Trước, trong và sau trận chung kết môn bóng đá Nam ở SEA Games 26, rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi đã diễn ra và thực sự để lại những ấn tượng không tốt về công tác tổ chức của nước chủ nhà lẫn chính người Indonesia. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin được trích dẫn những điều đáng chú ý đã diễn ra được báo chí các nước Đông Nam Á ghi lại.
1. Trước khi trận chung kết bóng đá nam diễn ra đương nhiên sẽ có tổ chức bán vé. Và câu chuyện thứ nhất được bắt đầu từ đây, khi nhiều CĐV chủ nhà đã biểu tình vì không mua được một tấm vé trước trận chung kết 1 ngày. Cửa trụ sở BTC SEA Games 26 ngoài khuôn viên SVĐ Bung Karno bị hàng trăm người vây giữ trong khoảng 2 tiếng.
Tại sao gần 100.000 vé cho trận tranh HCV lại được bán hết nhanh đến như thế? Câu hỏi được phần nào trả lời khi tờ Bermana (Malaysia) tiết lộ rằng một số lượng lớn vé đã được một số nhóm giấu tên đặt mua từ trước. Những chiếc vé này sau đó được dân 'phe' bán lại cho những người mua ở ngoại ô thành phố Jakarta.
Lực lượng CĐV này vì thế chiếm một số lượng khá đông đảo trên sân Bung Karno. Không chỉ đông, những CĐV này còn tỏ ra rất hăng hái và kích động. Các cầu thủ Malaysia đã vài lần bị những người này chửi bới khi đứng gần đường biên.
2. Cũng vì thiếu vé mà không ít các CĐV đã bất chấp tất cả để xông vào bằng được trước khi trận đấu bắt đầu khoảng vài phút, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết thương tâm của hai người Indonesia.
Trong số những người có mặt ở hiện trường, một CĐV chủ nhà sau đó đã tiết lộ với tờ VIVANews rằng không chỉ 1 mà 2 chiếc xe cứu thương đã có mặt sau khi nhận được tin. Nhưng chiếc xe cứu thương đầu tiên sau khi tới được hiện trường đã trở thành vô dụng với nguyên nhân được đưa ra là vì tài xế làm mất… chìa khóa.
Vì lẽ đó mà những người có mặt đã phải gọi thêm một chiếc cứu thương khác tới hỗ trợ. 2 CĐV thiệt mạng đều mới chỉ tầm 20 tuổi, trong đó có một sinh viên tên là Alfin đang học đại học tại Jakarta.
3. Sau khi trận đấu kết thúc và U23 Malaysia đang ăn mừng chiến thắng, không ít phóng viên quốc tế lẫn Việt Nam đã nhìn thấy một cảnh tượng hiếm thấy diễn ra sau một trận đấu bóng đá.
Ngay sau khi người Mã đánh bại đội chủ nhà trên chấm 11m, các nhân viên của BTC đã ngay lập tức chạy ra sân để kiểm tra doping các cầu thủ Malaysia. Hình ảnh này đã khiến không ít người ngạc nhiên và thậm chí sốc, bởi ngay cả những trận chung kết EURO hay World Cup cũng không có chuyện thử doping ngay trên sân.
Câu hỏi được đặt ra là nếu U23 Indonesia chiến thắng, liệu những nhân viên đó có làm điều tương tự hay không? Và tại sao nước chủ nhà lại quyết giành HCV bóng đá Nam đến mức đấy dù nó cũng chỉ được tính là một huy chương?
Câu chuyện này sau đó đã trở thành đề tài tranh cãi sôi nổi trên tờ Jakarta Post của Indonesia mà trong đó đa phần những người lên tiếng là CĐV của Malaysia. Một blogger nhận xét: “Những người Indonesia đã và đang dành một thứ tình cảm ngu ngốc cho thể thao. Họ nghĩ rằng chỉ cần định hướng quan điểm của trọng tài là có thể dễ dàng chiến thắng mà không cần biết tôn trọng các nước bạn”.
1. Trước khi trận chung kết bóng đá nam diễn ra đương nhiên sẽ có tổ chức bán vé. Và câu chuyện thứ nhất được bắt đầu từ đây, khi nhiều CĐV chủ nhà đã biểu tình vì không mua được một tấm vé trước trận chung kết 1 ngày. Cửa trụ sở BTC SEA Games 26 ngoài khuôn viên SVĐ Bung Karno bị hàng trăm người vây giữ trong khoảng 2 tiếng.
Cảnh các CĐV Indonesia vây trụ sở BTC SEA Games vì không mua được vé |
Tại sao gần 100.000 vé cho trận tranh HCV lại được bán hết nhanh đến như thế? Câu hỏi được phần nào trả lời khi tờ Bermana (Malaysia) tiết lộ rằng một số lượng lớn vé đã được một số nhóm giấu tên đặt mua từ trước. Những chiếc vé này sau đó được dân 'phe' bán lại cho những người mua ở ngoại ô thành phố Jakarta.
Lực lượng CĐV này vì thế chiếm một số lượng khá đông đảo trên sân Bung Karno. Không chỉ đông, những CĐV này còn tỏ ra rất hăng hái và kích động. Các cầu thủ Malaysia đã vài lần bị những người này chửi bới khi đứng gần đường biên.
2. Cũng vì thiếu vé mà không ít các CĐV đã bất chấp tất cả để xông vào bằng được trước khi trận đấu bắt đầu khoảng vài phút, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết thương tâm của hai người Indonesia.
Trong số những người có mặt ở hiện trường, một CĐV chủ nhà sau đó đã tiết lộ với tờ VIVANews rằng không chỉ 1 mà 2 chiếc xe cứu thương đã có mặt sau khi nhận được tin. Nhưng chiếc xe cứu thương đầu tiên sau khi tới được hiện trường đã trở thành vô dụng với nguyên nhân được đưa ra là vì tài xế làm mất… chìa khóa.
Cảnh sát Indonesia đưa một CĐV bất tỉnh xuống sau cảnh hỗn loạn |
Vì lẽ đó mà những người có mặt đã phải gọi thêm một chiếc cứu thương khác tới hỗ trợ. 2 CĐV thiệt mạng đều mới chỉ tầm 20 tuổi, trong đó có một sinh viên tên là Alfin đang học đại học tại Jakarta.
3. Sau khi trận đấu kết thúc và U23 Malaysia đang ăn mừng chiến thắng, không ít phóng viên quốc tế lẫn Việt Nam đã nhìn thấy một cảnh tượng hiếm thấy diễn ra sau một trận đấu bóng đá.
Ngay sau khi người Mã đánh bại đội chủ nhà trên chấm 11m, các nhân viên của BTC đã ngay lập tức chạy ra sân để kiểm tra doping các cầu thủ Malaysia. Hình ảnh này đã khiến không ít người ngạc nhiên và thậm chí sốc, bởi ngay cả những trận chung kết EURO hay World Cup cũng không có chuyện thử doping ngay trên sân.
Cảnh ăn mừng này chỉ diễn ra sau khi các cầu thủ Malaysia đã được thử doping, ngay trên sân |
Câu hỏi được đặt ra là nếu U23 Indonesia chiến thắng, liệu những nhân viên đó có làm điều tương tự hay không? Và tại sao nước chủ nhà lại quyết giành HCV bóng đá Nam đến mức đấy dù nó cũng chỉ được tính là một huy chương?
Câu chuyện này sau đó đã trở thành đề tài tranh cãi sôi nổi trên tờ Jakarta Post của Indonesia mà trong đó đa phần những người lên tiếng là CĐV của Malaysia. Một blogger nhận xét: “Những người Indonesia đã và đang dành một thứ tình cảm ngu ngốc cho thể thao. Họ nghĩ rằng chỉ cần định hướng quan điểm của trọng tài là có thể dễ dàng chiến thắng mà không cần biết tôn trọng các nước bạn”.
Đỗ Âu