Học ngành Kinh tế, Kinh tế số - Cơ hội nghề nghiệp mở rộng trong thời đại số

22/07/2025 10:17
Thu Giang

GDVN - Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện đang đào tạo hai ngành mũi nhọn: Kinh tế và Kinh tế số.

Trong thời đại kinh tế số và toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, việc lựa chọn ngành học phù hợp không chỉ quyết định con đường học tập mà còn mở ra những cơ hội nghề nghiệp rộng lớn và lâu dài.

Học viện Phụ nữ Việt Nam - một trong những trường đại học công lập uy tín, xếp hạng 52/237 trường đại học toàn quốc (VNUR 2024) - hiện đang đào tạo hai ngành mũi nhọn: Kinh tế và Kinh tế số, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội hiện nay.

Ngành Kinh tế (Mã ngành: 7310101)

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 ngành Kinh tế tại Học viện Phụ nữ Việt Nam là 120 chỉ tiêu.

Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 16.0 điểm với các tổ hợp A00, A01, D01, D09, X25 và 18.5 điểm với tổ hợp C00.

Giảng viên và sinh viên ngành Kinh tế, Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Giảng viên và sinh viên ngành Kinh tế, Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Ngành Kinh tế tại Học viện Phụ nữ Việt Nam hướng tới trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế học, đồng thời phát triển các kỹ năng phân tích, hoạch định và vận dụng vào thực tiễn trong môi trường toàn cầu hóa.

Sinh viên được lựa chọn định hướng theo hai chuyên ngành là kinh tế quốc tế chuyên sâu về thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, logistics, thương mại điện tử và kinh tế đầu tư tập trung vào tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, dự án đầu tư công và tư.

Chương trình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết chuyên môn, các môn học về chính sách công, bình đẳng giới, kỹ năng mềm và thực hành thực tế thông qua các kỳ thực tập, khóa luận tốt nghiệp, kết nối với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có thể làm việc tại các tổ chức tài chính - ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm; doanh nghiệp trong và ngoài nước với vị trí chuyên viên kinh doanh, phân tích tài chính, quản trị dự án.

Sau khi tốt nghiệp, người học cũng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và phát triển.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể lựa chọn học tiếp cao học chuyên sâu tại các trường đại học trong và ngoài nước.

Sinh viên ngành Kinh tế Học viện Phụ nữ Việt Nam tham gia kiến tập tại cảng Hải Phòng.
Sinh viên ngành Kinh tế Học viện Phụ nữ Việt Nam tham gia kiến tập tại cảng Hải Phòng.

Ngành Kinh tế số (Mã ngành: 7310109)

Năm 2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam có 180 chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kinh tế số.

Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với tổ hợp A00, D01, D09, X25 là 15.5 điểm; tổ hợp C00: 17.0 điểm.

Sinh viên ngành Kinh tế số và ông Helmut Schleweis - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Hợp tác quốc tế các ngân hàng Tiết kiệm Đức (DSIK) (đứng giữa) tại Hội trại “Tiết kiệm xanh - Tiết kiệm số”.
Sinh viên ngành Kinh tế số và ông Helmut Schleweis - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Hợp tác quốc tế các ngân hàng Tiết kiệm Đức (DSIK) (đứng giữa) tại Hội trại “Tiết kiệm xanh - Tiết kiệm số”.

Ngành Kinh tế số là ngành học hiện đại, kết hợp giữa kiến thức kinh tế truyền thống và các công nghệ số tiên tiến như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, chuyển đổi số và thương mại điện tử.

Chương trình học giúp sinh viên nắm vững nguyên lý kinh tế số, kinh doanh trong môi trường số hóa, Vận dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp, tài chính số, phân tích dữ liệu; Phát triển tư duy logic - sáng tạo - thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động toàn cầu.

Phương pháp đào tạo được thiết kế theo mô hình học qua dự án, phân tích tình huống thực tế, kết hợp với thảo luận nhóm, mô phỏng kinh doanh giúp người học rèn luyện kỹ năng toàn diện.

Sinh viên và giảng viên ngành Kinh tế số
Sinh viên và giảng viên ngành Kinh tế số

Cử nhân Kinh tế số có thể làm việc trong các lĩnh vực: Tài chính số, ngân hàng số, fintech; Phân tích dữ liệu kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược số; Quản lý sản phẩm số, marketing số, quản trị nền tảng thương mại điện tử.

Tư vấn chuyển đổi số, hoạch định chính sách tại các tổ chức công và tư; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ - kinh doanh số.

Vì sao nên chọn Học viện Phụ nữ Việt Nam?

Học viện Phụ nữ Việt Nam là trường đại học công lập uy tín, đạt kiểm định chất lượng giáo dục đại học quốc gia.

Học viện xếp hạng 52/237 trường đại học toàn quốc theo bảng xếp hạng các trường đại học VNUR 2024 - minh chứng cho chất lượng đào tạo và uy tín học thuật.

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, tỷ lệ phó giáo sư, tiến sĩ cao, phương pháp giảng dạy hiện đại, gần gũi với sinh viên.

Chương trình học cập nhật, định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội.

Mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng mở nhiều lĩnh vực đa dạng, hỗ trợ thực tập - việc làm - khởi nghiệp.

Học viện có vị trí đắc địa, thuận tiện đi lại, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập năng động, hỗ trợ học bổng và hoạt động sinh viên phong phú.

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển như sau:

Lưu ý: Mức điểm trên là ngưỡng nhận hồ sơ xét tuyển, đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực.
Lưu ý: Mức điểm trên là ngưỡng nhận hồ sơ xét tuyển, đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực.
Thu Giang