Iran là quốc gia Hồi giáo lớn ở khu vực Trung Đông, có vị trí địa chiến lược quan trọng, nằm án ngữ trên "con đường tơ lụa" cổ, kiểm sóat các hoạt động giao thương quốc tế qua eo biển Ho-mút và là cầu nối liên lục địa Trung Á với Ấn Độ Dương. Iran là trung tâm của hai khu vực dầu mỏ chính là vịnh Péc-xích và biển Ca-xpi, có trữ lượng dầu mỏ chiếm 10% trữ lượng dầu mỏ thế giới và đứng thứ hai sau A-rập Xê-út về sản lượng dầu mỏ. Có tiềm lực quân sự được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực, Iran thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang hiện đại trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất các loại vũ khí hiện đại kết hợp với mua sắm vũ khí trang bị của nước ngoài nhằm xây dựng lực lượng vũ trang có khả năng ngăn chặn có hiệu quả những uy hiếp quân sự từ nước ngoài bằng sức mạnh tổng hợp.
Tên lửa Shehab-3 của Iran. |
>> Đánh giá sức mạnh quân sự của Iran
>> Các cường quốc đang đấu đá nhau tại Iran
>> Mỹ - Iran có nguy cơ bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào
Nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho quân đội, sẵn sàng đánh trả mọi khả năng tiến công quân sự đối với Iran, gần đây Iran đã tổ chức các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí, kỹ thuật quân sự hiện đại như: đưa vào thử nghiệm tên lửa tầm ngắn Zalal-1 và Fajr-5 có tầm bắn từ 62 đến 320km, có khả năng mang đầu đạn nặng 1200 đến 1800 bảng Anh, có thể bắn tới các mục tiêu, các căn cứ quân sự Mỹ ở khu vực vịnh Péc-xích và A-rập Xê-út. Lực lượng vũ trang Iran bao gồm: lực lượng chính qui để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (RG) để bảo vệ thành quả Cách mạng Hồi giáo và sẵn sàng hỗ trợ lực lượng chính qui khi có yêu cầu, lực lượng dân quân Ba-si. Trong đó, lực lượng chính qui có 420000 người (Lục quân: 350000, Không quân: 52000, Hải quân: 18000), Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có 125000 người, Dân quân Ba-si có 350000 người.Lục quân Iran Lục quân Iran được tổ chức thành 3 quân đoàn (mỗi quân đoàn được biên chế 3 sư đoàn bộ binh), 23 sư đoàn (trong đó có: 12 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn bộ binh cơ giới, 1 sư đoàn tác chiến đặc biệt, 2 sư đoàn đặc công, 1 sư đoàn kỵ binh, 1 sư đoàn kỹ thuật), 6 trung, lữ đoàn pháo binh. Lục quân Iran được trang bị 2.943 xe tăng, thiết giáp gồm: 2.413 xe tăng (M-48, M-60, M-K3, M-K5, T-54, T-55, T-62, T-72, T-72Z), 610 xe thiết giáp, 640 xe chở quân bọc thép. Pháo binh có 3.196 khẩu pháo các loại gồm: 2.010 khẩu pháo xe kéo từ 105 đến 203mm (trong đó có khoảng 500 khẩu D-30 do LX cũ sản xuất), 876 khẩu pháo phản lực từ 107 đến 240mm,
Tên lửa Shehab-2 của Iran. |
Tiềm lực quân sự Israel và Iran: Ai hơn ai?
"Saddam và Gaddafi ra đi là do từ bỏ vũ khí hạt nhân"
Hệ thống tên lửa hành trình diệt tàu địch tối tân nhất của Hải quân Iran
5.000 khẩu cối các loại từ 60 đến 120mm, 1.700 súng pháo phòng không, 42 bệ tên lửa đất đối không, 32 bệ tên lửa đất đối đất Scud-B và Scud-C, 500 tên lửa Shehab-1 và Shehab-2, 100 tên lửa Shehab-3, 75 hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển, 17 máy bay vận tải, 50 trực thăng vũ trang AH-1J Cobrra, 20 trực thăng CH-47, 25 trực thăng Mi-8 và 128 trực thăng đa năng. Hệ thống vũ khí của Lục quân Iran chủ yếu do Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên cung cấp, trong đó có tên lửa tầm trung có khả năng bắn tới Israel và các căn cứ quân sự Mỹ tại Trung Đông. Quân đội Iran đang sử dụng tên lửa đạn đạo Scud-B, Scud-C, dựa trên phiên bản Scud của Nga, được CHDCND Triều Tiên cải tiến bộ phận chứa nhiên liệu và đầu đạn (giảm 50% khối lượng) với tầm bắn tăng lên đến 500km, có độ chính xác cao hơn. Đồng thời Iran còn tiếp nhận công nghệ chế tạo tên lửa Nodong của CHDCND Triều Tiên, đổi tên thành tên lửa Fajr. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga, Iran đã nâng cấp tên lửa Fajr thành tên lửa Shehab-1/2 có tầm bắn từ 300 đến 500km và tên lửa Shehab-3 có tầm bắn 2.000km. Trong nhiều năm, Iran đã sản xuất các tên lửa nhiên liệu rắn, không điều khiển Fateh-110 với tầm bắn trên 200km. Tương lai, Iran sẽ ứng dụng công nghệ nhiên liệu rắn để chế tạo tên lửa có tầm bắn lớn hơn, đồng thời tập trung phát triển hệ thống tên lửa nhiên liệu lỏng với tầm bắn hơn 1.000km. Mua và đưa vào biên chế 18 tên lửa tầm trung R-27 (Nga sản xuất) từ CHDCND Triều Tiên có tầm bắn từ 2.500 đến 4.000km có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Theo Lịch sử Quân sự Việt Nam