Họ đã và đang đồng hành cùng sự phát triển của báo GDVN!

29/12/2011 06:54
Thành Chung
(GDVN) - Sự theo dõi, đồng hành từ những bức thư tâm huyết, lời sẻ chia của độc giả trong và ngoài nước đã cùng báo GDVN có được những bước tiến, phát triển...
Họ là các vị Tướng, lãnh đạo cao cấp đã đồng hành với báo GDVN! Tuy mới được ra đời và phát triển trong một thời ra rất ngắn, nhưng Báo điện Tử Giáo Dục Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả xa gần trong cả nước. Và một điều vinh dự cho báo là ngay từ khi mới ra đời, báo đã nhận được sự quan tâm của các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các vị tướng lĩnh trong quân đội...
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (bên trái) và GS Nguyễn Minh Thuyết. (bên phải).
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (bên trái) và GS Nguyễn Minh Thuyết. (bên phải).
Báo điện tử GDVN ghi nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu, sự hiện diện và những bài viết cộng tác của các độc giả như của vị Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên đại biểu QH khóa VIII, IX, X vừa gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lá thư ngỏ gửi 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII ngay trước thềm khai mạc kỳ họp thứ nhất diễn ra vào ngày 21.7.2011. Tướng Thước là người đã từng được xếp vào bộ tứ nhân vật quyết liệt, thẳng thắn và có trách nhiệm cao tại nghị trường “Nhất Thước, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”. Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến sự hiện diện của vị GS Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc Hội trong 2 khóa XI, XII, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD TTN&NĐ của Quốc hội. GS Nguyễn Minh Thuyết đã đồng hành cùng báo GDVN ngay từ những ngày đầu phát triển với những lá thư góp ý, những ý kiến đóng góp quý báu và những bài trả lời phỏng vấn hay về những vấn đề văn hóa và giáo dục.... Ngoài ra cũng cần phải kể đến sự hiện diện, đóng góp và cộng tác với báo của các tướng lĩnh khác như Trung tướng Lê Hữu Đức, Thiếu tướng - Anh hùng lưc lượng vũ trang Lê Mã Lương, Trung tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Xuân Thệ...
Những bức thư hiến kế chống ùn tắc giao thông tâm huyết
Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải những bài báo liên quan đến câu chuyện tắc đường và nguyên nhân, phương cách giải quyết vấn nạn tắc đường ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh mà tân Bộ trưởng Đinh La Thăng đưa ra đã thu hút được sự quan tâm, theo dõi sát của bạn đọc. Bên cạnh những lời sẽ chia, tâm sự, tòa soạn cũng nhận được rất nhiều bức thư đầy tâm huyết của bạn đọc trong và ngoài nước gửi về, với mong muốn thông qua báo giáo dục Việt Nam chuyển đến tới các cơ quan chức năng, đến Bộ trưởng Đinh La Thăng những kế sách chống ùn tắc giao thông.

Xung quanh câu chuyện ùn tắc giao thông đã có rất nhiều những bức thư tâm huyết của độc giả được gửi tới báo GDVN để hiến kế chống ùn tắc. (Ảnh: Internet).
Xung quanh câu chuyện ùn tắc giao thông đã có rất nhiều những bức thư tâm huyết của độc giả được gửi tới báo GDVN để hiến kế chống ùn tắc. (Ảnh: Internet).
Đó là bức thư dài 3.000 chữ của độc giả Trịnh Thế Cường, một cựu chiến binh ở phường Quốc tử giám, Đống Đa Hà Nội muốn thông qua báo GDVN gửi tới tân bộ trưởng Đinh La Thăng những lời tâm huyết trong việc giải bài toán tắc đường. Trong đó, độc giả này cũng có những phân tích, đánh giá, những chia sẻ, góp ý với Bộ trưởng Bộ Giao thông và các nhà quản lý về tình hình giao thông, nguyên nhân dẫn đến tắc đường, những ưu điểm và hạn chế của các phương tiện giao thông công cộng ở thủ đô Hà Nội. Rồi bức thư của độc giả Tuấn Mai, sinh trưởng trong một gia đình gốc 5 đời ở Hà Nội. Độc giả đã chia sẻ những quan điểm cá nhân của mình xung quanh bài toán giao thông ở Hà Nội. Trong bức thư gửi đến báo GDVN độc giả Bùi Viên Sơn, đã đưa ra những ý kiến đóng góp để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và hạn chế người vi phạm. Độc giả này cũng đặt niềm tin, nếu kiên trì áp dụng đồng bộ những giải pháp đó thì chỉ sau 3 tháng sẽ giải quyết được nạn ùn tắc. Ngoài những độc giả kể trên, trong thời gian qua, báo Giáo dục Việt Nam cũng đã nhận được rất nhiều bức thư, sự sẻ chia tâm huyết của các độc giả trong nước và ngoài nước đề xuất những kế sách nhằm chống tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn. Những bức thư hiến kế đầy tâm huyết đó đã cùng báo Giáo dục Việt Nam góp ý thêm với các cơ quan chức năng, với tân Bộ trưởng Đinh La Thăng những giải pháp thiết thực, tích cực cho "công cuộc" chống ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn của nước ta. Lên tiếng cùng báo GDVN trong diễn biến dịch Chân tay miệng và vụ "ông già" Ozon Thời gian qua, có thể khẳng định những diễn biến xung quanh dịch Chân tay miệng và việc làm của "ông già" ozon Nguyễn Văn Khải được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả. Theo một thống kê chưa chính xác, những bài được độc giả phản hồi nhiều nhất trên báo GDVN trong thời gian qua có lẽ cũng chính là những bài viết liên quan đến vấn đề này. Và cũng theo thống kê này, có nhiều bài trong loạt bài liên quan đến vụ việc này đã nhận được tới con số hàng trăm phản hồi.

Trong diễn biến dịch bệnh Chân tay miệng và vụ "ông già" Ozon, rất nhiều độc giả đã cùng lên tiếng với báo GDVN.
Trong diễn biến dịch bệnh Chân tay miệng và vụ "ông già" Ozon, rất nhiều độc giả đã cùng lên tiếng với báo GDVN.
Điều đó càng cho thấy sự quan tâm, đồng hành, lên tiếng của độc giả cùng với báo GDVN để bảo vệ những kết quả, phương cách phòng, chống dịch bệnh hiệu quả nhưng chưa được thừa nhận bởi những lý do "cứng nhắc, quan liêu" của một số cơ quan nhà nước. Quay trở lại vấn đề, dịch bệnh Chân tay miệng bùng phát, khi "ông già" ozon Nguyễn Văn Khải đưa ra thông tin chữa được bệnh Chân tay miệng bằng dung dịch Anolyt nhưng chỉ nhận được sự im lặng từ Bộ Y tế. Sự vào cuộc đầu tiên của báo Giáo dục Việt Nam trong việc đăng tải các bài viết liên quan đến vụ việc này đã nhận được những phản hồi hết sức tích cực từ phía độc giả. Dù gặp phải không ít khó khăn nhưng chính nhờ những ý kiến của không ít độc giả đã từng cho vợ, con mình sử dụng dung dịch Anolyt của TS Khải và mang lại hiệu quả, những sự động viên, ủng hộ từ rất nhiều độc giả khác đã khích lệ để báo GDVN lên tiếng mạnh mẽ hơn. Những cái nhìn nhiều chiều, khách quan về diễn biến dịch bệnh và về việc làm của "ông già" ozon đã tiếp tục được độc giả phản hồi về báo. Không chỉ có những độc giả trong nước mà nhiều độc giả ở nước ngoài có những hiểu biết sâu rộng về vấn đề như độc giả Nguyễn Văn Thuật (ĐH Paris 10)... đã có những chia sẻ, gửi thư điện tử về cùng lên tiếng với báo. Điều này càng cho thấy sức lan tỏa thông tin của báo GDVN trong lòng bạn đọc và giúp báo có nhiều những tác phẩm hay hơn, bám sát hơn. Sự quan tâm, động viên, đồng hành, cùng lên tiếng của độc giả không chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài trước những thông tin được phản ánh trong thời gian qua đã góp phần rất lớn cổ vũ, khích lệ báo GDVN ngày càng đi lên, phát triển. Báo GDVN luôn trân trọng và ghi nhận những sự tâm huyết đó của bạn đọc. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để có những thông tin cập nhật, khách quan, trung thực ở nhiều khía cạnh đời sống, xã hội... đến với độc giả. Và chúng tôi cũng mong rằng, sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa những lá thư tâm huyết, những sự chia sẻ, tâm sự, đồng hành, cùng lên tiếng của độc giả với báo để báo điện tử Giáo dục Việt Nam trở thành là người bạn, người đưa tin đáng tin cậy của mỗi độc giả...
Thành Chung