Iran là quốc gia Hồi giáo lớn ở khu vực Trung Đông, có vị trí địa chiến lược quan trọng, nằm án ngữ trên "con đường tơ lụa" cổ, kiểm sóat các hoạt động giao thương quốc tế qua eo biển Ho-mút và là cầu nối liên lục địa Trung Á với Ấn Độ Dương. Iran là trung tâm của hai khu vực dầu mỏ chính là vịnh Péc-xích và biển Ca-xpi, có trữ lượng dầu mỏ chiếm 10% trữ lượng dầu mỏ thế giới và đứng thứ hai sau A-rập Xê-út về sản lượng dầu mỏ.
Tàu tuần tra mang tên lửa lớp Joshan của Iran. |
Hệ thống tên lửa hành trình diệt tàu địch tối tân nhất của Hải quân Iran
Cận cảnh các bệ tên lửa đất đối không S-200 của phòng không Iran
Tên lửa hủy diệt tàu nổi của quân đội Iran
Cận cảnh pháo tự hành hạng nặng của Lục quân Iran
Cảnh Iran bắn thử 5 loại tên lửa đạn đạo Shahab
Có tiềm lực quân sự được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực, Iran thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang hiện đại trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất các loại vũ khí hiện đại kết hợp với mua sắm vũ khí trang bị của nước ngoài nhằm xây dựng lực lượng vũ trang có khả năng ngăn chặn có hiệu quả những uy hiếp quân sự từ nước ngoài bằng sức mạnh tổng hợp. Nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho quân đội, sẵn sàng đánh trả mọi khả năng tiến công quân sự đối với Iran, gần đây Iran đã tổ chức các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí, kỹ thuật quân sự hiện đại như: đưa vào thử nghiệm tên lửa tầm ngắn Zalal-1 và Fajr-5 có tầm bắn từ 62 đến 320km, có khả năng mang đầu đạn nặng 1200 đến 1800 bảng Anh, có thể bắn tới các mục tiêu, các căn cứ quân sự Mỹ ở khu vực vịnh Péc-xích và A-rập Xê-út. Lực lượng vũ trang Iran bao gồm: lực lượng chính qui để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (RG) để bảo vệ thành quả Cách mạng Hồi giáo và sẵn sàng hỗ trợ lực lượng chính qui khi có yêu cầu, lực lượng dân quân Ba-si. Trong đó, lực lượng chính qui có 420000 người (Lục quân: 350000, Không quân: 52000, Hải quân: 18000), Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có 125000 người, Dân quân Ba-si có 350000 người. Hải quân Iran Lực lượng Hải quân Iran được tổ chức thành hai lữ đoàn hải quân với 258 tàu chiến đấu, gồm: 3 tàu ngầm chiến thuật (SSK), 3 tàu hộ vệ (lớp Alvand), 2 tàu hộ tống (lớp Bayandor) và 250 tàu tuần tiễu, 5 tàu rải, quét mìn, 16 tàu đổ bộ và 27 tàu phục vụ, 21 máy bay chiến đấu và 30 máy bay trực thăng. Các loại tàu chiến trong biên chế hiện nay của Hải quân Iran chủ yếu của Mỹ và Anh sản xuất trước năm 1979 (trừ 3 tàu ngầm Kilo - lớp Tareq do Nga sản xuất). Hải quân Iran bố trí hệ thống tên lửa C-802 (TQ) dọc bờ biển, cùng với việc thử nghiệm ngư lôi mới có tốc độ trên 300km/h (tương đương loại Shkaval của Nga), nhằm duy trì khả năng đánh trả có hiệu quả các hoạt động quân sự trên biển.
Theo Lịch sử Quân sự Việt Nam