Theo CCTV, khi nói đến cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, có thể dùng một chuỗi con số để khái quát, 40 năm trước ông đã mở ra bức màn “Chiến tranh Lạnh”, cùng Tổng thống Nixon khởi động lại ngoại giao Trung-Mỹ, đồng thời trong hơn 40 năm sau đó, ông đã đến Trung Quốc hơn 50 lần.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger |
Năm 2012 là tròn 40 năm Nixon thăm Trung Quốc, Kissinger lại tiếp tục đến Trung Quốc. Ngày 14/1, ông đã có bài trả lời phỏng vấn đài CCTV của Trung Quốc.
Khi nói về tầm quan trọng kỷ niệm tròn 40 năm Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc, Kissinger cho rằng, hệ thống cộng đồng quốc tế đã có sự thay đổi mang tính cách mạng.
Trong hơn 20 năm qua, Mỹ và Trung Quốc đều coi đối phương là kẻ thù, hai bên từng xảy ra đối đầu quân sự ở eo biển Đài Loan, toàn thế giới khi đó đều cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể trở thành kẻ thù. Cho nên từ khi bắt đầu bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, hai nước từng bước từ bình thường hóa quan hệ đi tới hợp tác, làm cho nhiều nước xem xét lại chính sách trước đây của họ.
Có chuyên gia cho rằng, Mỹ là một nước lớn đang suy yếu, còn Trung Quốc là một nước lớn đang nổi lên, hai nước có khả năng xảy ra va chạm về lợi ích, thậm chí xảy ra xung đột.
Với các quan điểm này, Kissinger cho rằng, tình hình thế giới đã hoàn toàn khác trước đây.
Trong quá khứ, những ví dụ như vậy cuối cùng sẽ dẫn đến sự xuất hiện của trò chơi “tổng bằng không” trong các vấn đề quốc tế, tức là một bên thắng, một bên thua.
Nhưng hiện nay, nếu Mỹ và Trung Quốc xảy ra xung đột, thì hai bên đều sẽ là kẻ thua cuộc.
Nếu quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung bị cắt đứt triệt để, thì thế giới sẽ bị chia cắt, mỗi nước đều cần chọn đứng về một bên, cho nên không thể thừa nhận quy tắc của quá khứ.
Ngày 26/1/2011, hạm đội tàu chiến gồm cụm chiến đấu tàu sân bay Carl Vinson Mỹ và Hải quân Malaysia thị uy ở eo biển Malacca |
Hiện nay, nếu xảy ra xung đột, bất cứ nước nào cũng không thể có lợi, cho nên điều này lý giải vì sao nhà lãnh đạo các nước tìm mọi cách giải quyết các vấn đề nảy sinh. Vì vậy, giả thuyết này là sai lầm. Cho dù thế nào, Mỹ và Trung Quốc phải hành động, chứng minh giả thuyết này là sai lầm.
Kissinger tiếp tục cho rằng, sự lựa chọn và quyết định đúng đắn rất quan trọng. Việc này phải dựa vào cả hai nước, chỉ dựa vào một nước sẽ không thực hiện nổi.
“Không nên coi Trung Quốc là thách thức”
Năm 2012 đã bắt đầu, Chính phủ Mỹ tuyên bố điều chỉnh chiến lược quân sự, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Tây Thái Bình Dương sẽ trở thành nội dung trọng tâm trong chiến lược quân sự mới của Mỹ.
Những năm gần đây, Mỹ luôn tiến hành chuyển dịch chiến lược sang hướng Đông, cùng với việc chiến lược quốc phòng mới ngày càng rõ hơn, các nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược an ninh cũng từ chống khủng bố, chống phổ biến đã chuyển sang ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đối với vấn đề này, Kissinger không tán thành tư duy chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của tầng lớp quyết sách Mỹ.
Tên lửa Patriot của quân đội Đài Loan, do Mỹ chế tạo |
Trong cuốn sách “Bàn về Trung Quốc” xuất bản năm 2011, ông cảnh báo rằng, hiện nay tầng lớp quyết sách Mỹ vẫn cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không thể đi đôi với vị thế của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, vì vậy tốt nhất là coi như kẻ thù trước, ngăn chặn.
Nếu tiếp tục phương thức tư duy này, sẽ không thể tránh khỏi cục diện bế tắc; khi tình hình nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến một cuộc “Chiến tranh Lạnh” tiếp theo.
Về báo cáo chiến lược quân sự mới của chính quyền Obama, Kissinger cho rằng, Mỹ sẽ không giảm sự hiện diện quân sự ở châu Á, điều này không có nghĩa là gia tăng lực lượng quân sự, mà là một sự bố trí lại. Chiến lược của Obama sẽ gây ra tranh luận lớn trong nội bộ Mỹ, nhưng sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ hai nước Mỹ-Trung.
Henry Kissinger |
Về việc Mỹ đẩy mạnh chiến lược quay trở lại châu Á và chiến lược quân sự mới coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng, Kissinger cho rằng, Mỹ chưa bao giờ rời khỏi châu Á, nói là quay trở lại châu Á chỉ là ngôn từ của dư luận. Kissinger cho rằng, quan điểm cơ bản của ông vẫn là: quan hệ Mỹ-Trung cần duy trì xu thế phát triển tốt đẹp.
Về quan điểm Trung Quốc trở thành kẻ thách thức Mỹ, Kissinger cho rằng, không nên coi Trung Quốc là thách thức về quân sự hoặc về kinh tế. Trung Quốc cũng không nên coi Mỹ là thách thức về quân sự. Mỹ và Trung Quốc cần tăng cường lòng tin, vì vậy không cần thiết sử dụng kinh phí quá mức để tiến hành chạy đua vũ trang.
Căn cứ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương |
Eo biển Hormuz: Iran đóng, Mỹ sẽ mở
Ngày 24/12/2011, Hải quân Iran đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn “Velayat 90” trong thời gian 10 ngày tại eo biển Hormuz để đáp trả nhiều biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và EU đối với Iran gần đây. Trong một thời gian, trên bầu trời vịnh Péc-xích đã bao trùm khói súng.
Tư lệnh Hải quân Sayyari cho biết “Chúng tôi kiểm soát an ninh của eo biển Hormuz, chúng tôi đang kiểm soát eo biển Hormuz”.
Tuy nhiên, trong thời gian Iran tập trận ở eo biển Hormuz, tàu sân bay USS John C. Stennis từng chạy xuyên qua eo biển Hormuz tiến hành hoạt động theo thường lệ.
Đối với Mỹ, ở đây là yết hầu chiến lược của Trung Đông. Đối với Iran, ở đây là tuyến đầu về an ninh.
Mọi con mắt của thế giới đổ dồn vào đây, phải chăng chiến tranh sẽ bùng phát bất cứ lúc nào? (xem chi tiết dự đoán của các chuyên gia)
Iran tập trận ở eo biển Hormuz |
Về khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Iran nếu Iran phong tỏa eo biển Hormuz, Kissinger cho rằng, Iran sẽ không phong tỏa eo biển Hormuz, trong vấn đề này phải ủng hộ Chính phủ Mỹ.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72)
Về tình hình Tây Á, Bắc Phi, đặc biệt là Syria rối ren gần đây, Kissinger cho rằng, trong sự hỗn loạn của tình hình Tây Á, Bắc Phi, các cuộc cách mạng đã nổ ra ở nhiều nước, diễn ra sự thay đổi chính quyền.
Nhưng, khi cách mạng kết thúc, các nước này cần phải xây dựng một chính phủ có năng lực giải quyết vấn đề, đồng thời cũng cần phải đưa ra chính sách mang tính xây dựng, Syria còn chưa đi đến bước này.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ |