5 vũ khí hiện đại nhất của Quân đội Việt Nam năm 2011

22/12/2011 16:28
Xuân Quyết (tổng hợp)
(GDVN) -Nhận chiến hạm, máy bay tiêm kích, và tên lửa hiện đại đã góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh cho QĐNDVN trong năm 2011.
Nhân ngày thành lập QĐNDVN 22/12. Báo Giáo dục xin điểm lại những loại vũ khí mới nhất và hiện đại nhất đã được tiếp nhận vào biên chế trong QĐNDVN trong năm 2011.


1. Nhận 2 chiến hạm hộ tống hiện đại Gepard 3.9

Năm 2011, Hải quân Việt Nam lần lượt nhận được hai chiến hạm hộ tống hiện đại Gepard 3.9 mang tên lần lượt là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.

Sự có mặt của hai chiến hạm hộ tống hiện đại Gepard 3.9 nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu cho Lực lượng Hải quân Việt Nam. Hai chiến hạm Gepard 3.9 đưa vào biên chế được đánh giá hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam.

Chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng của HQVN.
Chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng của HQVN.
Chiến hạm Gepard 3.9 Lý Thái Tổ
Chiến hạm Gepard 3.9 Lý Thái Tổ

2. Nhận hệ thống tên lửa bờ biển Bastion thứ hai.

Sau khi nhận được hệ thống K-300P Bastion đầu tiên vào năm 2010. Năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhận được hệ thống Bastion thứ thứ 2 trong khuôn khổ hợp đồng đã ký với Nga vào năm 2005.

K-300P Bastion là hệ thống phòng thủ bờ biển di động được đánh giá hiện đại nhất thế giới, sự có mặt của loại tên lửa này có ý nghĩa chiến lược đối với công tác đảm bảo toàn vẹn chủ quyền lãnh hải và an ninh hàng hải quốc gia, nhất là đối với Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000km.

Các chiến sỹ HQVN luyện tập với hệ thống tên lửa bờ biển Bastion.
Các chiến sỹ HQVN luyện tập với hệ thống tên lửa bờ biển Bastion.

3. Nhận 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2V.

Trong khuôn khổ hợp đồng mua 8 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK đã ký với Nga năm 2009, ngày 22/6/2011 phía Nga đã chuyển giao 4 tiêm kích đa năng Su-30MK đầu tiên của hợp đồng này cho Việt Nam.

Ngoài hợp đồng mua 8 chiếc của năm 2009, năm 2010 Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc nữa.


Máy bay Su-30MK2 đã được cải tiến một số hệ thống điện tử theo yêu cầu nhiệm vụ của Việt Nam, tiêm kích này đã được tăng cường khả năng tác chiến trên biển với các hệ thống điện tử và vũ khí mới.

Chiến đấu cơ Su-30MK2V của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ Su-30MK2V của Không quân Việt Nam

Các hệ thống điện tử cải tiến cho phép Su-30MK2 của Việt Nam có khả năng theo dõi 10  mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trên không cùng lúc hoặc 2 mục tiêu mặt đất.

4 chiếc Su-30MK2 mới được chuyển giao, cùng 4 chiếc đã được chuyển giao trước đó nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến của Không quân Việt Nam.

4. Nhận 2 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak.

Ngày 20/10/2011, tại nhà máy đóng tàu Almaz của Nga  đã tiến hành ký kết văn bản bàn giao tiếp hai tàu tuần tra cao tốc Svetlyak cho Hải quân Việt Nam.

Hai tàu tuần tra cao tốc mang số hiệu tạm thời là 044 và 045 sẽ được tiến hành các thử nghiệm trong tháng 10/2011 và sẽ được chuyển về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Tàu tuần tra cao tốc Svetlyak số hiệu 045.
Tàu tuần tra cao tốc Svetlyak số hiệu 045.
Tàu tuần tra cao tốc Svetlyak sô hiệu 044.
Tàu tuần tra cao tốc Svetlyak sô hiệu 044.

5. Nhận tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng.

Tiếp nối với sự kiện nhận được các loại vũ khí tiến tiến từ Nga. Hải quân Việt Nam lần đầu tiên nhận được một tàu pháo TT-400TP do nhà máy Z-173 (Công ty đóng tàu Hồng Hà) đóng cho Hải quân Việt Nam.

Tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng theo thiết kế của nước ngoài.
Tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng theo thiết kế của nước ngoài.

Việc chế tạo, thử nghiệm và đưa vào vận hành tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng có ý nghĩa rất quan trọng trong kế hoạch từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự cho Hải quân Việt Nam. Đồng thời đưa trình độ đóng tàu của Việt Nam lên  một tầm cao mới.

Xuân Quyết (tổng hợp)