Nga từ chối bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc

15/12/2011 15:53
Trịnh Xuân Tuân (theo Lenta)
(GDVN) - Nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, họ đã từ chối bán cho Trung Quốc 4 bộ cáp hãm đà để trang bị cho tàu sân bay Shi Lang.
Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua bốn bộ cáp hãm đà cho tàu sân bay Shi Lang (trước đây là Varyag). Theo thông tin từ ngành công nghiệp đóng tàu của Nga đề cập đến tạp chí Quốc phòng châu Á Kanwa cho biết.

Theo tạp chí Kanwa, những hệ thống cáp hãm đà được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu Cơ khí Hàng hải Petersburg của Nga. Trung Quốc đã sang đàm phán để mua lấy 4 bộ cáp hãm đà như vậy.

Tuy nhiên phía Nga đã từ chối bán cho Trung Quốc các thiết bị hệ thống này với lý do tích chất quan trọng chiến lược của thiết bị.

Nga từ chối bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc ảnh 1
Tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc
Tổng biên tập của tạp chí Quốc phòng châu Á Kanwa Andrei Chang cho biết, việc Nga từ chối bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc thực tế là do sợ rằng Trung Quốc sẽ sao chép các thiết bị mua được và sẽ sử dụng theo quan điểm riêng của mình trên các tàu sân bay hiện tại và tương lai, cũng như trường hợp Trung Quốc đã sao chép hầu hết các công nghệ của Liên Xô và Nga nói chung.

Trong đó, tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc hứa hẹn sẽ trang bị các máy bay tiêm kích hạm J-15 mà được sao chép từ máy bay Su-33 mua lại của Ukraina.
Nga từ chối bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc ảnh 2
Shi Lang trong chuyến thử nghiệm trên biển lần hai. Ảnh chụp từ chiếc Boeing 737
Trung Quốc đã mua lại tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành chỉnh của Ukraina vào năm 1998 với mức giá được bán theo loại "phế liệu".

Các thiết bị chính và các thành phần, trừ các bộ cáp hãm đà đã được Trung Quốc lắp đặt đầy đủ trên tàu sân bay của họ từ giữa mùa hè năm 2011, và vào tháng 8/2011, tàu sân bay Shi Lang đã chạy thử nghiệm đầu tiên trên biển.


Cuối tháng 11/2011 vừa qua Shi Lang cũng vừa chạy thử trên biển lần 2 được cho là thành công, và có khả năng sẽ bắt đầu phục vụ trong Hải quân Trung Quốc trong năm 2012.
Trịnh Xuân Tuân (theo Lenta)