Kinh tế khó khăn, không còn ai dám vay tiền Bà chúa Kho?

20/01/2012 07:19
Bài, ảnh: Hân Ni
(GDVN) - Vào đền bà chúa Kho những ngày cuối năm, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là không khí đi trả lễ, tạ lễ năm nay khá vắng vẻ, đìu hiu đến lạ thường...

Lượng khách giảm 20 – 25% so với năm ngoái


Cả một hàng dài chừng nửa km các hàng quán trên đường dẫn vào đền thưa thớt khách mua, người sắp lễ, người viết sớ.

Một phần lý do bởi hôm nay đã qua 23 Tết (Âm lịch), qua ngày ông Công, ông Táo, hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị làm ăn lớn đều đã đi trả nợ từ trước, một phần ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thị trường khó khăn, xu hướng chung đều cắt giảm chi tiêu, bớt đi chùa chiền, đình đám. Hiện tại, chỉ còn một số gia đình đi tạ lễ, cảm ơn Bà sau một năm kinh doanh vất vả, nhiều thăng trầm, sóng gió.
Cận Tết, khách vắng vẻ, nhiều chủ cửa hàng sắp lễ nhàn rỗi, đứng tụ tập nhau nói chuyện.
Cận Tết, khách vắng vẻ, nhiều chủ cửa hàng sắp lễ nhàn rỗi, đứng tụ tập nhau nói chuyện.

Chị Hoa, một người dân cư ngụ tại xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh – nơi gần đền, nhận xét: “Năm nay vắng lắm, bình thường mọi năm, vào dịp này, người người chen nhau tới sắm lễ, tạ ơn Bà. Đặc biệt là vào thời điểm đầu năm, dòng người nô nức đua chen nhau, tắc đường dài hàng km trên trục dẫn vào cổng chính của ngôi đền. Nhưng năm nay thưa thớt hẳn”.

Anh Tuấn, chủ cửa hàng sắp lễ, viết sớ ngay tại bậc thang lên xuống cổng đền nói: Mặc dù, giá cả hàng mã nhập vào đều tăng 50% so với năm ngoái nhưng “chúng tôi không dám bán lệch giá nhiều so với thị trường, vì sợ ế hàng”.

Một bác bán hàng khác gần đó cũng gật đầu thừa nhận: Xét về mặt bằng chung, lượng khách năm nay đúng là có giảm hơn so với năm ngoái. Mọi năm, xe con 4 chỗ đổ về nườm nượp, bãi đậu xe của ban quản lý hàng ngày có tới hàng trăm xe con ra ra, vào vào nhưng năm nay ít hơn. Một vài trường hợp là xe 45 chỗ ngồi, nhiều cơ quan, đơn vị hoặc làng, xã tổ chức cho anh em công nhân viên, người cùng xóm, cùng thôn tập trung nhau đi xin “lộc rơi, lộc vãi”. Tuy nhiên, trường hợp này cũng chỉ tính trên đầu ngón tay.
Không khí vắng vẻ, bao trùm khắp đền Bà Chúa Kho những ngày cận Tết. Ông Nguyễn Ngọc Sự - Trưởng ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho thẳng thắn cho biết: Năm nay, do kinh tế lạm phát, lượng khách tới trẻ nợ, tạ ơn Bà giảm 20 – 25% so với năm ngoái.
Không khí vắng vẻ, bao trùm khắp đền Bà Chúa Kho những ngày cận Tết. Ông Nguyễn Ngọc Sự - Trưởng ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho thẳng thắn cho biết: Năm nay, do kinh tế lạm phát, lượng khách tới trẻ nợ, tạ ơn Bà giảm 20 – 25% so với năm ngoái.

Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Sự - Trưởng ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho thẳng thắn cho biết: Năm nay, do kinh tế lạm phát, lượng khách tới trẻ nợ, tạ ơn Bà giảm 20 – 25% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, theo ghi nhận của ông: Giá trị các mâm cúng, lễ cũng theo đó mà giảm đi hơn. “Lượng người giảm, công đức giảm, vàng mã giảm, tạ lễ cũng giảm” – ông Sự chia sẻ.

Lý giải cho điều này, ông Sự cho rằng: Có lẽ đó cũng là xu thế chung của xã hội khi thị trường có những biến động quá lớn về giá cả. Thêm vào đó, một bộ phận lớn những người đi vay tiền Bà Chúa là giới đầu tư bất động sản, nhưng năm nay, tình hình kinh doanh khó khăn nên không khí đi trả nợ, tạ ơn Bà cũng trở nên trầm lắng, vắng bóng sự xuất hiện của các “đại gia” trong làng địa ốc.

Sắp 60 mâm, trả nợ Bà hàng trăm tỷ đồng

Mặc dù, tình hình kinh tế khó khăn, số lượng người đi đền đền Bà Chúa Kho có phần giảm sút so với mọi năm, nhưng cũng không ít người vẫn chi tiền “khủng” cảm tạ Bà sau những vụ mùa làm ăn, thương thảo lớn.

Chị Hồng, một người khấn thuê lâu năm tại đền kể: Mới đây thôi, có một hộ gia đình tại Bắc Ninh, kinh doanh cầu đường đã trả nợ Bà hàng trăm tỷ đồng.
Cuối năm, những hộ kinh doanh phát đạt đều tạ lễ Bà với những mâm tiền vàng giá trị có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Cuối năm, những hộ kinh doanh phát đạt đều tạ lễ Bà với những mâm tiền vàng giá trị có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Chị Hồng nói: “Thông thường những người “ăn nên làm ra” sẽ vay 1 trả 10. Gia đình ông T. ở gần đền đầu năm vay mấy chục tỷ đồng để làm ăn, riêng tiền sắm lễ mất khoảng 10 triệu đồng tiền mặt. Cuối năm, họ sẵn sàng sắp 60 mâm vàng mã, trị giá tương đương ước tính khoảng 100 triệu đồng tiền mặt, trả Bà tiền âm lên tới hàng trăm tỷ đồng”.

Giọng đầy thán phục, ngưỡng mộ, chị Hồng kể lại: “Mâm cỗ cao lắm, cao qua đầu người, gần chạm nóc nhà, riêng tiền bo cho nhóm bưng bê, phục vụ đã17 triệu đồng (tiền mặt). Đấy, kinh doanh được thì họ không tiếc tiền tạ ơn”.

Những người làm dịch vụ thuê ở đây cũng nhận xét: Các công ty làm ăn, kinh doanh thường vay nhiều, số tiền âm vay lên đến chục nghìn tỷ, còn cá nhân thì vay với số lượng bình thường, trung bình từ vài trăm triệu tới 1 tỷ đồng. “Như vừa rồi có tập đoàn sông Đà vay 10 nghìn tỷ, lúc trả gấp 3 lần thành 30 nghìn tỷ. Có người đầu năm tế lễ vay khoảng 4 - 5 mâm thì tới cuối năm thường sắp lễ chừng 15 mâm gọi là “trả nợ”.
Đầu năm đi vay 900 nghìn đồng, cuối năm, anh Nguyễn Tất Thành trả nợ Bà gấp đôi 1,8 tỷ đồng.
Đầu năm đi vay 900 nghìn đồng, cuối năm, anh Nguyễn Tất Thành trả nợ Bà gấp đôi 1,8 tỷ đồng.

Anh Nguyễn Tất Thành, một tiểu thương ở Thái Nguyên đi xe khách lên đây từ sáng sớm, cho biết: Năm nào cũng vậy, anh thường lên vay Bà tiền làm ăn. Năm vừa qua, anh vay 900 triệu đồng, tuy làm ăn khó khăn nhưng cuối năm, anh vẫn trả nợ gấp đôi, số tiền tạ lễ trị giá 1,8 tỷ đồng.

“Kinh tế hiện tại đúng là khó khăn thật nhưng đây là tiền âm của Bà, nếu quy ra tiền mặt (VND) thì không đáng bao nhiêu cả. Chính vì vậy, cứ năm nào sao đẹp thì mình vay” – anh Thành nhấn mạnh.

Tùy vào lòng thành và khả năng tài chính của mỗi người, mỗi vị khách khi đến cửa Bà sẽ tự mua hoặc yêu cầu các dịch vụ, cửa hàng sắp lễ với các mức giá khác nhau, trung bình từ 100 – 200 nghìn đồng/mâm.

“Quan trọng là bạn lễ, tạ bao nhiêu ban, chứ ở đây có tất cả 7 ban, nếu cúng lễ hết thì tốn kém lắm. Phải xác định mình cầu gì, cần gì, mong muốn gì thì mình sắm lễ theo mục đích đó. Ví dụ, cầu con trai thì đến Ban cậu, cậu lộc rơi, lộc vãi thì làm 3 lễ với 3 màu sắc khác nhau đặt ở 3 ban, nếu giải sao thì viết sớ và sắm lễ riêng để giải hạn,…” – Chị Thoa, chủ cửa hàng viết sớ, sắm lễ ngoài đầu cổng đền tư vấn.

Bài, ảnh: Hân Ni