Hiện nay, ván cờ chiến lược giữa Mỹ và Iran xoay quanh eo biển Hormuz đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, dư luận đổ dồn về “cửa sinh” (mệnh môn) chung của các nước – eo biển Hormuz. Nếu eo biển này bị phong tỏa một tháng thì giá dầu mỏ có thể leo thang tới 300 USD/thùng, nền kinh tế các nước Âu-Mỹ đều sẽ “họa vô đơn chí” theo giá dầu tăng cao, nền kinh tế Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị “trọng thương”.
Vận tải thương mại đường biển của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường biển đi qua eo biển Malacca |
Trong tương lai, xung đột quốc tế và chiến tranh không nhất định xảy ra ở khu vực trung tâm năng lượng, mà nhiều khả năng hơn là có các hành động phong tỏa và gây sức ép thay đổi “dòng chảy” của các tuyến đường vận chuyển năng lượng.
Bởi vì, điều này thường sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn so với trực tiếp tấn công trung tâm năng lượng được phòng thủ chu đáo.
Một trường hợp điển hình trong Chiến tranh thế giới thứ hai là Mỹ phong tỏa eo biển Shimonoseki. Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Mỹ thực hiện “Kế hoạch chết đói” đối với tất cả các eo biển trọng điểm dẫn đến đất liền Nhật Bản.
Việc phong tỏa chỉ vài tháng làm cho lượng vận tải của eo biển Shimonoseki giảm tới 90%. Nhật Bản trở nên thiếu thốn nghiêm trọng về các vật tư chiến lược như dầu mỏ, than đá, lương thực…, các nhà máy liên tiếp ngừng sản xuất, kinh tế Nhật Bản bị tê liệt, cuối cùng Nhật Bản buộc phải đầu hàng.
Eo biển Hormuz rất quan trọng đối với vận chuyển dầu mỏ đi các nơi trên thế giới. |
Có thể nói, việc quân Mỹ phong tỏa các eo biển đã đẩy nhanh và làm thay đổi tiến trình của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.
Có rất nhiều tuyến đường biển trên thế giới rất quan trọng đối với Trung Quốc, chẳng hạn phía bắc có những tuyến đường biển đi qua các eo biển ở quần đảo Ryukyu,
đây là những con đường mà tàu chiến của Hải quân Trung Quốc chắc chắn phải đi qua để tiến ra Thái Bình Dương, nhưng hiện nay những tuyến đường biển này cơ bản do Mỹ-Nhật kiểm soát.
Phía đông có kênh đào Panama nối với châu Mỹ, và Trung Quốc là một trong ba nước lớn sử dụng tuyến đường này, quặng sắt nhập khẩu của Nam Mỹ hầu như đều phải đi qua đây.
Ở phía tây và phía nam có eo biển Malacca, eo biển Sunda, eo biển Hormuz và eo biển Mandab nối với Trung Đông và Nam Thái Bình Dương, chúng đều có ý nghĩa quan trọng về kinh tế đối với Trung Quốc.
Đặc biệt là eo biển Malacca, eo biển Hormuz một khi bị phong tỏa, sẽ gây tổn thất kinh tế to lớn đối với Trung Quốc.
Để ngăn chặn xảy ra rủi ro trên những tuyến đường biển này, cần phải sớm có tính toán và kế hoạch toàn diện đối với những tuyến đường biển chiến lược có liên quan.
Thứ nhất, xử lý tốt quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác. Tuyến đường biển chiến lược có tính quốc tế, tính cộng đồng, không phải là lợi ích đơn thuần của một nước nào,
cho nên các nước phụ thuộc lẫn nhau, cân bằng lẫn nhau, có lợi cùng hưởng, có nạn cùng chịu, hợp tác chắc chắn luôn tốt hơn giải quyết bằng vũ lực.
Thứ hai, đối mặt với “tình hình khó khăn Malacca”, cần phải hết sức nhanh chóng mở nhiều hơn tuyến đường bộ, để bổ sung và hỗ trợ cho tuyến đường biển.
Thứ ba, cần làm tốt “gia cố bên trong” và “mở rộng bên ngoài”. Bởi vì, chuỗi đảo thứ nhất gần nhất Trung Quốc đã bị nước khác kiểm soát, Trung Quốc không thể cứ tập trung trước vào những cứ điểm quan trọng ở Ấn Độ Dương,
hoặc “nam tiến” tới các tuyến đường biển của Australia, New Zealand, “từ ngoài vào trong” tiến hành hỗ trợ cho vận tải biển của Trung Quốc.
Thứ tư, cần đẩy nhanh xây dựng năng lực phòng vệ tầm xa cho hải quân. Một mặt, cần tiến hành điều chỉnh khá lớn đối với biên chế hải quân hiện có, mặt khác,
tập trung phát triển lực lượng và vũ khí cần thiết cho tác chiến phòng vệ ở biển xa, tạo bước nhảy vọt về năng lực tấn công-phòng thủ tổng hợp và điều động chiến lược cho hải quân.
Trung Quốc tăng cường phát triển hải quân viễn dương để thực hiện chiến lược biển của họ. |