10 quảng cáo gây tranh cãi nhất năm 2011

20/12/2011 07:07
Khởi Sự (Tổng hợp)
(GDVN) - Sữa TH True Milk sạch hơn các sữa khác? Cuộc chiến "transfat, phẩm màu" trong các loại mỳ ăn liền... là những quảng cáo gây tranh cãi nhất trong năm.
Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm lại 10 quảng cáo dễ gây nhầm lẫn, mập mờ thông tin gây tranh cãi nhất trong năm 2011:

1. Quảng cáo Kangaroo "chọc tức" fan bóng đá

Cư dân mạng không khỏi bức xúc khi nhắc lại đoạn quảng cáo máy lọc nước Kangaroo phát trên sóng VTV3, trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu trận chung kết Champions League: Barcelona và MU rạng sáng ngày 29/5.

Trong đoạn quảng cáo này, Kangaroo lặp đi lặp lại liên tục điệp khúc: “Cạch! Kangaroo - Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” đến… 54 lần khiến các tín đồ bóng đá chỉ muốn “lấy búa đập vào màn hình ti vi” vì bực bội.
Bạn Trần Minh Phong, độc giả của báo Giáo Dục Việt Nam cho biết: Ai cũng biết, quảng cáo cực hay cực ấn tượng, hay là cực chán, cực sốc đều có thể gây ấn tượng. Thương hiệu kangaroo đã "đi vào lòng" khán giả theo cách thứ hai.
Bạn Trần Minh Phong, độc giả của báo Giáo Dục Việt Nam cho biết: Ai cũng biết, quảng cáo cực hay cực ấn tượng, hay là cực chán, cực sốc đều có thể gây ấn tượng. Thương hiệu kangaroo đã "đi vào lòng" khán giả theo cách thứ hai.

Sau sự cố này, ông Lưu Minh Vũ - phó phòng Kinh doanh Quảng cáo và Tài trợ, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (TVAd) nhận định: việc này đã gây phản cảm và bức xúc đối với khán giả truyền hình vì thế, TVAd đã họp kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc bố trí cấu trúc các mẫu quảng cáo sao không gây phản cảm, khó chịu cho khán giả, đồng thời sẽ cương quyết hơn nữa với những khách hàng có những mẫu quảng cáo dễ gây phản cảm.

2. Quảng cáo Maggi 3 ngọt: Khuyến khích các đấng mày râu có "bồ".


Đoạn quảng cáo sản phẩm Maggi 3 ngọt với nội dung trái thuần phong mỹ tục khi có phần khuyến khích các đấng mày râu có "bồ" với hình ảnh người chồng có hẹn với bạn gái nhưng sực nhớ đến vợ anh ta đang ở nhà nấu cơm. Anh ta đã quyết định tạm biệt cô bạn gái để về nhà ăn cơm với vợ. Về đến nhà, người chồng nói “Phở dài là của người ta, cơm ngon canh ngọt với là vợ anh”.
Quảng cáo Maggi 3 ngọt bị khán giả phản đối vì khuyến khích các đấng mày râu có "bồ".
Quảng cáo Maggi 3 ngọt bị khán giả phản đối vì khuyến khích các đấng mày râu có "bồ".

Khán giả Đỗ Bích Liên ở Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Đoạn phim quảng cáo bột nêm Maggi 3 ngọt làm chị em phụ nữ chúng tôi cảm thấy chạnh lòng. Việc ngoại tình hay không ngoại tình không phải do người đàn ông mà là do người phụ nữ không biết nấu nướng, có nghĩa là nếu phụ nữ chúng tôi không nấu được nồi canh ngon thì chồng sẽ có bồ hay sao? Mà gọi chúng tôi là “phở” với “cơm” cũng là một sự miệt thị phụ nữ, con trai tôi 5 tuổi đã học theo quảng cáo và hỏi tôi: “Mẹ là phở hay cơm?”.

3.
Mandarin Garden quảng cáo có hồ rộng 13ha: Thổi phồng sự thật?

Clip quảng cáo kéo dài 30s do diễn viên Phạm Bằng và Quang Thắng thể hiện. Bối cảnh của dự án hết sức thơ mộng: có vườn thượng uyển, có công viên và có cả một cái hồ rộng 13 ha, mục đích quảng cáo cho chung cư cao cấp Mandarin Garden của Tập đoàn Hòa Phát.
Clip quảng cáo chung cư cao cấp Mandarin Garden của Tập đoàn Hòa Phát kéo dài 30s, do diễn viên Phạm Bằng và Quang Thắng rất hay nhưng sai sự thật.
Clip quảng cáo chung cư cao cấp Mandarin Garden của Tập đoàn Hòa Phát kéo dài 30s, do diễn viên Phạm Bằng và Quang Thắng rất hay nhưng sai sự thật.

Tuy nhiên, trên thực tế thì những yếu tố thơ mộng của dự án lại không hề có bởi khu đất xung quanh dự án Mandarin Garden, không thấy khu đất trống nào để có thể đào được một cái hồ rộng 13 ha...

Về mặt pháp lý, có thể sẽ không "tuýt còi" được Tập đoàn Hòa Phát sau khi tập đoàn này nhanh chóng "sửa sai" tuy nhiên, quan trọng hơn là niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư sẽ ít nhiều lung lay khi quyết định nên hay không nên tiếp tục giao dịch mua bán căn hộ tại Mandarin Garden.

4. Quảng cáo sữa TH: Sữa sạch hay chỉ là slogan?

TH True Milk ra đời với tiêu chí “sữa sạch” đã đánh trúng với tâm lý của không ít các bà mẹ trẻ khi mong muốn tìm cho con mình nguồn sữa đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sự việc được dấy lên vào cuối tháng 7/2011 khi Hiệp hội Sữa gửi khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về việc dùng từ "sạch" trong thông điệp quảng cáo “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True Milk.

Không ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sữa cũng lên tiếng phản đối cách quảng cáo này bởi dù ít, dù nhiều, quảng cáo của TH True Milk về “sữa sạch” đã phần nào đó gây hiểu nhầm, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của họ.
Sau những lùm xùm, cho tới giờ phút này, không ít người tiêu dùng vẫn băn khoăn: Đằng sau hai chữ “sữa sạch” đó thực chất là gì, có thực sự là “sạch” không?
Sau những lùm xùm, cho tới giờ phút này, không ít người tiêu dùng vẫn băn khoăn: Đằng sau hai chữ “sữa sạch” đó thực chất là gì, có thực sự là “sạch” không?

Mặc dù vậy, công văn trả lời của Bộ Y tế lại cho rằng: Đây “chỉ là quảng cáo” nên không có cơ sở kết luận nội dung quảng cáo có hàm ý là các sản phẩm sữa khác không sạch.

5. Con dâu vô lễ với mẹ chồng trong
quảng cáo Rejoice

Trong clip, hoa hậu Mai Phương Thúy vào vai cô gái được bạn trai dẫn ra mắt ba mẹ của mình. Ấn tượng với mái tóc dài đẹp của cô gái, mẹ bạn trai ngưỡng mộ hỏi thăm. Cô gái trả lời: "À không, chỉ là...".

Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, đây được xem là câu trả lời không phù hợp khi một người trẻ nói chuyện với người lớn bởi thiếu tiếng "vâng, dạ, thưa".
"Từ những phản ứng của dư luận, chúng tôi đã đề nghị doanh nghiệp sửa đổi nội dung clip, chữ "À không" được thay bằng "Dạ không" - bà Đỗ Thị Lan Hương Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam cho biết.
"Từ những phản ứng của dư luận, chúng tôi đã đề nghị doanh nghiệp sửa đổi nội dung clip, chữ "À không" được thay bằng "Dạ không" - bà Đỗ Thị Lan Hương Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam cho biết.

Sau khi clip quảng cáo được phát sóng, nhiều người không đồng tình với cách trả lời "không lễ phép" đó. Cư dân các mạng xã hội cũng bàn luận sôi nổi về đoạn video này.

"Từ những phản ứng của dư luận, chúng tôi đã đề nghị doanh nghiệp sửa đổi nội dung clip, chữ "À không" được thay bằng "Dạ không", bà Đỗ Thị Lan Hương Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam cho biết.

Clip "thiếu lễ phép" này bị dừng phát và phải sửa đổi nội dung để phù hợp với văn hóa Việt.

6. Mỳ Tiến Vua: Quảng cáo nói không, kiểm định nói có


Ngay sau khi có đoạn quảng cáo với thông điệp “Mỳ Tiến Vua -  Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có chứa chất Transfat và mỳ Tiến Vua của công ty CP Hàng tiêu dùng Masan mới là loại tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm mẫu mỳ Tiến Vua, nhiều người mới ngã ngửa vì trong thành phần của mỳ cũng có Transfat.

Trước đó, quảng cáo này cũng đụng phải sự phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.
Quảng cáo mỳ Tiến Vua của Masan đụng phải sự phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mỳ tôm.
Quảng cáo mỳ Tiến Vua của Masan đụng phải sự phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mỳ tôm.

Bởi lẽ, thông điệp quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty cổ phần Masan có nội dung: khi cho nước sôi vào vắt mì, nếu nước trong tô chuyển sang màu vàng đục, chứng tỏ sản phẩm có sử dụng phẩm màu E102. Với cách so sánh hai hình ảnh vắt mì vàng sậm và vàng nhạt, quảng cáo đã gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng “mì màu vàng sậm là có sử dụng phẩm màu”.

Sau khi Công ty Acecook VN gửi đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh khiếu nại mẩu quảng cáo của Công ty Masan đưa thông tin gây nhầm lẫn về chất lượng mì ăn liền, ngày 28/6 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu phía Masan chỉnh sửa từ ngữ trong quảng cáo, tránh gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

7. Quảng cáo Comfort cổ vũ sinh con thứ 3


Đoạn clip quảng cáo Comfort sáng tạo của Unilever phát trên sóng truyền hình Đài truyền hình Việt Nam thể hiện về hình ảnh của một gia đình có 3 người con, trong khi pháp lệnh dân số của nước ta khuyến khích người dân chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con. Nhiều khán giả sau khi xem clip này cho rằng Comfort Sáng tạo đang cổ vũ người dân sinh thêm con thứ 3.
Nhiều khán giả sau khi xem clip này cho rằng Comfort Sáng tạo đang cổ vũ người dân sinh thêm con thứ 3.
Nhiều khán giả sau khi xem clip này cho rằng Comfort Sáng tạo đang cổ vũ người dân sinh thêm con thứ 3.

Trước dư luận phản ứng mạnh mẽ về quảng cáo Comfort sáng tạo về gia đình có 3 người con, đại diện Unilever Việt Nam đã khẳng định: "Trong vòng 14 ngày, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại đoạn quảng cáo về gia đình Comfee nhằm thể hiện rõ ràng hơn về cặp song sinh Bi và Bo".

8. Vòng ti–tan: Trò lừa bịp ngoạn mục


Trong loạt quảng cáo trên các kênh truyền hình địa phương, truyền hình cáp, vòng “Titan – Phật Quan âm” do Công ty  TNHH SPECAL – TV – SHOPPING nhập khẩu và phân phối độc quyền, được xem là một trò lừa bịp ngoạn mục trong những quảng cáo sai sự thật ở Việt Nam vào cuối năm 2009, theo điều tra của lực lượng công an và quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Thành phần chính của vòng titan quảng cáo trên mạng này thực chất chỉ là sắt.
Thành phần chính của vòng titan quảng cáo trên mạng này thực chất chỉ là sắt.

Theo quảng cáo “Sản phẩm có chứa 99,99% titan và germanium, đã được hãng SGS của Thụy Sĩ kiểm định và chứng nhận có tác dụng tăng khả năng lưu thông máu, chống bức xạ”. Một bộ sản phẩm gồm 2 vòng đeo tay và 2 dây chuyền có giá 1.688.000 đồng, khuyến mãi có giá 999.000 đồng.

Song, teo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, vòng vàng “Titan – Phật Quan âm” đã được công ty trên mua từ Công ty đồ trang sức Thâm Quyến (Trung Quốc) với giá 32 nhân dân tệ/20 bộ sản phẩm (tương đương với 4.000 đồng/ bộ sản phẩm. Giám định tại Viện Khoa học mỏ - luyện kim cho thấy, loại vòng này có tới 71,31% là sắt, chỉ có 2,8% titan, còn lại là các tạp chất...

Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện mạng lưới lừa đảo này mở tới 13 chi nhánh trên cả nước và chính giám đốc của công ty này cũng thừa nhận về hành vi tự ý đưa các thông tin quảng cáo, thông tin về tác dụng, nguồn gốc sai sự thật của sản phẩm.

9. Hạt nêm Knorr, Maggi: Quảng cáo một đằng, thành phần một kiểu


Trong một lần vô tình đọc các thành phần ghi trên bao bì sản phẩm, một người nội trợ không khỏi bất ngờ khi thấy, thành phần "thịt thăn, xương ống" trong 1 gói hạt nêm chiếm không đến 2%, còn lại chủ yếu là tinh bột sắn, bột bắp, muối, đường, chất điều vị, chất màu tổng hợp.

Trong khi clip quảng cáo phát trên truyền hình cho thấy, sản phẩm Knorr được chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy sẽ giúp món ăn tròn vị. "Chính từ nội dung quảng cáo này mà không ít bà nội trợ như tôi tin tưởng chuyển sang sử dụng sản phẩm hạt nêm thay thế gia vị truyền thống là mì chính", người tiêu dùng thừa nhận.
Thành phần "thịt thăn, xương ống" trong 1 gói hạt nêm chiếm không đến 2%, còn lại chủ yếu là tinh bột sắn, bột bắp, muối, đường, chất điều vị, chất màu tổng hợp.
Thành phần "thịt thăn, xương ống" trong 1 gói hạt nêm chiếm không đến 2%, còn lại chủ yếu là tinh bột sắn, bột bắp, muối, đường, chất điều vị, chất màu tổng hợp.

PGS, TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm -  Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định: quảng cáo chiết xuất từ nước hầm thịt thăn, xương ống, tủy là không đúng, lập lờ để lấy lòng tin của người tiêu dùng. Trong khi người tiêu dùng không thể thành thạo về các chất phụ gia trong thực phẩm.

Mặt khác, các sản phẩm hạt nêm cũng sử dụng chất điều vị, một số thành phần chất điều vị như E621 là bột ngọt, còn 2 chất điều vị E627 và E631 không chỉ là bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt. Chính vì thế, chất điều vị trong Knorr, Maggi ngọt gấp... 10 lần mì chính.

10. Nhiều bà mẹ bị lừa bởi quảng cáo sữa

Chỉ tính riêng trong năm 2010, các hãng sữa đã chi hơn 10 tỷ đồng để quảng cáo các sản phẩm sữa bột, gấp 2,7 lần so với chi phí quảng cáo trong năm 2009.

Nhiều công ty cố tình quảng cáo sữa của họ có thành phần tương đương hoặc tốt như sữa mẹ, quảng cáo quá sự thật về tính chất ưu việt của sữa ngoài mà không có trong sữa mẹ… Trong khi đó, dòng chữ "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ" (theo quy định tại Việt Nam) lại bị lướt nhanh.
Nhiều bà mẹ tin rằng: Sữa trên thị trường phần lớn là sữa tươi trong khi thực chất nhiều loại chỉ là sữa hoàn nguyên, được chế biến từ sữa bột.
Nhiều bà mẹ tin rằng: Sữa trên thị trường phần lớn là sữa tươi trong khi thực chất nhiều loại chỉ là sữa hoàn nguyên, được chế biến từ sữa bột.

Theo một số liệu được Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương công bố, nhiều người không khỏi kinh ngạc khi được biết, đàn bò của Việt Nam chỉ cung cấp được 30% lượng sữa tươi trên thị trường. 70% lượng sữa tươi được quảng cáo còn lại được chế biến từ… sữa bột nhập khẩu và theo tiêu chuẩn… “made in Vietnam”.

Điều này đã khiến bà Vũ Thị Bạch Nga (Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh) đã từng phải khẳng định, đây là những hành vi truyền thông lừa đảo, bởi sữa hoàn nguyên không được sản xuất từ sữa tươi mà là từ sữa bột.
Khởi Sự (Tổng hợp)