Đó là khẳng định của nhà giáo Lưu Đức Ngò, người đã có 10 năm theo dõi Rùa hồ Gươm.BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH ẢNH CỤ RÙA NỔI LÊN PHƠI NẮNG Liên quan đến câu chuyện nhiều nhà khoa học đang "đau đầu" để tìm cách duy trì nòi giống của loài sinh vật linh thiêng, quý hiếm và được coi là một trong các linh vật biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Trao đổi với PV báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Lưu Đức Ngò, người đã theo dõi Rùa hồ Gươm từ năm 2002 đến nay cho biết, chuyện nói rùa hồ Gươm thiếu hậu duệ là không có cơ sở bởi ông có rất nhiều ảnh về rùa con leo trèo trên cành cây, đồng thời với đó là một số ảnh liên quan đến rùa mẹ ở hồ Gươm.
|
Theo nhà giáo Lưu Đức Ngò: "Chuyện nói rùa hồ Gươm thiếu hậu duệ là không có cơ sở nào cả". (Ảnh: Thethaovanhoa.vn) |
Theo ông Ngò, thì cùng với ảnh rùa con, rùa mẹ mà cánh thanh niên đạp vào khi lội xuống bắt và cụ rùa hiện tại thì tại hồ Gươm đang có tới "tam đại đồng đường" rùa. "Tôi đã theo dõi cụ rùa từ năm 2002 đến nay. Rất tiếc hiện tại tôi đang ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu không tôi sẽ cung cấp ảnh rùa con bò, leo đậu lên cành cây và một ảnh tôi đã ghi rất rõ ngày tháng, đó là một thanh niên lội xuống bắt rùa con ở hồ Gươm và nó giẫm vào lưng rùa mẹ cung cung, gồ gồ, to như vành xe đạp mini tàu, sau đó tý ngã.BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH ẢNH CỤ RÙA NỔI LÊN PHƠI NẮNG Sau đó, tôi có đề nghị người thanh niên này đạp lại thì rùa mẹ đã bơi đi mất rồi và theo áng chừng của anh này, tôi đo bằng tay thì đường kính của rùa mẹ khoảng 60 phân. Như thế, coi cụ rùa hiện tại là một, rùa con là hai và rùa mẹ mà người thanh niên đạp vào là ba thì theo tôi thì hiện nay mà nói, tại hồ Gươm đã có ít nhất tam đại đồng đường rùa rồi. Cho nên mà nói, rùa hồ Gươm thiếu hậu duệ hay gì đó là không có cơ sở nào cả", ông Ngò cho hay.
|
Theo ông Ngò: "Có ít nhất tam đại đồng đường rùa ở hồ Gươm". |
Cũng theo ông Ngò, những bức anh mà ông chụp được về rùa con và liên quan đến rùa mẹ đó là từ khi hồ Gươm chưa có rùa tai đỏ xuất hiện. Liên quan đến câu chuyện này, ông Ngò cũng đặt ra vấn đề, hiện tại chưa có bất cứ kết luận nào về hồ Gươm có một cụ rùa hay bao nhiêu cụ rùa. "Hiện tại cho đến bây giờ vẫn chưa có bất cứ một kết luận nào về hồ Gươm có một cụ rùa hay bao nhiêu cụ rùa cả. Vậy thì làm sao anh đã kết luận được là chỉ có 1. Còn riêng tôi, ngay từ những năm 2002, 2003 đã chụp được ảnh rùa con và thanh niên bắt rùa con, đạp vào lưng rùa mẹ rồi nên không thể nói là rùa hồ Gươm không có hậu duệ", ông Ngò nói. Ông Ngò cũng hứa, sau khi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sẽ cung cấp các bức ảnh về rùa con và người thanh niên lội xuống bắt rùa con, đạp vào lưng rùa mẹ cho báo điện tử GDVN.BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH ẢNH CỤ RÙA NỔI LÊN PHƠI NẮNG
Trước đó, Giáo sư Hà Đình Đức, người có kinh nghiệm 20 năm trong nghiên cứu về rùa hồ Gươm, khẳng định: "Chúng tôi chờ xem có loài nào cùng loài với cụ Rùa, chứ không còn cách nào khác. Rùa hồ Gươm là loài mới, được đặt tên là Rafetus, không cùng loài với rùa bên Trung Quốc hay rùa Đông Mô".
Ông Đức cho rằng các biện pháp nhân bản vô tính hay giao phối đều là không thể. bởi khi hai loài khác nhau giao phối, trứng sẽ không thụ tinh và không nở ra con.
"Trường hợp nếu thành công, sinh ra cá thể con F1 nhưng thế hệ này sẽ không có khả năng sinh sản. Trên thế giới cũng chưa thấy nghiên cứu nào nhân giống hai loài rùa khác nhau, mà chỉ biết khi lừa đực giao phối với ngựa cái sẽ sinh ra con la; ngựa đực giao phối với lừa cái sinh con Hinny đều bất thụ", ông Đức cho hay.
Giáo sư Mai Đình Yên, phó chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam, cho rằng vẫn có thể còn tồn tại những con rùa khác cùng loài rùa Hoàn Kiếm trên lãnh thổ Việt Nam chưa được tìm thấy.
"Cần tìm kiếm các khu vực vùng biển Thanh Hóa, và các tỉnh miền Trung hoặc các tỉnh miền núi trung du phía bắc - nơi có thể tìm thấy cá thể rùa cùng loài với rùa hồ Gươm", giáo sư Mai Đình Yên nói. Ông cũng kêu gọi mọi người nếu phát hiện những con rùa lớn hoặc con giải thì thông báo với cơ quan chức năng để bảo tồn.
Thành Chung