Những năm gần đây, lĩnh vực tâm lý học đường đã thu hút sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung, nhất là trong bối cảnh giới trẻ đang nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức, những lệch lạc trong quan hệ với thầy, cô giáo, với bạn bè… hay áp lực thi cử, áp lực chọn ngành nghề trước ngưỡng cửa vào đời. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ.
Xác định nhân cách nghề
Theo các chuyên gia, tâm lý học đường, hay tâm lý học trường học, là một chuyên ngành tâm lý ứng dụng nhằm phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em, thanh, thiếu niên trong nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng.
Xác định nhân cách nghề
Theo các chuyên gia, tâm lý học đường, hay tâm lý học trường học, là một chuyên ngành tâm lý ứng dụng nhằm phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em, thanh, thiếu niên trong nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng.
Tư vấn tâm lý học đường rất quan trọng với học sinh, sinh viên nhưng vẫn còn là hoạt động khá mới mẻ và chưa được chú trọng ở nước ta. |
Theo bà Nguyễn Thị Bích Thu, ĐH Đà Nẵng, tâm lý học đóng vai trò quan trọng, thậm chí có thể xem là vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội, thông qua việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc ĐH, CĐ, trung cấp và dạy nghề.
Trước tiên, bởi tâm lý học giúp xác định nhân cách nghề cho các nghề nghiệp trong xã hội. Căn cứ vào đó, xã hội sẽ xác định được tiêu chuẩn của nguồn nhân lực chất lượng cao về năng lực, kỹ năng, xu hướng, thái độ, hành vi, tính khí cần có đối với người làm nghề.
Nếu mô hình nhân cách không được xác định tốt thì xã hội không có chuẩn đúng để đánh giá và câu hỏi thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao cần có cho xã hội sẽ mãi không thể có câu trả lời chính xác.
Quan trọng không kém, thông qua hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tư vấn học đường và hỗ trợ việc làm, các nhà tâm lý học tiếp cận tới người học để giúp đỡ họ đánh giá, tìm hiểu đặc điểm bản thân. Từ đó, người học có cơ sở chọn ngành học, tìm phương pháp học tập, tìm công việc phù hợp với bản thân, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để liên tục hoàn thiện.
Ông Trần Quang Kiểm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hải Phòng cũng đề cao vai trò của tâm lý học đường với đối tượng học sinh vừa rời mái trường phổ thông.
Theo ông, cần chú ý đặc biệt tới các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này, từ đó tìm ra cách nghĩ, cách làm nhằm giáo dục họ niềm đam mê nghề nghiệp, có trách nhiệm trước bản thân, gia đình và đất nước; biết cách xử lý mối quan hệ với người xung quanh, với đối tác, nói rộng ra là với toàn xã hội.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Bích Thu, hiện các nhà tâm lý học chưa đóng góp được cho hoạt động tư vấn, hướng nghiệp tương xứng với vai trò quan trọng của nó.
Khó cả "cung" lẫn "cầu"
Những năm gần đây, tư vấn tâm lý học đường chủ yếu mới dừng lại ở hình thức tham vấn, giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của học sinh, phụ huynh riêng lẻ chứ chưa trở thành một hoạt động trợ giúp tâm lý học đường thật sự chuyên nghiệp. Một trong những trường THPT đầu tiên có phòng tham vấn học đường là Đinh Tiên Hoàng (ra đời năm 2005), rồi Trường Nguyễn Tất Thành (năm 2009). Còn khảo sát của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy 63,7% số trường mong muốn có phòng tư vấn tâm lý học đường tại trường mình và nhiều trường cũng đang tiến hành triển khai.
Mặt khác, ở nước ta hiện chưa có chương trình đào tạo ngành tâm lý học đường mặc dù có nhiều trường đào tạo cử nhân ngành tâm lý học như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Quy Nhơn, ĐH Huế, ĐH Văn Hiến.
Mãi tới đầu năm 2011, sau một thời gian hợp tác với Trường ĐH St John's (Mỹ), Khoa Tâm lý - Giáo dục của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mới đang dần hoàn thiện chương trình đào tạo tâm lý học trường học.
Trưởng khoa Trần Quốc Thành cho biết, còn có nhiều khó khăn cho sự phát triển của ngành tâm lý học trường học, đó là do ngành còn quá mới nên chưa có mã số viên chức, số lượng học viên biết và quan tâm tới ngành còn ít.
Tâm lý e ngại, chưa muốn chia sẻ những vướng mắc liên quan đến các vấn đề tâm lý của mình cũng là một khó khăn cho những người nghiên cứu tâm lý học đường.
Bởi thế, mong muốn của ông Nguyễn Quốc Thành cũng là suy nghĩ chung của các đại biểu tham gia hội thảo mới được tổ chức tuần qua về vấn đề này: Xã hội cần nhận thức được sự cần thiết của ngành tâm lý học trường học.
Ví dụ chúng ta cần biết xử trí ra sao với tình trạng nghiện game, với nạn bạo lực học đường hay bắt nạt học đường… và phòng ngừa thế nào để hạn chế. Những việc này cần có sự trợ giúp của những người được đào tạo chuyên môn.
Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng cho biết: Việc giảng dạy những môn học, chuyên đề, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tâm lý học học đường đã thực hiện nhiều năm nay, song lĩnh vực tâm lý học học đường đang còn mới mẻ, hay còn chưa hình thành một phân ngành tâm lý học học đường chính thức.
Tuy nhiên, trong sự mới mẻ này, theo bà Lộc, chúng ta hoàn toàn có thể định hướng sự phát triển của ngành tâm lý học đường theo xu thế mới, hiện đại của thế giới.
Trước tiên, bởi tâm lý học giúp xác định nhân cách nghề cho các nghề nghiệp trong xã hội. Căn cứ vào đó, xã hội sẽ xác định được tiêu chuẩn của nguồn nhân lực chất lượng cao về năng lực, kỹ năng, xu hướng, thái độ, hành vi, tính khí cần có đối với người làm nghề.
Nếu mô hình nhân cách không được xác định tốt thì xã hội không có chuẩn đúng để đánh giá và câu hỏi thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao cần có cho xã hội sẽ mãi không thể có câu trả lời chính xác.
Quan trọng không kém, thông qua hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tư vấn học đường và hỗ trợ việc làm, các nhà tâm lý học tiếp cận tới người học để giúp đỡ họ đánh giá, tìm hiểu đặc điểm bản thân. Từ đó, người học có cơ sở chọn ngành học, tìm phương pháp học tập, tìm công việc phù hợp với bản thân, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để liên tục hoàn thiện.
Ông Trần Quang Kiểm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hải Phòng cũng đề cao vai trò của tâm lý học đường với đối tượng học sinh vừa rời mái trường phổ thông.
Theo ông, cần chú ý đặc biệt tới các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này, từ đó tìm ra cách nghĩ, cách làm nhằm giáo dục họ niềm đam mê nghề nghiệp, có trách nhiệm trước bản thân, gia đình và đất nước; biết cách xử lý mối quan hệ với người xung quanh, với đối tác, nói rộng ra là với toàn xã hội.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Bích Thu, hiện các nhà tâm lý học chưa đóng góp được cho hoạt động tư vấn, hướng nghiệp tương xứng với vai trò quan trọng của nó.
Khó cả "cung" lẫn "cầu"
Những năm gần đây, tư vấn tâm lý học đường chủ yếu mới dừng lại ở hình thức tham vấn, giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của học sinh, phụ huynh riêng lẻ chứ chưa trở thành một hoạt động trợ giúp tâm lý học đường thật sự chuyên nghiệp. Một trong những trường THPT đầu tiên có phòng tham vấn học đường là Đinh Tiên Hoàng (ra đời năm 2005), rồi Trường Nguyễn Tất Thành (năm 2009). Còn khảo sát của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy 63,7% số trường mong muốn có phòng tư vấn tâm lý học đường tại trường mình và nhiều trường cũng đang tiến hành triển khai.
Mặt khác, ở nước ta hiện chưa có chương trình đào tạo ngành tâm lý học đường mặc dù có nhiều trường đào tạo cử nhân ngành tâm lý học như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Quy Nhơn, ĐH Huế, ĐH Văn Hiến.
Mãi tới đầu năm 2011, sau một thời gian hợp tác với Trường ĐH St John's (Mỹ), Khoa Tâm lý - Giáo dục của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mới đang dần hoàn thiện chương trình đào tạo tâm lý học trường học.
Trưởng khoa Trần Quốc Thành cho biết, còn có nhiều khó khăn cho sự phát triển của ngành tâm lý học trường học, đó là do ngành còn quá mới nên chưa có mã số viên chức, số lượng học viên biết và quan tâm tới ngành còn ít.
Tâm lý e ngại, chưa muốn chia sẻ những vướng mắc liên quan đến các vấn đề tâm lý của mình cũng là một khó khăn cho những người nghiên cứu tâm lý học đường.
Bởi thế, mong muốn của ông Nguyễn Quốc Thành cũng là suy nghĩ chung của các đại biểu tham gia hội thảo mới được tổ chức tuần qua về vấn đề này: Xã hội cần nhận thức được sự cần thiết của ngành tâm lý học trường học.
Ví dụ chúng ta cần biết xử trí ra sao với tình trạng nghiện game, với nạn bạo lực học đường hay bắt nạt học đường… và phòng ngừa thế nào để hạn chế. Những việc này cần có sự trợ giúp của những người được đào tạo chuyên môn.
Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng cho biết: Việc giảng dạy những môn học, chuyên đề, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tâm lý học học đường đã thực hiện nhiều năm nay, song lĩnh vực tâm lý học học đường đang còn mới mẻ, hay còn chưa hình thành một phân ngành tâm lý học học đường chính thức.
Tuy nhiên, trong sự mới mẻ này, theo bà Lộc, chúng ta hoàn toàn có thể định hướng sự phát triển của ngành tâm lý học đường theo xu thế mới, hiện đại của thế giới.
Theo VietNamNet