Cách hãm 7 loại trà đơn giản nhất phòng cảm lạnh ngày rét

10/12/2011 18:05
H.A (tổng hợp)
(GDVN) - Những ngày giao mùa se lạnh, các bệnh đường hô hấp tăng cao. Bạn chỉ cần hãm tinh dầu trong nhiều loại cây cỏ với nước ấm để phòng bệnh.
Từ xưa, dân gian đã dùng tinh dầu chữa nhức đầu, sổ mũi, ho, cảm lạnh, hắt hơi, cảm cúm...
Từ xưa, dân gian đã dùng tinh dầu chữa nhức đầu, sổ mũi, ho, cảm lạnh, hắt hơi, cảm cúm...
Cách dùng cũng đơn giản: thông thường nhất là dùng dạng hãm với nước sôi hoặc trà.
Cách dùng cũng đơn giản: thông thường nhất là dùng dạng hãm với nước sôi hoặc trà.
1. Bạc hà: vị cay tính mát, tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu các cơn đau hầu họng, dịu cơn ho, sát trùng. Có thể dùng lá tươi hoặc khô (5 – 10g), hãm nước sôi, hoặc rượu bạc hà (gồm 50g lá, 50g tinh dầu, rượu 1 lít) mỗi lần uống 5 – 10 giọt pha trong nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần, chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, đau bụng, tiêu chảy.
1. Bạc hà: vị cay tính mát, tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu các cơn đau hầu họng, dịu cơn ho, sát trùng. Có thể dùng lá tươi hoặc khô (5 – 10g), hãm nước sôi, hoặc rượu bạc hà (gồm 50g lá, 50g tinh dầu, rượu 1 lít) mỗi lần uống 5 – 10 giọt pha trong nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần, chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, đau bụng, tiêu chảy.
2. Bạch đàn: lá bạch đàn có tác dụng hạ nhiệt, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh trùng, long đờm. Dùng lá sắc nước uống hoặc hãm nước sôi với liều 3 – 4 lá trong một ly nước, ngày uống 3 – 5 lần, sẽ chữa được các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn, cảm cúm, ho, hen suyễn.
2. Bạch đàn: lá bạch đàn có tác dụng hạ nhiệt, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh trùng, long đờm. Dùng lá sắc nước uống hoặc hãm nước sôi với liều 3 – 4 lá trong một ly nước, ngày uống 3 – 5 lần, sẽ chữa được các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn, cảm cúm, ho, hen suyễn.
3. Gừng: gừng tươi giã lấy nước uống, ngày 6 – 10g; rượu gừng 10%, ngày uống 2 – 5ml; xirô gừng – phối hợp quả chanh, củ sả mỗi thứ 10g, muối 5g và đường đủ cho 100ml, ngâm trong ba ngày, lọc vào lọ kín, uống chữa ho, ngày hai lần, mỗi lần 1 – 2 muỗng canh.
3. Gừng: gừng tươi giã lấy nước uống, ngày 6 – 10g; rượu gừng 10%, ngày uống 2 – 5ml; xirô gừng – phối hợp quả chanh, củ sả mỗi thứ 10g, muối 5g và đường đủ cho 100ml, ngâm trong ba ngày, lọc vào lọ kín, uống chữa ho, ngày hai lần, mỗi lần 1 – 2 muỗng canh.
4. Tần dày lá: còn gọi là húng chanh, rau tần, rau thơm lông. Dùng tươi (5 – 10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả… nhai sống với ít muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi, hoặc chưng với tắc, vỏ quýt, gừng, đường phèn... chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. Đem nấu chung với các loại lá khác làm thuốc xông chữa cảm, ngạt mũi, đau họng, sốt cao.
4. Tần dày lá: còn gọi là húng chanh, rau tần, rau thơm lông. Dùng tươi (5 – 10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả… nhai sống với ít muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi, hoặc chưng với tắc, vỏ quýt, gừng, đường phèn... chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. Đem nấu chung với các loại lá khác làm thuốc xông chữa cảm, ngạt mũi, đau họng, sốt cao.
5. Tràm: Lá tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20g trong 1 lít, chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đờm, ăn uống không tiêu.
5. Tràm: Lá tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20g trong 1 lít, chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đờm, ăn uống không tiêu.
6. Sả: Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.
6. Sả: Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.
7. Cam thảo: vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính. Từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh. Trà cam thảo có thể dùng riêng, không cần kết hợp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho, tiêu đờm.
7. Cam thảo: vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính. Từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh. Trà cam thảo có thể dùng riêng, không cần kết hợp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho, tiêu đờm.
Vì tinh dầu là chất dễ bay hơi nên khi sắc các dược thảo có tinh dầu, cần sắc nhanh và uống lúc thuốc còn ấm để tăng tác dụng
Vì tinh dầu là chất dễ bay hơi nên khi sắc các dược thảo có tinh dầu, cần sắc nhanh và uống lúc thuốc còn ấm để tăng tác dụng
Ngoài ra, xông bằng tinh dầu thảo dược cũng giúp thư thái và còn là liệu pháp giải cảm. Ảnh: SGTT
Ngoài ra, xông bằng tinh dầu thảo dược cũng giúp thư thái và còn là liệu pháp giải cảm. Ảnh: SGTT
H.A (tổng hợp)