Đoàn thiện nguyện về Kim Bon (Sơn La) do báo Giáo Dục Việt Nam tổ chức vừa qua có sự góp mặt của hơn 10 bạn sinh viên đến từ các trường Đại học, cao đẳng khác nhau trên địa bàn Hà Nội.
Mặc dù lần đầu tiên đặt chân tới vùng cao Tây Bắc, lần đầu tiên tận “mắt thấy tai nghe” cuộc sống của học sinh các dân tộc miền núi nhưng những ấn tượng để lại khó quên tới mức hầu hết các bạn sinh viên đều mong một lần nào đó sẽ trở lại vùng cao này thêm một lần nữa. Thậm chí có bạn đã từng nghĩ: Mình sẽ lên miền núi để trở thành cô giáo cắm bản giúp đỡ một phần nào đó những khó khăn, khó nhọc và thiếu thốn của học sinh nơi đây.
Lần đầu tiên tận mắt gặp ánh mắt ngây thơ của trẻ em vùng núi
Bạn Lê Thị Hồng – sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương (1989) cho biết: Mặc dù đã từng tham gia tình nguyện ở làng trẻ SOS trong suốt quãng thời gian học Đại học nhưng đây là nơi đầu tiên bạn đi xa.
“Hình ảnh ám ảnh mình nhất là các em học sinh bán trú tại Kim Bon tự tìm nguồn thức ăn để cung cấp cho bản thân. Nhưng các em đón nhận chúng một cách vui vẻ, mặc nhiên, không một em nào kêu than. Mình có hỏi “ngon không”, các em khoe: “ngon lắm”, “có thấy khổ không”, các em đều lắc đầu: Không khổ.
Các thầy cô giáo bảo: Sống lâu trong cái khổ, các em quen rồi. Nhưng mình nghĩ: Liệu có quen được không khi sắp tới mùa đông, thời tiết giữa vùng rừng núi mù mịt sương, lạnh cóng, mọi thứ trở nên khắc nghiệt hơn gấp bội lần trong khi quần áo của các em vẫn chỉ có một manh áo cộc? Liệu có quen được không nếu cả tháng trời các em không bắt được một con chuột nào và bữa cơm hàng ngày chỉ là mì tôm (có mì tôm cũng đã là sang rồi) và rau rừng lõm bõm?” – Hồng trăn trở.
Cũng là lần đầu tiên đi từ thiện về vùng cao Tây Bắc, bạn Phạm Thanh Hương (sinh viên năm 3 trường Thăng Long, sinh năm 1992) cho biết: Chuyến đi này thật bổ ích và ý nghĩa. Đã từng xem nhiều bức ảnh ám ảnh, cảm động đến rơi nước mắt về trẻ em vùng cao nhưng đây là lần đầu tiên mình được tận mắt ngắm nhìn vẻ ngây thơ, hồn nhiên đến tội nghiệp của lũ trẻ này.
“Trước đó, mình cũng đã từng lên miền núi như Sapa nhưng dù sao Sapa cũng chỉ là một điểm du lịch, đến Kim Bon - cảm nhận cuộc sống của các em vùng cao, tự dưng trong mình có cảm giác nuối tiếc vì từ trước tới giờ mình đã sống hoài, sống phí. Mình cảm thấy xót xa khi nhớ lại: Mình đã ăn tối hoang phí như thế nào. Trong khi, với chi phí cho một bữa ăn tối ở nhà như thế, mình có thể giúp đỡ rất nhiều cho các em như mua bút chì, thước kẻ. Nhìn các em ăn, mình đã tự nhủ: Sẽ sống có tốt hơn, ý nghĩa hơn nữa trong quãng thời gian còn lại của cuộc đời mình” – Hương nói.
Cảm nhận về chuyến đi, bạn trẻ Chu Quỳnh Giang lại có những cái nhìn rất khác. Ngoài những thiếu thốn về vật chất và tinh thần, Giang nhìn thấy ở học sinh Kim Bon một sự vươn lên, vượt khó, ham học hỏi và khát khao cái chữ đến cháy lòng.
“Mình có hỏi chuyện em Bàn Thị Mai (lớp 6, 11 tuổi): “Em thích gì nhất”, em bảo: Chỉ thích học. Mình lại hỏi: “Thích chơi gì nhất, ăn gì nhất”, em khăng khăng: “chỉ thích học, không thích gì khác”. “Vậy vì sao em thích học”, em trả lời: Em thích cái chữ, để không ai khinh thường em. Khi nói tới đây, em ấy đã khóc nấc lên khiến mình rất xúc động. Mặc dù có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhỏ nhưng không ít em đã có những suy nghĩ rất người lớn!” – Giang đã nói về ấn tượng của mình về chuyến đi Kim Bon lần này như vậy!
“Mình muốn cắm bản làm cô giáo vùng cao”
“Trước đây, mình đã từng có ý nghĩa sẽ lên vùng cao làm cô giáo cắm bản dạy dỗ, giúp đỡ phần nào đó cho các em nhưng lên đây rồi mới thấy cô giáo vùng cao rất vất vả. Cái khổ của các cô giáo nơi đây không nằm ở việc thiếu thốn vật chất bởi lương bổng hàng tháng có thể cao hơn ở miền xuôi. Mà điều đáng nói ở đây là: Các cô giáo dù có tiền cũng chẳng biết tiêu vào việc gì, có quần áo đẹp không biết diện lúc nào và cho ai ngắm. Có một cô giáo đã thủ thỉ vào tai mình: “Hôm qua có đoàn từ thiện tới thăm, các cô mới có dịp ăn vận đẹp đẽ và đi xe máy xuống đây chơi như vậy!” – Bạn Vũ Quỳnh, sinh viên năm 3 trường Học viện Báo chí và tuyên truyền chia sẻ.
Quỳnh cho biết: Trước đó, Quỳnh cũng đã từng về Hòa Bình thăm dân tộc người Dao, chứng kiến cuộc sống của các em học sinh nơi đó rất vất vả, nhưng tới Kim Bon, Quỳnh nói: “Ở đây lại quá ngoài sức tưởng tượng”. Quỳnh kể: “Hôm qua, mình rất ấn tượng với một bạn tên Chiến. Cậu bé cứ co ro ngồi bên đống lửa, ai hỏi cũng không nói gì. Mình không hiểu là mọi ngày bé Chiến có biểu hiện như thế không hay gặp người lạ mới thế. Nhưng nhìn cái dáng co ro, khúm núm, nép mình bên đống lửa, nhìn các em khác chơi, mình không đành lòng. Thấy tụi trẻ thật tội nghiệp!”.
Cũng cùng tâm trạng như Quỳnh, bạn Nguyễn Thị Hậu (sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền) đã có những dòng cảm xúc chân thành, xúc động.
Hậu cho biết: “Đi Kim Bon về, rất mệt nhưng mình lại có một cảm xúc rất lạ, vui có mà buồn cũng có.
Mình vẫn nhớ như in cái cảm giác ngày hôm qua và ngày hôm nay ở Kim Bon. Vui lắm, cũng cảm động nữa. Thương những em nhỏ hàng ngày phải ăn cơm trắng với muối. Rau cũng không có thường xuyên thì lấy đâu ra thịt cá để mà ăn.Và một điều đặc biệt, dù trời rất lạnh nhưng các em vẫn mặc 1 áo, thậm chí là áo cộc tay. Trong khi đó, mình “chơi” cho 2 cái áo khoác, thế mà vẫn thấy lạnh. Mặt mình tái mét khi được một thầy giáo vùng cao trở bằng xe máy đi đến điểm trường lẻ Đá Đỏ. Dốc núi cheo leo, một bên là núi, một bên là thung lũng. Mình chỉ biết nhắm tịt mắt cảm nhận cái gập ghềnh của đá sỏi dưới chân qua từng cung đường hóc. Xe dừng rồi mà mình vẫn y cái cảm giác bàng hoàng, sợ hãi lúc ngồi trên xe.
Người dân nơi đây nhiệt tình lắm, có gần 5.000 dân thì có 80% là người H’mông, còn lại là dân tộc Dao. Mấy em nhỏ nơi đây dễ thương quá!. Nhiều em không biết tiếng Kinh, nhìn thấy mình, các em chỉ cười. Có nhiều em thẹn còn quay mặt đi. Mình hỏi các em một câu rõ ngố: “Các em không biết tiếng Kinh à?”. Nói xong mới cảm thấy xấu hổ vì đã trót lỡ lời.
… Đêm vùng cao rất lạnh. Cả đêm mình hết quay đầu này lại đầu khác. Năm người nằm san sát nhau trên một chiếc giường hẹp, vậy mà vẫn còn thấy lạnh. Sáng ra, mình đã quyết định dậy sớm. Đẹp tuyệt. Ngắm cảnh mặt trời mọc nơi đây thì thật là thú vị. Cái lạnh buốt của nó làm mình thấy sảng khoái.
8h sáng đã phải xuất phát lên đường. Tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh làm kỉ niệm, sau đó chia tay mọi người. Ai cũng nuối tiếc, hẹn một ngày không xa sẽ được quay lại nơi đây”.
Và ta hứa sẽ quay trở lại…
Chứng kiến các thầy cô giáo từng ngày vượt đường rừng nguy hiểm, khó khăn để đem cái chữ tới cho hàng trăm học trò nghèo của mình, Mai Thị Thu Hằng (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã bày tỏ lòng cảm phục sâu sắc đối với các thầy, các cô.
Hằng nhấn mạnh: Đây là một chuyến đi ý nghĩa và lần sau nếu có cơ hội, mình sẽ vẫn tiếp tục đi nữa. Đi để có cơ hội đến với các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, để thấy được cuộc sống của người dân nơi đây khác rất xa so với người thành phố như thế nào. Đi để thêm khâm phục sự kiên trì, quyết tâm và tấm lòng yêu thương học trò cao cả của các thầy cô nơi đây khi hàng ngày miệt mài cắm bản.
“Khi mình hỏi chuyện, các thầy cô luôn bảo: “Sống rồi quen” nhưng mình nghĩ: Để quen được với cuộc sống nơi đây phải cần cả một quá trình gian khổ.
Một số thầy cô ở đây vẫn còn rất trẻ, còn hầu hết các thầy cô luống tuổi phần lớn là người dưới thị trấn lên. Cuộc sống ở thị trấn và ở Kim Bon tuy cách nhau 30km về địa lý nhưng là 2 khung trời hoàn toàn khác biệt, 2 cuộc sống hoàn toàn khác xa nhau. Mình có trò chuyện với một cô giáo, cô ấy bảo: Cô phải đi từ 5h giờ sáng để kịp lên lớp cho học sinh, rồi tối lại về với con mà đường đi rất khó khăn, hiểm trở như vậy, đặc biệt là những ngày mưa, đường trơn, người đi đường ngã dúi, ngã dụi là chuyện hoàn toàn bình thường.
Mình cũng có hỏi các thầy giáo trẻ: “Các thầy có nhàm chán không”, vì có người đã từng học đại học ở dưới xuôi nhưng các thầy bảo: Không thấy nhàm chán, thậm chí cuối tuần về nhà 1 – 2 hôm, thấy nhớ quá lại muốn “mò” lên trên này.
Ngoài Hằng, Hậu ra, một số bạn sinh viên khác tham gia trong đoàn thiện nguyện đều mong muốn sẽ có một lần nào đó được quay trở lại Kim Bon. Một bạn trai sinh viên tên Đạt hứa hẹn. “Sau chuyến đi này, chắc chắn mình sẽ đi tiếp”.
“Nếu không đi được sẽ bảo bạn bè đi và hỏi mọi người xem ai có quần áo từ hồi còn bé không, cộng thêm thu gom sách vở để chuyển hết về đây cho các em”.
Bạn Phạm Thị Ngọc (sinh năm 1991) cũng mong muốn: “Lần sau sẽ tiếp tục lên đường ngay khi có điều kiện”. Những cảm giác mà Ngọc trải qua, Ngọc tâm sự rằng: Mình sẽ chẳng bao giờ quên. Cái cảm giác mới đầu thì vui, háo hức, hồi hộp nhưng khi leo đèo thì sợ hãi, nơm nớp lo xe tụt xuống đường. Đến Đá Đỏ - điểm trường lẻ tại Kim Bon thì xót xa trước cảnh: Mình thì lạnh, mặc áo ấm còn các em thì một manh áo cộc – 2 cái đối nghịch nhau quá!
"Lần đầu tiên, mình đi xa như thế này lên vùng cao Tây Bắc và trải nghiệm cuộc sống nơi đây. Lần đầu tiên, mình được gặp và trò chuyện với những em bé vùng cao "bằng xương bằng thịt" chứ không phải chỉ nhìn trên ti vi hay các phương tiện thông tin đại chúng. Các em hồn nhiên, vô tư và cả khắc khổ nữa... Đêm giao lưu dường như đã thắt chặt tình cảm giữa các thành viên trong đoàn, giữa thầy trò vùng cao với mọi thành viên tham dự đoàn thiện nguyện lần này. Tình cảm nồng ấm, gần gũi là tất cả những gì chúng ta cảm nhận được và có lẽ sẽ không bao giờ quên. Mình hi vọng có nhiều dịp được tham gia cùng các anh chị như thế này" - Trần Thị Mai, sinh viên năm 3, Phân viện báo chí và tuyên truyền hi vọng.
Còn cô sinh viên trẻ Bùi Thị Trang mong trở lại Kim Bon bởi một lẽ giản đơn: Muốn thử thêm một lần nữa hòa vào không khí thường nhật của cuộc sống người Mông cùng cao - một cuộc sống mờ ảo sương khói tuyệt đẹp như trong truyện Tô Hoài kể với những cánh đồng thuốc phiện trải dài miên man với những điệu múa khèn, chiêng lung linh trong ánh lửa bập bùng và những chiếc váy xòe hoa sặc sỡ trong nắng sớm.
Đặc biệt, yêu những con người mộc mạc đơn sơ nhưng lại đầy nghị lực. “Nhất định nếu có cơ hội mình sẽ lại tham gia những chuyến tình nguyện như thế này. Bởi lẽ: Tình nguyện không nhất thiết là phải có tiền. Nó đơn giản là cần những tấm lòng đồng cảm, sự sẻ chia về tinh thần, thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua, phải không các bạn?” – Sinh viên Nguyễn Thị Hậu nhắn nhủ với các bạn trẻ.
Mặc dù lần đầu tiên đặt chân tới vùng cao Tây Bắc, lần đầu tiên tận “mắt thấy tai nghe” cuộc sống của học sinh các dân tộc miền núi nhưng những ấn tượng để lại khó quên tới mức hầu hết các bạn sinh viên đều mong một lần nào đó sẽ trở lại vùng cao này thêm một lần nữa. Thậm chí có bạn đã từng nghĩ: Mình sẽ lên miền núi để trở thành cô giáo cắm bản giúp đỡ một phần nào đó những khó khăn, khó nhọc và thiếu thốn của học sinh nơi đây.
Lần đầu tiên tận mắt gặp ánh mắt ngây thơ của trẻ em vùng núi
Bạn Lê Thị Hồng – sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương (1989) cho biết: Mặc dù đã từng tham gia tình nguyện ở làng trẻ SOS trong suốt quãng thời gian học Đại học nhưng đây là nơi đầu tiên bạn đi xa.
“Hình ảnh ám ảnh mình nhất là các em học sinh bán trú tại Kim Bon tự tìm nguồn thức ăn để cung cấp cho bản thân. Nhưng các em đón nhận chúng một cách vui vẻ, mặc nhiên, không một em nào kêu than. Mình có hỏi “ngon không”, các em khoe: “ngon lắm”, “có thấy khổ không”, các em đều lắc đầu: Không khổ.
Các thầy cô giáo bảo: Sống lâu trong cái khổ, các em quen rồi. Nhưng mình nghĩ: Liệu có quen được không khi sắp tới mùa đông, thời tiết giữa vùng rừng núi mù mịt sương, lạnh cóng, mọi thứ trở nên khắc nghiệt hơn gấp bội lần trong khi quần áo của các em vẫn chỉ có một manh áo cộc? Liệu có quen được không nếu cả tháng trời các em không bắt được một con chuột nào và bữa cơm hàng ngày chỉ là mì tôm (có mì tôm cũng đã là sang rồi) và rau rừng lõm bõm?” – Hồng trăn trở.
Lê Thị Hồng – sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương (1989) chụp ảnh kỷ niệm với Thầy Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Bon. |
Cũng là lần đầu tiên đi từ thiện về vùng cao Tây Bắc, bạn Phạm Thanh Hương (sinh viên năm 3 trường Thăng Long, sinh năm 1992) cho biết: Chuyến đi này thật bổ ích và ý nghĩa. Đã từng xem nhiều bức ảnh ám ảnh, cảm động đến rơi nước mắt về trẻ em vùng cao nhưng đây là lần đầu tiên mình được tận mắt ngắm nhìn vẻ ngây thơ, hồn nhiên đến tội nghiệp của lũ trẻ này.
“Trước đó, mình cũng đã từng lên miền núi như Sapa nhưng dù sao Sapa cũng chỉ là một điểm du lịch, đến Kim Bon - cảm nhận cuộc sống của các em vùng cao, tự dưng trong mình có cảm giác nuối tiếc vì từ trước tới giờ mình đã sống hoài, sống phí. Mình cảm thấy xót xa khi nhớ lại: Mình đã ăn tối hoang phí như thế nào. Trong khi, với chi phí cho một bữa ăn tối ở nhà như thế, mình có thể giúp đỡ rất nhiều cho các em như mua bút chì, thước kẻ. Nhìn các em ăn, mình đã tự nhủ: Sẽ sống có tốt hơn, ý nghĩa hơn nữa trong quãng thời gian còn lại của cuộc đời mình” – Hương nói.
Bạn Phạm Thanh Hương, sinh viên năm 3 trường Thăng Long (phải): Cảm nhận cuộc sống của các em vùng cao, tự dưng trong mình có cảm giác nuối tiếc vì từ trước tới giờ mình đã sống hoài, sống phí. |
Cảm nhận về chuyến đi, bạn trẻ Chu Quỳnh Giang lại có những cái nhìn rất khác. Ngoài những thiếu thốn về vật chất và tinh thần, Giang nhìn thấy ở học sinh Kim Bon một sự vươn lên, vượt khó, ham học hỏi và khát khao cái chữ đến cháy lòng.
“Mình có hỏi chuyện em Bàn Thị Mai (lớp 6, 11 tuổi): “Em thích gì nhất”, em bảo: Chỉ thích học. Mình lại hỏi: “Thích chơi gì nhất, ăn gì nhất”, em khăng khăng: “chỉ thích học, không thích gì khác”. “Vậy vì sao em thích học”, em trả lời: Em thích cái chữ, để không ai khinh thường em. Khi nói tới đây, em ấy đã khóc nấc lên khiến mình rất xúc động. Mặc dù có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhỏ nhưng không ít em đã có những suy nghĩ rất người lớn!” – Giang đã nói về ấn tượng của mình về chuyến đi Kim Bon lần này như vậy!
Ngoài những thiếu thốn về vật chất và tinh thần, Chu Quỳnh Giang (giữa) nhìn thấy ở học sinh Kim Bon một sự vươn lên, vượt khó, ham học hỏi và khát khao cái chữ đến cháy lòng. |
“Mình muốn cắm bản làm cô giáo vùng cao”
“Trước đây, mình đã từng có ý nghĩa sẽ lên vùng cao làm cô giáo cắm bản dạy dỗ, giúp đỡ phần nào đó cho các em nhưng lên đây rồi mới thấy cô giáo vùng cao rất vất vả. Cái khổ của các cô giáo nơi đây không nằm ở việc thiếu thốn vật chất bởi lương bổng hàng tháng có thể cao hơn ở miền xuôi. Mà điều đáng nói ở đây là: Các cô giáo dù có tiền cũng chẳng biết tiêu vào việc gì, có quần áo đẹp không biết diện lúc nào và cho ai ngắm. Có một cô giáo đã thủ thỉ vào tai mình: “Hôm qua có đoàn từ thiện tới thăm, các cô mới có dịp ăn vận đẹp đẽ và đi xe máy xuống đây chơi như vậy!” – Bạn Vũ Quỳnh, sinh viên năm 3 trường Học viện Báo chí và tuyên truyền chia sẻ.
Nhìn cảnh khốn khó của học sinh miền núi, bạn Vũ Quỳnh, sinh viên năm 3 trường Học viện Báo chí và tuyên truyền đã từng có ước mơ được là cô giáo cắm bản, lên vùng cao dạy học cho các em. |
Quỳnh cho biết: Trước đó, Quỳnh cũng đã từng về Hòa Bình thăm dân tộc người Dao, chứng kiến cuộc sống của các em học sinh nơi đó rất vất vả, nhưng tới Kim Bon, Quỳnh nói: “Ở đây lại quá ngoài sức tưởng tượng”. Quỳnh kể: “Hôm qua, mình rất ấn tượng với một bạn tên Chiến. Cậu bé cứ co ro ngồi bên đống lửa, ai hỏi cũng không nói gì. Mình không hiểu là mọi ngày bé Chiến có biểu hiện như thế không hay gặp người lạ mới thế. Nhưng nhìn cái dáng co ro, khúm núm, nép mình bên đống lửa, nhìn các em khác chơi, mình không đành lòng. Thấy tụi trẻ thật tội nghiệp!”.
Cũng cùng tâm trạng như Quỳnh, bạn Nguyễn Thị Hậu (sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền) đã có những dòng cảm xúc chân thành, xúc động.
Hậu cho biết: “Đi Kim Bon về, rất mệt nhưng mình lại có một cảm xúc rất lạ, vui có mà buồn cũng có.
Mình vẫn nhớ như in cái cảm giác ngày hôm qua và ngày hôm nay ở Kim Bon. Vui lắm, cũng cảm động nữa. Thương những em nhỏ hàng ngày phải ăn cơm trắng với muối. Rau cũng không có thường xuyên thì lấy đâu ra thịt cá để mà ăn.Và một điều đặc biệt, dù trời rất lạnh nhưng các em vẫn mặc 1 áo, thậm chí là áo cộc tay. Trong khi đó, mình “chơi” cho 2 cái áo khoác, thế mà vẫn thấy lạnh. Mặt mình tái mét khi được một thầy giáo vùng cao trở bằng xe máy đi đến điểm trường lẻ Đá Đỏ. Dốc núi cheo leo, một bên là núi, một bên là thung lũng. Mình chỉ biết nhắm tịt mắt cảm nhận cái gập ghềnh của đá sỏi dưới chân qua từng cung đường hóc. Xe dừng rồi mà mình vẫn y cái cảm giác bàng hoàng, sợ hãi lúc ngồi trên xe.
Bạn Nguyễn Thị Hậu (sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền) cảm thấy xót xa khi trời rất lạnh nhưng các em vẫn mặc 1 áo, thậm chí là áo cộc tay. |
Người dân nơi đây nhiệt tình lắm, có gần 5.000 dân thì có 80% là người H’mông, còn lại là dân tộc Dao. Mấy em nhỏ nơi đây dễ thương quá!. Nhiều em không biết tiếng Kinh, nhìn thấy mình, các em chỉ cười. Có nhiều em thẹn còn quay mặt đi. Mình hỏi các em một câu rõ ngố: “Các em không biết tiếng Kinh à?”. Nói xong mới cảm thấy xấu hổ vì đã trót lỡ lời.
… Đêm vùng cao rất lạnh. Cả đêm mình hết quay đầu này lại đầu khác. Năm người nằm san sát nhau trên một chiếc giường hẹp, vậy mà vẫn còn thấy lạnh. Sáng ra, mình đã quyết định dậy sớm. Đẹp tuyệt. Ngắm cảnh mặt trời mọc nơi đây thì thật là thú vị. Cái lạnh buốt của nó làm mình thấy sảng khoái.
8h sáng đã phải xuất phát lên đường. Tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh làm kỉ niệm, sau đó chia tay mọi người. Ai cũng nuối tiếc, hẹn một ngày không xa sẽ được quay lại nơi đây”.
Và ta hứa sẽ quay trở lại…
Chứng kiến các thầy cô giáo từng ngày vượt đường rừng nguy hiểm, khó khăn để đem cái chữ tới cho hàng trăm học trò nghèo của mình, Mai Thị Thu Hằng (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã bày tỏ lòng cảm phục sâu sắc đối với các thầy, các cô.
Hằng nhấn mạnh: Đây là một chuyến đi ý nghĩa và lần sau nếu có cơ hội, mình sẽ vẫn tiếp tục đi nữa. Đi để có cơ hội đến với các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, để thấy được cuộc sống của người dân nơi đây khác rất xa so với người thành phố như thế nào. Đi để thêm khâm phục sự kiên trì, quyết tâm và tấm lòng yêu thương học trò cao cả của các thầy cô nơi đây khi hàng ngày miệt mài cắm bản.
Mai Thị Thu Hằng (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: Lần sau nếu có cơ hội, mình sẽ vẫn tiếp tục đi. Đi để có cơ hội đến với các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, để thấy được cuộc sống của người dân nơi đây khác rất xa so với người thành phố như thế nào. |
“Khi mình hỏi chuyện, các thầy cô luôn bảo: “Sống rồi quen” nhưng mình nghĩ: Để quen được với cuộc sống nơi đây phải cần cả một quá trình gian khổ.
Một số thầy cô ở đây vẫn còn rất trẻ, còn hầu hết các thầy cô luống tuổi phần lớn là người dưới thị trấn lên. Cuộc sống ở thị trấn và ở Kim Bon tuy cách nhau 30km về địa lý nhưng là 2 khung trời hoàn toàn khác biệt, 2 cuộc sống hoàn toàn khác xa nhau. Mình có trò chuyện với một cô giáo, cô ấy bảo: Cô phải đi từ 5h giờ sáng để kịp lên lớp cho học sinh, rồi tối lại về với con mà đường đi rất khó khăn, hiểm trở như vậy, đặc biệt là những ngày mưa, đường trơn, người đi đường ngã dúi, ngã dụi là chuyện hoàn toàn bình thường.
Mình cũng có hỏi các thầy giáo trẻ: “Các thầy có nhàm chán không”, vì có người đã từng học đại học ở dưới xuôi nhưng các thầy bảo: Không thấy nhàm chán, thậm chí cuối tuần về nhà 1 – 2 hôm, thấy nhớ quá lại muốn “mò” lên trên này.
Ngoài Hằng, Hậu ra, một số bạn sinh viên khác tham gia trong đoàn thiện nguyện đều mong muốn sẽ có một lần nào đó được quay trở lại Kim Bon. Một bạn trai sinh viên tên Đạt hứa hẹn. “Sau chuyến đi này, chắc chắn mình sẽ đi tiếp”.
“Nếu không đi được sẽ bảo bạn bè đi và hỏi mọi người xem ai có quần áo từ hồi còn bé không, cộng thêm thu gom sách vở để chuyển hết về đây cho các em”.
Phạm Thị Ngọc (sinh năm 1991): Mình sẽ chẳng bao giờ quên cái cảm giác này khi nhìn các em học sinh miền núi bắt thịt chuột thay món ăn mặn hàng ngày. |
Bạn Phạm Thị Ngọc (sinh năm 1991) cũng mong muốn: “Lần sau sẽ tiếp tục lên đường ngay khi có điều kiện”. Những cảm giác mà Ngọc trải qua, Ngọc tâm sự rằng: Mình sẽ chẳng bao giờ quên. Cái cảm giác mới đầu thì vui, háo hức, hồi hộp nhưng khi leo đèo thì sợ hãi, nơm nớp lo xe tụt xuống đường. Đến Đá Đỏ - điểm trường lẻ tại Kim Bon thì xót xa trước cảnh: Mình thì lạnh, mặc áo ấm còn các em thì một manh áo cộc – 2 cái đối nghịch nhau quá!
"Lần đầu tiên, mình đi xa như thế này lên vùng cao Tây Bắc và trải nghiệm cuộc sống nơi đây. Lần đầu tiên, mình được gặp và trò chuyện với những em bé vùng cao "bằng xương bằng thịt" chứ không phải chỉ nhìn trên ti vi hay các phương tiện thông tin đại chúng. Các em hồn nhiên, vô tư và cả khắc khổ nữa... Đêm giao lưu dường như đã thắt chặt tình cảm giữa các thành viên trong đoàn, giữa thầy trò vùng cao với mọi thành viên tham dự đoàn thiện nguyện lần này. Tình cảm nồng ấm, gần gũi là tất cả những gì chúng ta cảm nhận được và có lẽ sẽ không bao giờ quên. Mình hi vọng có nhiều dịp được tham gia cùng các anh chị như thế này" - Trần Thị Mai, sinh viên năm 3, Phân viện báo chí và tuyên truyền hi vọng.
Trần Thị Mai, sinh viên năm 3, Học viện báo chí và tuyên truyền: Các em hồn nhiên, vô tư và cả khắc khổ nữa... |
Còn cô sinh viên trẻ Bùi Thị Trang mong trở lại Kim Bon bởi một lẽ giản đơn: Muốn thử thêm một lần nữa hòa vào không khí thường nhật của cuộc sống người Mông cùng cao - một cuộc sống mờ ảo sương khói tuyệt đẹp như trong truyện Tô Hoài kể với những cánh đồng thuốc phiện trải dài miên man với những điệu múa khèn, chiêng lung linh trong ánh lửa bập bùng và những chiếc váy xòe hoa sặc sỡ trong nắng sớm.
Cô sinh viên trẻ Bùi Thị Trang mong trở lại Kim Bon để hiểu hơn về văn hóa của một vùng đất và bản sắc của một dân tộc miền núi. |
Đặc biệt, yêu những con người mộc mạc đơn sơ nhưng lại đầy nghị lực. “Nhất định nếu có cơ hội mình sẽ lại tham gia những chuyến tình nguyện như thế này. Bởi lẽ: Tình nguyện không nhất thiết là phải có tiền. Nó đơn giản là cần những tấm lòng đồng cảm, sự sẻ chia về tinh thần, thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua, phải không các bạn?” – Sinh viên Nguyễn Thị Hậu nhắn nhủ với các bạn trẻ.
Dự kiến cứ 2 - 3 tuần, Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tổ chức một chuyến đi thăm và tặng quà tới các em học sinh vùng cao. Báo rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý bạn đọc trong thời gian tới. Mọi sự ủng hộ xin gửi về: - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888 - Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy - Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn |
Khuê Hạ