Kì thi đánh giá năng lực sắp kết thúc sứ mệnh của mình?

29/01/2023 06:42
Thạc sĩ Phan Thế Hoài
GDVN- Chương trình mới cho phép học sinh trung học phổ thông lựa chọn môn học theo tổ hợp, phải chăng đã đến lúc kì thi đánh giá năng lực kết thúc sứ mệnh?

Trong báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong hơn 20 phương thức xét tuyển đại học, nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng. [1]

Vì vậy nhiều trường đại học mạnh dạn chọn phương án thi đánh giá năng lực. Kì thi này được cho là khá nhẹ nhàng, không thể gian lận, không tổ chức ôn thi, luyện thi tràn lan và tuyển chọn được sinh viên theo mục tiêu và đặc thù đào tạo của trường.

Tuy vậy, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phép học sinh trung học phổ thông được lựa chọn môn học theo tổ hợp, phải chăng kì thi đánh giá năng lực sắp kết thúc sứ mệnh lịch sử?

Ảnh minh họa, nguồn: P.L/ giaoduc.net.vn

Ảnh minh họa, nguồn: P.L/ giaoduc.net.vn

Kì thi đánh giá năng lực sẽ kết thúc vào năm 2025?

Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kì thi đánh giá năng lực để xét tuyển thí sinh vào đại học. Chẳng hạn, kì thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 3 khối kiến thức gồm Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.

Trong khi đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc trung học phổ thông gồm 6 môn học bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Lịch sử; Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Với tổ hợp tự chọn, học sinh được chọn 4 môn (trong 8 môn) của 3 nhóm môn gồm: Khoa học xã hội (Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ thuật)).

Vì vậy, đến năm 2025 có thể kì thi đánh giá năng lực sẽ kết thúc sứ mệnh lịch sử vì học sinh học theo Chương trình mới. Phải chăng đó cũng là lí do Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học từ năm 2023.

Đề thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy khác nhau thế nào?

Kì thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (2022) Kì thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2022) Bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội (dự kiến 2023)
Đề thi gồm 150 câu (195 phút), chia làm ba phần, hỏi về Toán học, Văn học - Ngôn ngữ, Khoa học tự nhiên và xã hội. [2] Bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi (150 phút), hỏi về Ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh); Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. [3] Bài thi dự kiến sẽ theo hình thức trắc nghiệm với 3 phần (150 phút), gồm: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề. [4]
Phần thứ nhất là Tư duy định lượng với 50 câu hỏi làm trong 75 phút.
Nếu có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để thí sinh hoàn thành. Thí sinh có thể làm lại các câu hỏi trong cùng một phần nếu như còn thời gian.
Phần Ngôn ngữ gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan tiếng Việt, 20 câu tiếng Anh. Phần thi Tư duy Toán học: Phần đánh giá tư duy Toán học bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại Trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học. Nội dung phần thi gồm kiến thức về: Số học, Đại số, Hàm số, Hình học, Thống kê và xác suất.
Phần thứ hai - Tư duy định tính, thí sinh sẽ làm 50 câu trong 60 phút. Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối phần thi đầu.
Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba ngay, tương tự ở phần thứ nhất.
Phần Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu gồm 30 câu trắc nghiệm khách quan. Phần thi Tư duy Đọc hiểu: Phần thi này diễn ra theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian 30 phút, nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại: Văn bản Khoa học, Văn bản Văn học, Văn bản Báo chí… nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.
Phần ba trong bài thi là Khoa học với 50 câu làm trong 60 phút. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm "Nộp bài". Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động "Nộp bài". Sau khi nộp, màn hình máy tính hiển thị điểm bài thi của thí sinh trong 60 giây trước khi đóng. Phần Giải quyết vấn đề gồm 50 câu trắc nghiệm khách quan. Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: Phần thi này của bài thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm, với thời gian 60 phút, nhằm đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.

Mong sớm có phương án thi tốt nghiệp, thi đại học năm 2025

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 và 2024 được xác định giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối. [5]

Về những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

"Chương trình mới tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025", theo VietNamNet đăng tải.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đề cập đến 2 phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

Từ năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc trung học phổ thông có nhiều thay đổi so với Chương trình 2006, cụ thể học sinh được học môn bắt buộc và lựa chọn theo tổ hợp môn.

Các nhà trường, học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 để chủ động trong việc dạy và học. Hơn nữa, khi có phương án thi tốt nghiệp thì các trường trường đại học mới có thể xây dựng phương án tuyển sinh một cách phù hợp nhất.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://truyenhinhnghean.vn/giao-duc/202212/bo-gddt-nhieu-phuong-thuc-xet-tuyen-dai-hoc-khong-hieu-qua-75810f7/

[2] https://vnexpress.net/de-tham-khao-thi-danh-gia-nang-luc-cua-dh-quoc-gia-ha-noi-4424774.html

[3] https://vnuhcm.edu.vn/dao-tao_33376864/10-dieu-can-biet-ve-ky-thi-danh-gia-nang-luc-2020/323438396864.html

[4] https://danviet.vn/cau-truc-bai-thi-danh-gia-tu-duy-cua-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-ap-dung-tu-nam-2023-2022122317520739.htm

[5] https://vietnamnet.vn/thi-tot-nghiep-thpt-tu-nam-2023-2025-se-to-chuc-nhu-the-nao-2057696.html

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Thạc sĩ Phan Thế Hoài