Tự mình làm trái quy chế của mình
Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc trường tiểu học Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An đã đạt trường chuẩn Quốc gia một tháng nay không có hiệu trưởng phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã tìm ra căn nguyên của sự việc trên.
Tuy lãnh đạo ngành giáo dục huyện Thanh Chương đã triển khai các bước để bổ nhiệm hiệu trường đúng quy trình nhưng lạ đời thay trong quá trình này có quá nhiều sự ngang trái.
Tuy lãnh đạo ngành giáo dục huyện Thanh Chương đã triển khai các bước để bổ nhiệm hiệu trường đúng quy trình nhưng lạ đời thay trong quá trình này có quá nhiều sự ngang trái.
Sau khi trưng cầu ý kiến từ hiệu trưởng cũ của trường tiểu học Thanh Hà là thầy Phan Văn Kháng và lãnh đạo xã Thanh Hà về nguồn bổ nhiệm lên chức vụ hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà. Tuy nhiên do sự trái ngược ý kiến giữa lãnh đạo trường tiểu học Thanh Hà và lãnh đạo xã Thanh Hà đã khiến cho sự việc thêm rắc rối. Không những vậy ngay trong bộ máy lãnh đạo xã Thanh Hà cũng đã có sự chồng chéo quan điểm về sự việc này.
Toàn bộ quá trình lấy phiếu thăm dò để bổ nhiệm lên chức vụ hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà được ông Phạm Việt Hải - chuyện viên phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương nắm rõ từ đầu đến cuối nhưng nó lại có quá nhiều sai sót |
Để quyết định sớm vấn đề này phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương đã tiến hành bỏ phiếu thăm dò ý kiến của các thầy cô đang dạy học trong trường tiểu học Thanh Hà để xem xét thêm. Việc làm này là đúng quy trình và quy chế bổ nhiệm nhân sự tuy nhiên gần như đã có sự nhúng tay sâu của những cá nhân để vụ lợi khiến kết quả thăm dò đi sai lệch theo chiều hướng khác.
Theo biên bản bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm cán bộ quản lý tại trường Thanh Hà thì quy chế được đưa ra và do ông Phạm Việt Hải phổ biến và quy định rõ ràng: Cách thức phiếu đã in sẵn. Đồng ý đánh vào đồng ý, không đồng ý đánh dấu vào ô không đồng ý. Có thể ghi thêm người ngoài nguồn quy hoạch nhưng phải là người trong trường.
Số phiếu được phát ra là 28 phiếu. Kết quả được là 12/28 (đạt 42,8%) phiếu đồng ý cô Trần Thị Châu hiện đang là hiệu phó trường tiểu học Thanh Hà nắm chức vụ hiệu trưởng. 4/28 (đạt 14,2 %) phiếu đồng ý cô Lê Thị Kim Nhung hiện đang là hiệu phó trường tiểu học Thanh Hà lên giữ chức hiệu trưởng. Và có 9/28 số phiếu đồng ý cô Nguyễn Thị Lộc hiện đang là hiệu phó trường tiểu học Thanh Long, huyện Thanh Chương về làm hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà.
Như vậy theo đúng quy chế của ông Hải đã phổ biến và quy định thì kết quả đã đi ngược hoàn toàn. Vì cũng theo ông Hải thì nguồn được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà chỉ có cô Châu và Cô Nhung. Tuy nhiên trong kết quả bỏ phiếu thăm dò ghi rõ ràng có 9 phiếu đồng ý bổ nhiệm cô Lộc và theo quy định đã đưa ra trong văn bản thì rõ ràng số phiếu này đã sai quy chế vì cô Lộc không phải là cán bộ, giáo viên trong trường và cũng không nằm trong nguồn bổ nhiệm.
Trong cùng một biên bản dò xét nhưng lạ thay kết quả lại "phát sinh" ngoài quy chế |
Khi trao đổi vấn đề này với ông Phạm Việt Hải – chuyên viên phụ trách thanh tra, tổ chức, thi vụ Phòng GD&ĐT huyện Thanh Chương, thì ông Hải lại giải thích: Việc đưa cô Lộc vào kết quả là đúng vì theo điều 7 Quyết định số 66//2008/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân tình Nghệ An quy định: Phiếu được ghi hai cột đồng ý và không đồng ý. Người tham gia bỏ phiếu đánh dấu (X) vào ô mà mình chọn. Ngoài ra phiếu còn có dòng để người tham gia bỏ phiếu, giới thiệu nhân sự khác hoặc ý kiến khác.
Nhưng có lẽ một chuyên viên phòng giáo dục như ông Hải cũng nên biết trong mục 1,2,3 điều 7 của Quyết định 66/2008/QĐ – UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng ghi rõ:
-Báo cáo chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức sẽ bổ nhiệm
-Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu, tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển, dự kiến sẽ phân công công tác.
- Phát hiện và giới thiệu bổ sung nhân sự của hội nghị (ngoài danh sách nhân sự do lãnh đạo giới thiệu)
Theo thầy Phan Văn Kháng nguyên hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà thì hôm tổ chức bỏ phiếu ngoài cô Nhung và cô Châu không có ai có ý kiến bổ sung thêm cô Lộc vào danh sách bỏ phiếu. Như vậy thì văn bản này đã làm sai theo quy định vì đã đưa phiếu không hợp lệ vào kết quả.
Ngay cả ông Nguyễn Hoài Nam – trưởng phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương cũng cho rằng: “Số phiếu bỏ cô Lộc nếu cố Lộc là người ngoài trường và không nằm trong nguồn thì kết quả ghi trên biên bản là sai”.
Giả sử việc cho cô Lộc vào kết quả là đúng quy định như ông Hải nói thì chẳng khác nào ông Hải tự “lấy tay tát vào mặt mình”. Bởi lẽ ông Hải chính là người phổ biến quy định trước khi bỏ phiếu cũng chính ông Hải là người kiểm phiếu và ghi kết quả bỏ phiếu vào văn bản. Giờ chính ông lại trả lời phản bác lại chính ý kiến của mình. Có lẽ ông Hải không đủ tự tin để nhận ra sai lầm của mình hay đàng sau đó ông Hải đang có những âm mưa toan tính gì?
Có hay không mưu đồ cá nhân?
Sau khi cộng toàn bộ số phiếu trên biên bản chúng tôi chỉ thấy có 25. Trong khi đó số phiếu ghi trên bản phát ra là 28 phiếu. Vậy 3 phiếu còn lại ở đâu?
Theo ông Hải cho biết thì số phiếu còn lại là phiếu trắng không bầu ai cả nên không ghi vào văn bản. Chúng tôi đề nghị được xem toàn bộ số phiếu trên. Sau khi kiểm tra lại toàn bộ số phiếu chúng tôi đã phát hiện ra một sự thật mới.
Đó là trong 3 phiếu mà ông Hài cho là phiếu trắng thì chỉ có một phiếu trắng, một phiếu sai quy chế còn 1 phiếu vẫn đồng ý bầu nhiệm một cô giáo tên Long tại trường tiểu học Thanh Long lên làm chức vụ hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà. Khi chúng tôi phát hiện ra điều này và hỏi ông Hải thì ông Hải tỏ vẻ rất bất ngờ.
Phiếu bầu chọn cho một cô giáo tên Long tại trường tiểu học Thanh Long trong buổi dò xét chức vụ hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà không được đưa vào biên bản |
Như vậy nếu như theo ý kiến ông Hải việc cho cô Lộc vào danh sách là đúng thì phiếu bầu cho cô giáo Long này cũng phải ghi vào trong kết quả bỏ phiếu. Tuy nhiên kết quả trong biên bản bỏ phiếu không hề có xuất hiện nào của cô tên Long tại trường tiểu học Thanh Long. Vậy tại sao lại có sự trớ trêu này?
Trả lời vấn đề này ông Hải giải thích rất đơn giản: “Cái này là do phòng Nội Vụ đếm. Có lẽ là do sai sót gì đó và cái này thực chất cũng không ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu”.
Cùng vói đó trong biên bản bỏ phiếu này có đến hai nét chữ khác nhau. Về vấn đề này ông Hải giải thích: “Người ghi biên bản tại trường là người khác viết, còn kết quả kiểm phiếu là do tôi viết”.
Đáng ngạc nhiên hơn là mặc dù thời gian bỏ phiếu và thời gian kiểm phiếu khác nhau nhưng trong biên bản bỏ phiếu tại trường Thanh Hà lại có cùng ngày giờ với nhau.
Về điều này ông Hải tiết lộ : “Phiếu kín được bỏ tại trường Thanh Hà sau đó được đưa về phòng giáo dục mới kiểm phiếu. Hôm kiểm tra phiếu chỉ có tôi, thầy Nguyễn Hoài Nam – Trưởng phòng giáo dục và một cán bộ của phòng Nội Vụ chứ không đủ cả hội đồng kiểm phiếu ở đó”.
Như vậy kết quả kiểm phiếu sai lệch, kết quả kiểm phiếu sai với quy chế phổ biến trước khi bỏ phiếu. Kèm với khi kiểm phiếu lại không có đầy đủ cả hội đồng kiểm phiếu. Toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối chỉ có ông Hải là người nắm rõ nhất.
Liệu rằng những số phiếu đó có thực chất là phiếu đã bỏ tại trường tiểu học Thanh Hà sáng ngày 1/12/2011 hay không hay đó chỉ là phiếu của một nhóm cá nhân tự sắp xếp? Cái đó chỉ có ông Hải mới biết rõ. Dư luận đang rất mong sớm có sự vào cuộc điều tra của các nghành chức năng liên quan.
Liệu rằng những số phiếu đó có thực chất là phiếu đã bỏ tại trường tiểu học Thanh Hà sáng ngày 1/12/2011 hay không hay đó chỉ là phiếu của một nhóm cá nhân tự sắp xếp? Cái đó chỉ có ông Hải mới biết rõ. Dư luận đang rất mong sớm có sự vào cuộc điều tra của các nghành chức năng liên quan.
Xuân Hòa