1. Bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh) Là một trong những món ăn nổi tiếng của Tây Ninh, món bánh canh Trảng Bàng được chế biến hết sức công phu, sợi bánh canh được làm bằng loại gạo quý nhất như gạo Nàng Thơm hay Gạo Đào. Gạo được ngâm qua đêm sau đó được mang xay nhuyễn và mang đi hấp chín thành những sợi bánh trắng tinh. |
Tô bánh canh Trảng Bàng có vị cay của ớt đỏ, tiêu đen, mùi thơm của hành xanh. Khi ăn vào sẽ có vị béo ngọt của thịt, độ dai nhưng mềm của sợi bánh canh cộng thêm vị chua cay mặn của nước mắm. Đặc biệt là những lát thịt heo mỏng được cắt khéo léo có cả da, gân thịt, giò heo, cùng nước lèo thơm ngọt, trong vắt đã làm nên sức hấp dẫn khó có thể cưỡng lại của bánh canh Trảng Bàng. |
2. Bánh canh Nam Phổ Bánh canh Nam Phổ có nước lèm sền sền, có màu đỏ của gạch cua.Đây là món bánh canh nổi tiếng của làng Nam Phổ, TP. Huế. Điều đặt biệt của bánh canh Nam Phổ chính là nước lèo của bánh canh phải có màu đỏ cam của gạch cua và tôm, đồng thời nước lèo phải sền sệt không quá lỏng cũng không quá đặc. |
Sợi bánh canh Nam Phổ cũng được làm bằng bột gạo, sợi bánh canh tròn và ngắn chứ không vuông và dài như bánh canh bột mì hay bánh canh bột lọc của miền Trung. Bánh canh được ăn cùng thịt heo vò viên nhỏ, gạch cua được xào chín và ăn cùng nước lèo thơm ngọt. |
3. Bánh canh cua Huế Bánh canh cua được làm rất đơn giản nhưng khi ăn lại rất hấp dẫn. Đây được xem là món ăn bình dị của xứ miền Trung, với cách làm rất đơn giản nhưng khi ăn vào lại vô cùng hấp dẫn. Để làm bột bánh canh người ta cho bột và muối vào nước nóng rồi nhồi cho đến khi bột có độ dẻo sau đó bột được cán dẹp và cắt từng miếng mỏng. Kế đến người ta đun nước sôi và cho bột bánh canh vào luộc. |
Để có món nước dùng người ta hầm dùng xương ống heo đun thật chín, sau đó cho thịt cua đã xào qua với tỏi vào trong nước dùng, cuối cùng là thịt vò viên và thịt nạc. |
4. Bánh canh bột xắt miền Tây Bánh canh được làm từ gạo ngâm qua đem sau đó được xay nhuyễn thành bột nước rồi cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Kế đến người ta cho bột ra mâm và nhồi bột thật đều tay sau cho không quá khô cũng không quá nhão. |
Bánh canh bột xắt không được nấu cùng giò heo, thịt heo hay cua, tôm mà lại được nấu cùng thịt vịt và huyết vịt. Món bánh canh bột sắt được ăn cùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn, nức lòng khách gần xa. |
5. Bánh canh chả cá Nha Trang \Thưởng thức bánh canh chả cá nhất định không thể thiếu nước mắm Phan Rang, được tinh chế hoàn toàn từ cá cơm cộng thêm những sơi bún thanh mảnh, cùng chả cá chiên vàng giòn. Khi ăn vào ta sẽ cảm nhận mùi vị nước lèo được nấu từ hải sản biển tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của bánh canh chả cá. |
Điểm nhấn của bánh canh chính là chả cá, để có chả cá thơm ngon thì phải dùng loại cá tươi ngon nhất: cá mối, cá thu, cá cờ, các chuồn… Chả cá có hai loại là chả hấp và chả chiên. Chả chiên có vị thơm giòn, chả hấp thì có độ dẻo ngọt tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. |
6. Bánh canh cá lóc Ở Huế bánh canh cá lóc không chỉ là món ăn dân dã trên các đường phố mà còn trở thành một đặc sản nổi tiếng của đất cố đô, sông Hương núi Ngự. Món cá lóc tuy có thành phần khá đơn giản, chỉ bao gồm sợi bánh canh được làm từ bột gạo và thịt cá lóc đồng nhưng cách thức chế biến lại đòi hỏi rất nhiều về sự tỉ mỉ và công phu của người làm. |
Để làm sợi bánh canh thì bột gạo phải có được độ dẻo dai và vị ngọt tự nhiên. Kế tiếp việc chọn cá lóc cũng đòi hỏi sự đầu tư không kém, cá lóc phải là cá đánh bắt ở đồng, cỡ lớn, thịt săn chắc. Cá khi được hấp vừa chín tới thì lọc kĩ từng phần thịt nạc ra khỏi xương. Đầu và đuôi cá đem giã thành miếng nhỏ bọc vải sách và đem ninh cùng gia vị, việc này giúp nước lèo trở nên thanh ngọt hơn. |
7. Bánh canh ghẹ Vũng Tàu Là món bánh canh được biến tấu từ bánh canh cua, nhưng để chế biến bánh canh ghẹ thì vô cùng cầu kì, đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ, đặc biệt phải chọn được ghẹ tươi, thịt nhiều và chắc. |
Một tô bánh canh ghẹ phải có ghẹ được luộc nguyên con, chả tôm, tiết heo, nấm và sợi bánh canh bột lọc. Nước lèo được nấu rất sánh, có vị đậm đà của ghẹ và ngọt thanh của nước ghẹ. Thịt ghẹ khi ăn vào có vị thơm của hành tỏi, đậm đà của gia vị đã ướp rất công phu. Để có nồi nước lèo thơm trong vắt, ta phải chọn ghẹ tươi mới cho ra được mùi vị đặc trưng, vốn có của bánh canh ghẹ Vũng Tàu. |
Theo afamily