều hơn, sống trung thực, hòa đồng để làm gương cho trẻ, khéo léo giáo dục nhân cách cho trẻ dưới mọi hình thức.
Nếu con bạn chẳng may mắc phải “bệnh táy máy”, các bố mẹ hãy thử giáo dục trẻ theo phương pháp của Mẹ Cún nhé, rất có thể con bạn sẽ dứt bệnh ngay mà không bao giờ tái phát bệnh đấy! Chúc các bố mẹ thành công!
Theo Mẹ Cún/ Eva