Để nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm cho học viên theo kịp với kỹ thuật tiên tiến, Khoa Điện Công nghiệp Trường Trung cấp nghề số 7 (QK7) đã sáng chế ra mô hình cánh tay rô-bốt phục công tác giảng dạy môn điều khiển học. Đây được coi là một bước tiến trong việc tiếp cận khoa học hiện đại vào giảng dạy của trường.
Mô hình rô-bốt tay gắp công nghiệp được thết kế hệ thống gắp sản phẩm bằng khí nén thông qua chương trình điều khiển van solenoid, nên thuận tiện cho việc kết hợp chương trình lập trình PLC và thi công theo công nghệ hiện đại, chuyển động bằng động cơ servo (là loại động cơ hiện đại nhất hiện nay trong công nghệ chế tạo rô-bốt).
Rô-bốt có thể kết hợp được với nhiều thiết bị ngoại vi để thiết kế các bài tập ứng dụng điều khiển. Mô hình được lắp ráp với các thiết bị kỹ thuật như: Bàn gá đặt cánh tay robot có bánh xe di chuyển; Động cơ servo & thiết bị điều khiển (Driver); PLC tạo xung điều khiển driver; Hệ thống khí nén phục vụ gắp và vận chuyển sản phẩm (van solenoid, xy lanh); Nguồn cung cấp điện; Nguồn cung cấp khí nén…
Anh Bùi Đình Long, giáo viên khoa Điện, thành viên trong nhóm tác giả cho biết, trước đây, khi chưa có mô hình cánh tay rô-bốt, việc giảng dạy lý thuyết và thực hành môn tự động hóa PLC có nhiều hạn chế về tính trực quan (chủ yếu là dạy lý thuyết trên sách vở);
khi thực hành học sinh không tiếp cận được với thiết bị thực tế, nên kỹ năng khi thực hành không đạt kết quả cao. Tập thể cán bộ, giáo viên khoa điện đã thiết kế ra mô hình cánh tay robot này. Cánh tay robot được thiết kế và đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả cao, có thể ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giảng dạy môn tự động hóa có lập trình PCL.
Mô hình cánh tay rô-bốt đang vận chuyển sản phẩm bằng khí nén. |
Rô-bốt có thể kết hợp được với nhiều thiết bị ngoại vi để thiết kế các bài tập ứng dụng điều khiển. Mô hình được lắp ráp với các thiết bị kỹ thuật như: Bàn gá đặt cánh tay robot có bánh xe di chuyển; Động cơ servo & thiết bị điều khiển (Driver); PLC tạo xung điều khiển driver; Hệ thống khí nén phục vụ gắp và vận chuyển sản phẩm (van solenoid, xy lanh); Nguồn cung cấp điện; Nguồn cung cấp khí nén…
Anh Bùi Đình Long, giáo viên khoa Điện, thành viên trong nhóm tác giả cho biết, trước đây, khi chưa có mô hình cánh tay rô-bốt, việc giảng dạy lý thuyết và thực hành môn tự động hóa PLC có nhiều hạn chế về tính trực quan (chủ yếu là dạy lý thuyết trên sách vở);
khi thực hành học sinh không tiếp cận được với thiết bị thực tế, nên kỹ năng khi thực hành không đạt kết quả cao. Tập thể cán bộ, giáo viên khoa điện đã thiết kế ra mô hình cánh tay robot này. Cánh tay robot được thiết kế và đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả cao, có thể ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giảng dạy môn tự động hóa có lập trình PCL.
Theo báo Quân Đội Nhân Dân