TÂN HOA XÃ, TRUNG QUỐC

"Ủy ban Trung Quốc của Mỹ bị tin tặc Ấn Độ tấn công"

12/01/2012 09:57
Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trong tuần, tin tặc Ấn Độ đã đưa lên mạng một số nội dung từ các bức thư điện tử của các thành viên Ủy ban Đánh giá Kinh tế-An ninh Mỹ-Trung.

Ngày 10/1, tờ “Thời báo Tài chính” Anh có bài viết “Cục điều tra Liên bang Mỹ điều tra vụ Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung bị tin tặc tấn công”. >>Xuất hiện vũ khí mới đe dọa sự sống còn của nhiều quân đội

Theo bài báo, hai nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Cục điều tra Liên bang (FBI) đang điều tra một vụ thư điện tử (email) của một ủy ban được Quốc hội thành lập, công bố báo cáo về quan hệ kinh tế, quân sự Mỹ-Trung đã bị tin tặc (hacker) tấn công.

Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng chặt chẽ, gây lo ngại cho Ấn Độ
Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng chặt chẽ, gây lo ngại cho Ấn Độ
Một tổ chức tin tặc của Ấn Độ trong tuần này đã đưa trích lục của một số bức thư điện tử lên mạng internet. Tổ chức này cho biết, những nội dung này được lấy từ một Bản ghi nhớ của một Bộ Tư lệnh Tình báo quân đội Ấn Độ.

Một nguồn tin hiểu rõ tình hình điều tra cho biết, những thư điện tử này là thật. Nhưng, Bản ghi nhớ này “đáng nghi ngờ”, Cục điều tra Liên bang hoàn toàn không tin là thật.

Ngày 10/1, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từ chối xác nhận tính chân thực của Bản ghi nhớ này, hoặc thừa nhận Ấn Độ đang tiến hành theo dõi Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung. Họ nói, việc diễn tả cái gọi là hoạt động theo dõi là “rối rắm, tối nghĩa”. >>Xuất hiện vũ khí mới đe dọa sự sống còn của nhiều quân đội

Người phát ngôn của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Jonathan Wes cho biết, Ủy ban “biết rõ tình hình này và đã liên hệ với các cơ quan có liên quan để tiến hành điều tra”.

Nếu đây là sự thực, Bản ghi nhớ này cho thấy, gián điệp Ấn Độ có hứng thú đối với việc Mỹ-Trung tiếp xúc về kinh tế có thể sẽ tăng cường sức mạnh công nghệ cho Trung Quốc và quan điểm của Mỹ đối với việc Trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ.

Mỹ-Ấn tăng cường đối thoại (ảnh minh họa)
Mỹ-Ấn tăng cường đối thoại (ảnh minh họa)

Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc tạo ra mối đe dọa an ninh ngày càng nghiêm trong đối với họ. Ấn Độ lo ngại, Trung-Mỹ có thể hình thành G2. Trong thời gian thăm Bắc Kinh năm 2009, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố, Trung Quốc phát huy vai trò đối với ổn định ở Nam Á khiến cho Ấn Độ vô cùng giận dữ.

Nhưng một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, trong vài tháng gần đây, đối thoại giữa Ấn Độ và Mỹ có phạm vi mở rộng, nhằm xóa tan sự lo ngại của New Delhi đối với quan hệ Washington-Bắc Kinh ngày càng chặt chẽ, trong khi mình bị gạt ra ngoài.

Trang mạng của đài phát thanh VOA, Mỹ cho biết, gần đây, một số tin tặc đã đưa một số tài liệu tình báo của Quân đội Ấn Độ, được cho là liên quan đến hoạt động gián điệp mạng, lên internet.

Những tài liệu này còn bổ sung thêm sự trao đổi thư điện tử giữa một số nhân viên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung. Có tin cho rằng, đây là tin tặc của Quân đội Ấn Độ gây ra.

Nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu châu Á-Quỹ truyền thống Mỹ Dean Cheng cho biết, sự cố này hiện tuy không thể xác nhận tính chân thực của nó, nhưng có thể xảy ra.

Trước đây, Trung Quốc nhiều lần bị cáo buộc phái tin tặc xâm nhập vào hệ thống mạng của Chính phủ Mỹ, lần này dư luận phỏng đoán Quân đội Ấn Độ hành động như vậy rối cuộc là vì bản thân Ấn Độ, cũng là vì Trung Quốc.

Tin tặc gây lo ngại ngày càng nhiều cho các nước
Tin tặc gây lo ngại ngày càng nhiều cho các nước
Dean Cheng cho rằng, sự suy đoán này xem ra không phù hợp với thực tế. Ông nói: “Giữa Trung Quốc và Ấn Độ tuy có quan hệ đối tác kinh tế rất quan trọng, nhưng họ tuyệt đối không phải là quan hệ đồng minh. Giữa Trung-Ấn có rất nhiều vấn đề an ninh, bao gồm vấn đề Pakistan và biên giới Trung-Ấn. Vì vậy, nếu nói Ấn Độ giúp Trung Quốc tấn công mạng của Chính phủ Mỹ thì thật kỳ quặc”.

Dean Cheng nói thêm, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính, trong tương lai con người thấy được càng nhiều cá nhân, tổ chức thậm chí quốc gia tấn công lẫn nhau, xâm lược lẫn nhau trên mạng internet. Nhưng vấn đề là, công nghệ hiện nay còn chưa hoàn thiện đến mức có thể ngăn chặn những vấn đề này. >>Xuất hiện vũ khí mới đe dọa sự sống còn của nhiều quân đội

Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)