Hiện nay, không ít thầy giáo trẻ dạy ở các trường THPT, hay đại học chỉ hơn học sinh, sinh viên khoảng vài tuổi. Thầy giáo trẻ, trong khi trò đang ở độ tuổi biết yêu nên chuyện nữ sinh có tình cảm với thầy rất dễ xảy ra.
Có không ít thầy giáo đã mắc vào “bẫy tình” của những cô học trò thích yêu hơn học này. |
Khó xử vì bị trò “tấn công”
Tốt nghiệp loại giỏi một trường ĐH có danh tiếng tại Hà Nội, V.N.V được giữ lại làm giảng viên. Với hình thức ưa nhìn, lại có tài ăn nói, thầy giáo V nhanh chóng trở thành mục tiêu săn đuổi của nhiều nữ sinh trong khoa. Thường lấy cớ không hiểu bài giảng trên lớp, nhiều nữ sinh viên đã gọi điện, nhắn tin nhờ thầy giảng bài riêng cho mình. Mới đầu, thầy V rất nhiệt tình giúp đỡ và không ngại ngần khi gặp gỡ các cô học trò. Tuy nhiên, sau vài lần, V nhận ra những cô học trò này không để ý đến bài vở mà chỉ tập trung đến những vấn đề khác.
Thậm chí, một số em còn thể hiện thích thầy giáo một cách công khai, khiến thầy V trở nên khó xử. Do đã có bạn gái, lại biết giới hạn thầy trò nên sau đó V luôn tìm cách từ chối những cuộc gặp riêng với những trò này.
Gần đây nhất, thầy V đã phải mất hơn 1 tuần làm lành với bạn gái chỉ vì một nữ sinh viên trong trường loan tin rằng mình và thầy V đang yêu nhau.
“Hôm đó trong khoa tổ chức liên hoan, ăn uống xong, thầy trò cùng nhau đi hát karaoke. Th. Trang cô sinh viên năm thứ 2 đã mời tôi lên hát cùng. Vừa kết thúc bài hát cô ấy bỗng ôm hôn tôi để chụp ảnh. Mấy hôm sau, bức ảnh nhạy cảm đó đã được cô ấy đưa lên facebook, kèm theo những lời bình luận ám chỉ chúng tôi đang là một cặp. Khi bạn gái tôi đọc được trên facebook, cô ấy đã chủ động nói lời chia tay mà không cho tôi cơ hội giải thích. Tôi đã phải yêu cầu cô học trò này cùng tôi đến gặp bạn gái để làm rõ mọi chuyện. Cũng may, bạn gái tôi đã hiểu ra”, thầy V tâm sự.
Gần đây nhất, thầy V đã phải mất hơn 1 tuần làm lành với bạn gái chỉ vì một nữ sinh viên trong trường loan tin rằng mình và thầy V đang yêu nhau.
“Hôm đó trong khoa tổ chức liên hoan, ăn uống xong, thầy trò cùng nhau đi hát karaoke. Th. Trang cô sinh viên năm thứ 2 đã mời tôi lên hát cùng. Vừa kết thúc bài hát cô ấy bỗng ôm hôn tôi để chụp ảnh. Mấy hôm sau, bức ảnh nhạy cảm đó đã được cô ấy đưa lên facebook, kèm theo những lời bình luận ám chỉ chúng tôi đang là một cặp. Khi bạn gái tôi đọc được trên facebook, cô ấy đã chủ động nói lời chia tay mà không cho tôi cơ hội giải thích. Tôi đã phải yêu cầu cô học trò này cùng tôi đến gặp bạn gái để làm rõ mọi chuyện. Cũng may, bạn gái tôi đã hiểu ra”, thầy V tâm sự.
Cũng là thần tượng của không ít nữ sinh trong trường, thầy giáo Nguyễn Hoàng Tùng, đang dạy môn tiếng Anh tại một trường THPT đã phát hoảng khi bị cô học trò trong lớp thầy chủ nhiệm tấn công một cách công khai. Cô học trò Tr. M. nổi tiếng là dễ thương và được nhiều cậu bạn trong lớp để ý còn tuyên bố: “Mình rất yêu thầy Tùng” với tất cả các bạn trong lớp. Biết được điều này, thầy Tùng đã gọi Tr. M. gặp riêng để nói chuyện và có thái độ nghiêm khắc khuyên M. nên tập trung vào học hành. Buồn bã do bị thầy giáo lạnh nhạt, M. đã uống thuốc ngủ tự vẫn. Cũng may gia đình phát hiện sớm nên đã đưa cô bé đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Còn thầy Tùng vì không muốn rắc rối nên đã phải xin chuyển công tác sang trường khác.
Cần sự tế nhị và khéo léo
Cũng có không ít thầy giáo đã mắc vào “bẫy tình” của những cô học trò thích yêu hơn học này. Hoàng Anh thản nhiên khoe: “Được cô bạn thách thức “cặp” với thầy, chẳng mất gì lại được thầy quan tâm cho điểm cao nên em đã lên kế hoạch “tán” thầy… Qua vài lần đi chơi em thấy thầy giáo chẳng có gì thú vị, lúc nào cũng nghiêm túc như ông già. Chắc em phải nói lời chia tay cho đỡ mất thời gian…”.
Theo bà Lê Thị Tuý, chuyên gia tâm lý, Trung tâm Tuổi trẻ hạnh phúc Việt Nam, nữ sinh yêu thầy giáo là một hiện tượng không hiếm trong các trường trung học và đại học. Tình yêu giữa thầy giáo và nữ sinh không xấu nếu như hai bên đến với nhau bằng tình cảm chân thành và có đủ các điều kiện để tiến tới tình yêu. Tuy nhiên, có không ít các em vì muốn thể hiện bản thân với thầy giáo rằng mình đã lớn, thậm chí vì những lý do rất trẻ con như muốn lợi dụng thầy giáo, hay những lời thách thức với bạn bè làm thế nào để “cưa đổ” thầy nên đã coi đây là một trò đùa.
Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà còn đến sự phát triển và hình thành nhân cách của các em. Ở lứa tuổi mới lớn, khoảng từ 16-20, các em thường rất dễ “cảm nắng” thầy giáo, đặc biệt là những thầy giáo trẻ, có hình thức. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, vai trò của thầy giáo rất quan trọng. Điều căn bản chính là sự tế nhị và thái độ rõ ràng ngay từ đầu, không mập mờ, thẳng thắn của chính người thầy. Từ đó, người thầy nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng, tình cảm, tránh làm tổn thương các em. Nếu nhận được những lời khuyên chân thành, cùng thái độ thẳng thắn các em sẽ từ từ hiểu ra và tập trung cho việc học tập.
Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường nên có sự kết hợp để hướng các em vào những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, giúp cân bằng, ổn định tâm sinh lý ở lứa tuổi đang có nhiều biến động. Hãy giáo dục cho các em hiểu rằng, tình cảm, đặc biệt là tình yêu là thứ tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và chân thành. Nó sẽ đến khi các em có những vốn sống và cảm nhận nhất định. Chỉ như vậy tình yêu đó mới bền chặt theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm |
|
Theo PLTPHCM/ANTD