Cái chuyện lá ngón là hiểm họa của núi rừng, hỏi từng người đồng bào vùng cao ai cũng biết. Ấy thế nhưng khi gặp khúc mắc trong gia đình, trường lớp, xã hội thì lập tức nghe theo lời dăn của cha mẹ tìm đến cây lá ngón.
Bố mẹ dặn con: "Khi nào muốn chết thì ăn cái này"
Đến huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) thì thấy đây là xứ sở kỳ quặc nhất về cái chết. Về đến xã Phì Nhừ là trung tâm của câu chuyện kỳ quặc này vì nơi đây được mệnh danh là “vương quốc lá ngón” của vùng Tây Bắc. Xã Phì Nhừ tập trung đa số đồng bào Mông sinh sống trên núi cao, người người ở đây truyền tai nhau một câu chuyện “vật gia bảo của cuộc đời”.
Chúng tôi về bản Chua Ta đi tìm “Vật gia bảo của cuộc đời” hỏi ai cũng chỉ cười tủm tỉm, người khó tính thì còn cau có trả lời bâng quơ “chi pâu” là không biết rồi lẩn tránh. Hỏi thăm đến nhà trưởng bản, biết rõ ràng Trưởng bản có nhà nhưng cái tin có nhà báo đến hỏi “Vật gia bảo cuộc đời” (có người đưa tin đến trước), nên đứa con ra bảo: “đi nương rồi”.
Đành phải đến Trạm y tế xã Phì Nhừ, đồng chí Lò Văn Phong, Trưởng trạm cho biết: “Người Mông lạ lắm, ngay từ nhỏ, con theo lên nương, bố mẹ đã chỉ cho con cây lá ngón và dặn: khi nào muốn chết thì ăn cái lá này”.
Anh Phong tiếp lời: Đó là lời đồn đại thôi, thực chất “vật gia bảo của cuộc đời” đối với người Mông chính là loài rượu ngâm với rễ cây lá ngón.
Thì ra, bất kỳ gia đình người Mông nào ở Phì Nhừ, nếu trong nhà có người trên 50 tuổi là tìm rễ cây lá ngón về ngâm rượu thủ trong nhà. Mục đích của việc “tàng trữ” loại “độc tửu” này chỉ với lý do rất đơn giản: “Già rồi, chán sống thì làm ngậm rượu lá ngón thôi”. Và cái chuyện thanh niên say quá uống nhầm rượu ngón thì nhiều vô kể.
Ở Phì Nhừ cách đây không lâu có câu chuyện đau lòng của bà Vàng Thị Hươi. Bà Hươi già lắm rồi, không ai nhớ chính xác tuổi bà nhưng bà không lao động được nữa. Buổi sáng con cái nấu cơm ăn rồi đi nương để lại mình bà Hươi ở lại trông nhà. Già cả, buồn quá, không có con cháu để chơi, để nói chuyện, thế là bà Hươi tìm đến “vật gia bảo của cuộc đời”.
Đau lòng hơn là chuyện của vợ chồng trẻ Mùa A Sinh và Vàng Thị Nua. Vợ chồng Sinh Nua mới cưới nhau và sinh được con trai đầu lòng mới 2 tuần tuổi. Xã mở hội Gầu Tào, Sinh bảo Nua ở nhà trông con vì con còn bé quá không thể đi hội được. Nua tưởng rằng chồng không cho đi hội vì không còn yêu thương mình nữa, nên mang cả con vào rừng ăn lá ngón. Đau lòng hơn, sau khi Nua ăn lá ngón xong rồi còn nhét cả lá ngón vào miệng con mới 2 tuần tuổi. May thay, người dân phát hiện, Trạm y tế xã Phì Nhừ cứu được cháu nhỏ vì còn nhỏ tuổi, cháu chưa có răng cắn nên chất độc trong lá ngón không phát tác.
Đó là những câu chuyện trong hằng trăm câu chuyện về cái chết lãng xẹt ở Phì Nhừ bằng lá ngón. “Nhưng nguy hiểm nhất, những chuyện đó như gieo giắc vào đầu các em học sinh rằng: có thể giải quyết các mâu thuẩn bằng cách tìm đến lá ngón”. Thầy giáo Đỗ Quang Tuân ở trường PTCS Phì Nhừ tâm sự.
Không có tiền mua sách, tự tử bằng… lá ngón
Kể cũng kỳ lạ, theo thầy Tuân cho biết, từ khi thầy lên đây dạy học, chưa từng thấy cây lá ngón hình thù thế nào nhưng nghe chuyện chết vì lá ngón thì nghe đến thủng tai. Thầy Tuân lý giải: “Cây lá ngón bây giờ chắc chỉ mọc trong rừng sâu, người hay đi nương mới biết, chứ xung quanh bản, trường học thì chính quyền và các thầy cô đã nhổ và hủy bỏ lâu rồi”.
Chuyện các thầy cô ở Phì Nhừ khiếp đảm nhất là chuyện học sinh dùng lá ngón để “tử vệ”. Chỉ với những lý do rất đơn giản như: Đi học muộn, không thuộc bài, nói chuyện gây mất trật tự trong lớp… nếu các thầy cô phạt thì sẽ tìm lá ngón để “tử vệ”ngay.
Theo chuyện các thầy cô, chúng tôi đến nhà ông Vàng Văn Mia. Ông Mia kể về cái chết thương tâm của con trai mình mà trên nét mặt vẫn chưa hết bàng hoàng.
Cách đây ba năm, con trai duy nhất của anh đang học THCS ở trường dân tộc nội trú huyện. Cuối tuần được nghỉ, ông lên đón con về nhà và con xin 150 nghìn đồng để mua sách. Ông chỉ còn 100 nghìn đưa cho con dặn tuần sau về thì ông và và bố cho thêm. Hôm sau đã nghe tin cháu bỏ lớp đi ăn lá ngón chết.
Cô giáo Vàng Chồng Chu kể còn có nhiều trường hợp thương tâm hơn. Ma Văn Nghiệp, Ma A Làn, Lý A Ngụ, Lý A Chung đều là học sinh tiểu học ăn trộm lúa của bố mẹ mang đi đổi lấy kẹo để ăn, sợ bố mẹ phát hiện nên bốn em đã lên đồi ăn lá ngón.
Rồi ba cháu học sinh lên lớp 3 không làm bài tập, bị cô giáo phạt, cũng lên đồi ăn lá ngón tự tử. Mới đây, ba học sinh lớp 1 tại xã Phì Nhừ rủ nhau đi ăn thử lá ngón, may mà phát hiện kịp thời nên cứu được hai em.
Theo thống kê của Trạm y tế xã Phì Nhừ: Năm 2010, toàn xã có 12 ca tự tử bằng lá ngón, trạm đã cứu sống được 10 ca. Nhưng năm 2011, tính đến tháng 9 đã có 20 ca ăn lá ngón và chỉ cứu được 12 ca. Khi cứu được rồi hỏi về lí do ăn lá ngón, có em học sinh còn trả lời: “Ăn lá ngón thử xem có chết không?”.
Chính vì những lý do như thế nên cô Trịnh Thu Hằng ở Trường THCS Phì Nhừ bảo: “Các em học sinh người Mông tính tự ái cao lắm, nếu các em vi phạm kỷ luật, thầy cô chỉ cần mắng nhẹ là các em tìm lá ngón ăn ngay. Thế nên, có nhiều em học sinh lớp 9 vi phạm nội quy nhà trường mà các thầy cô còn phải dỗ dành cơ đấy!”.
Nhà trường đã nhiều lần kết hợp chính quyền địa phương và Trạm y tế xã tổ chức họp bản khuyên giải về chuyện ăn lá ngón nhưng cứ như … nước đổ đầu vịt.
“Các em học sinh Phì Nhừ đa số đều chăm ngoan, chịu khó vươn lên trong học tập và lao động nhưng các em có “vũ khí bí mật lá ngón” thì nghành giáo dục Phì Nhừ chưa có cách nào chống được”. Cô Hằng kết thúc câu chuyện đau lòngvẫn tiếp diễn ở Phì Nhừ.
Bố mẹ dặn con: "Khi nào muốn chết thì ăn cái này"
Đến huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) thì thấy đây là xứ sở kỳ quặc nhất về cái chết. Về đến xã Phì Nhừ là trung tâm của câu chuyện kỳ quặc này vì nơi đây được mệnh danh là “vương quốc lá ngón” của vùng Tây Bắc. Xã Phì Nhừ tập trung đa số đồng bào Mông sinh sống trên núi cao, người người ở đây truyền tai nhau một câu chuyện “vật gia bảo của cuộc đời”.
Chúng tôi về bản Chua Ta đi tìm “Vật gia bảo của cuộc đời” hỏi ai cũng chỉ cười tủm tỉm, người khó tính thì còn cau có trả lời bâng quơ “chi pâu” là không biết rồi lẩn tránh. Hỏi thăm đến nhà trưởng bản, biết rõ ràng Trưởng bản có nhà nhưng cái tin có nhà báo đến hỏi “Vật gia bảo cuộc đời” (có người đưa tin đến trước), nên đứa con ra bảo: “đi nương rồi”.
Đành phải đến Trạm y tế xã Phì Nhừ, đồng chí Lò Văn Phong, Trưởng trạm cho biết: “Người Mông lạ lắm, ngay từ nhỏ, con theo lên nương, bố mẹ đã chỉ cho con cây lá ngón và dặn: khi nào muốn chết thì ăn cái lá này”.
Anh Phong tiếp lời: Đó là lời đồn đại thôi, thực chất “vật gia bảo của cuộc đời” đối với người Mông chính là loài rượu ngâm với rễ cây lá ngón.
Thì ra, bất kỳ gia đình người Mông nào ở Phì Nhừ, nếu trong nhà có người trên 50 tuổi là tìm rễ cây lá ngón về ngâm rượu thủ trong nhà. Mục đích của việc “tàng trữ” loại “độc tửu” này chỉ với lý do rất đơn giản: “Già rồi, chán sống thì làm ngậm rượu lá ngón thôi”. Và cái chuyện thanh niên say quá uống nhầm rượu ngón thì nhiều vô kể.
Cây lá ngón - Vũ khí bí mật của người Mông |
Đau lòng hơn là chuyện của vợ chồng trẻ Mùa A Sinh và Vàng Thị Nua. Vợ chồng Sinh Nua mới cưới nhau và sinh được con trai đầu lòng mới 2 tuần tuổi. Xã mở hội Gầu Tào, Sinh bảo Nua ở nhà trông con vì con còn bé quá không thể đi hội được. Nua tưởng rằng chồng không cho đi hội vì không còn yêu thương mình nữa, nên mang cả con vào rừng ăn lá ngón. Đau lòng hơn, sau khi Nua ăn lá ngón xong rồi còn nhét cả lá ngón vào miệng con mới 2 tuần tuổi. May thay, người dân phát hiện, Trạm y tế xã Phì Nhừ cứu được cháu nhỏ vì còn nhỏ tuổi, cháu chưa có răng cắn nên chất độc trong lá ngón không phát tác.
Đó là những câu chuyện trong hằng trăm câu chuyện về cái chết lãng xẹt ở Phì Nhừ bằng lá ngón. “Nhưng nguy hiểm nhất, những chuyện đó như gieo giắc vào đầu các em học sinh rằng: có thể giải quyết các mâu thuẩn bằng cách tìm đến lá ngón”. Thầy giáo Đỗ Quang Tuân ở trường PTCS Phì Nhừ tâm sự.
Ngay từ nhỏ, con theo lên nương, bố mẹ đã chỉ cho con cây lá ngón và dặn: khi nào muốn chết thì ăn cái lá này!. |
Kể cũng kỳ lạ, theo thầy Tuân cho biết, từ khi thầy lên đây dạy học, chưa từng thấy cây lá ngón hình thù thế nào nhưng nghe chuyện chết vì lá ngón thì nghe đến thủng tai. Thầy Tuân lý giải: “Cây lá ngón bây giờ chắc chỉ mọc trong rừng sâu, người hay đi nương mới biết, chứ xung quanh bản, trường học thì chính quyền và các thầy cô đã nhổ và hủy bỏ lâu rồi”.
Chuyện các thầy cô ở Phì Nhừ khiếp đảm nhất là chuyện học sinh dùng lá ngón để “tử vệ”. Chỉ với những lý do rất đơn giản như: Đi học muộn, không thuộc bài, nói chuyện gây mất trật tự trong lớp… nếu các thầy cô phạt thì sẽ tìm lá ngón để “tử vệ”ngay.
Theo chuyện các thầy cô, chúng tôi đến nhà ông Vàng Văn Mia. Ông Mia kể về cái chết thương tâm của con trai mình mà trên nét mặt vẫn chưa hết bàng hoàng.
Cách đây ba năm, con trai duy nhất của anh đang học THCS ở trường dân tộc nội trú huyện. Cuối tuần được nghỉ, ông lên đón con về nhà và con xin 150 nghìn đồng để mua sách. Ông chỉ còn 100 nghìn đưa cho con dặn tuần sau về thì ông và và bố cho thêm. Hôm sau đã nghe tin cháu bỏ lớp đi ăn lá ngón chết.
Cô giáo Vàng Chồng Chu kể còn có nhiều trường hợp thương tâm hơn. Ma Văn Nghiệp, Ma A Làn, Lý A Ngụ, Lý A Chung đều là học sinh tiểu học ăn trộm lúa của bố mẹ mang đi đổi lấy kẹo để ăn, sợ bố mẹ phát hiện nên bốn em đã lên đồi ăn lá ngón.
Các em học sinh người Mông tính tự ái cao lắm, nếu các em vi phạm kỷ luật, thầy cô chỉ cần mắng nhẹ là các em tìm lá ngón ăn ngay |
Theo thống kê của Trạm y tế xã Phì Nhừ: Năm 2010, toàn xã có 12 ca tự tử bằng lá ngón, trạm đã cứu sống được 10 ca. Nhưng năm 2011, tính đến tháng 9 đã có 20 ca ăn lá ngón và chỉ cứu được 12 ca. Khi cứu được rồi hỏi về lí do ăn lá ngón, có em học sinh còn trả lời: “Ăn lá ngón thử xem có chết không?”.
Chính vì những lý do như thế nên cô Trịnh Thu Hằng ở Trường THCS Phì Nhừ bảo: “Các em học sinh người Mông tính tự ái cao lắm, nếu các em vi phạm kỷ luật, thầy cô chỉ cần mắng nhẹ là các em tìm lá ngón ăn ngay. Thế nên, có nhiều em học sinh lớp 9 vi phạm nội quy nhà trường mà các thầy cô còn phải dỗ dành cơ đấy!”.
Nhà trường đã nhiều lần kết hợp chính quyền địa phương và Trạm y tế xã tổ chức họp bản khuyên giải về chuyện ăn lá ngón nhưng cứ như … nước đổ đầu vịt.
“Các em học sinh Phì Nhừ đa số đều chăm ngoan, chịu khó vươn lên trong học tập và lao động nhưng các em có “vũ khí bí mật lá ngón” thì nghành giáo dục Phì Nhừ chưa có cách nào chống được”. Cô Hằng kết thúc câu chuyện đau lòngvẫn tiếp diễn ở Phì Nhừ.
Lý Phi Chờ