Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Dưới góc nhìn tình nghĩa dân với dân

04/02/2012 14:00
Độc giả Nguyễn Văn Thuật (Đại học Paris 10)
(GDVN) - Độc giả Nguyễn Văn Thuật (Đại học Paris 10) đã gửi đến báo GDVN quan điểm riêng của mình xung quanh vụ việc cưỡng chế khu đất nhà ông Đoàn Văn Vươn.

Người dân đang trông chờ vào sự phát xét nghiêm minh của các cơ quan pháp luật.

Bước vào những ngày đầu xuân, vụ cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản xảy ra ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng dẫn đến việc ngôi nhà 2 tầng không nằm trong diện tích thu hồi của UBND huyện Tiên Lãng bị phá hủy, cũng như  lỗ hổng trong công tác quản lí của chính quyền địa phương đã tạo kẽ hở cho kẻ gian đánh bắt trộm thủy sản trong đầm của gia đình nhà ông Vươn, cùng với cảnh ngộ vợ con họ không nhà, không Tết lại một lần nữa đang “hầm nóng ” dư luận trong cả nước.

Vợ ông Vươn là Bà Nguyễn Thị Thương cho biết trong hoàn cảnh gia đình lao vào vòng lao lý, nhà cửa và của cải mất hết như hiện nay thì đã có nhiều người dân (từ anh em bạn bè, họ hàng đến làng xóm và người dân ở xa gần) đã đến thăm hỏi và giúp đỡ bằng tiền, bằng quần áo…
Vợ ông Vươn là Bà Nguyễn Thị Thương cho biết trong hoàn cảnh gia đình lao vào vòng lao lý, nhà cửa và của cải mất hết như hiện nay thì đã có nhiều người dân (từ anh em bạn bè, họ hàng đến làng xóm và người dân ở  xa gần) đã đến thăm hỏi và giúp đỡ bằng tiền, bằng quần áo…

Việc đúng sai, căn nguyên của vụ việc này như thế nào đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ để xử lí nghiêm minh trước pháp luật. Đặc biệt là việc vào cuộc của các cơ quan trung ương đang thu hút sự quan tâm và sự tin tưởng của dư luận trong nước vào hiệu lực, hiệu quả và tính nghiêm minh của pháp luật nước ta.

Vụ việc này trở nên “nóng” hơn khi nó có 2 luồng ý kiến đối lập nhau. Một luồng ý kiến thì cho rằng chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng là hành động đúng luật, còn luồng ý kiến thứ hai thì nói rằng chính quyền UBND xã Vinh Quang và UBND huyên Tiên Lãng là đã sai luật trong việc giao đất và cưỡng chế thu hồi đất đầm thủy sản của gia đình anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn…

Quan điểm cá nhân của người viết bài này cho rằng hậu quả kinh tế - xã hội mà vụ việc này gây ra là trầm trọng. Bởi nó đã làm cho 06 cán bộ bị thương, làm cho gia đình anh em nhà ông Vươn vào vòng lao lý, làm cho tài sản của gia đình ông Vươn mất sạch…Điều quan trọng nữa là nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân địa phương nói riêng, của dư luận cả nước nói chung đối với bộ máy công quyền huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng nói chung.

Đứng trên góc độ tiếp cận văn hóa truyền thống là “lá lành đùm lá rách” trong lúc hoạn nạn của dân tộc ta mà bài viết này sẽ không đề cập đến những nguyên nhân sâu xa về mặt pháp lý và những hậu quả cụ thể để lại từ vụ việc này. Bài viết chỉ để cập đến tình dân với gia đình anh em nhà ông Vươn khi vụ việc này đã xảy ra.

Người dân đánh giá như thế nào về ông Đoàn Văn Vươn?

Sinh năm 1963, trong một gia đình nghèo đông con, ông Đoàn Văn Vươn đã có bằng đại học. Với ý chí lấn ra biển để phát triển kinh tế. Ý chí này đã được không ít người thân cản trở ông. Vì họ lo cho ông không thể làm được điều khó đó, họ cũng đã cảnh báo ông là sẽ gặp phải thất bại nếu vẫn quyết tâm làm. Song, ông vẫn quyết tâm thực hiện ý chí của mình. Năm 1993, ông đã được huyện Tiên Lãng giao đất để nuôi trồng thủy sản.

4 người vợ của các bị can nẫu ruột ngóng tin chồng
4 người vợ của các bị can nẫu ruột ngóng tin chồng

Khởi đầu, ông đã gặp không ít khó khăn trong việc vay vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Tiền vay, tiền lãi ngày một lớn, nhưng phải chăng ông đã nhìn thấy được thời gian hái quả để ông trả nợ dần dần và tiến lên phát triển?!. Quả thực, việc làm này của ông đã làm cho nhiều người dân khâm phục, đầm nuôi trồng thủy sản của ông không chỉ đang mang lại kết quả, mà nó còn là rào cản để góp phần ngăn báo, chắn sóng.

Từ đó, người dân đánh giá về ông Vươn là một người dám nghĩ, dám làm và cũng là người xởi lởi, chia sẻ từ khó khăn đến cách nuôi trồng thuỷ sản với mọi người trong thôn, trong xã...

Theo nhật ký của Luật sư Lê Đức Tiết - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật UBTWMTTQ Việt Nam (người mới tham gia đoàn giám sát của Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam về vụ cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng với gia đình ông Vươn) thì người dân ở xã Vinh Quang cho rằng: Trước đây, vào mùa mưa bão, nhân dân sống trong nỗi lo sợ nơm nớp. Khi có tin bão đến, cả làng, cả xóm dắt díu nhau đi tránh bão. Từ khi có con đập dài gần hai cây số do bố con anh Vươn đắp lên thì cảnh khổ ấy không còn nữa. Đầm tôm hình thành.

Dân trong xã có thêm công ăn việc làm. Anh Vươn là người có học, có bằng kỹ sư lâm nghiệp nên đã làm được việc mà trước đây đoàn thanh niên xung phong không làm được. Anh Vươn không phải là người địa phương. Nhưng cả làng biết ơn anh ấy. Con đập, rừng cây chắn sóng, đầm tôm không phải từ trên trời rơi xuống. Bố con anh Vươn đã đánh bạc với trời đất hàng chục năm. Con nhỏ, cháu nhỏ của anh đã bị chết đuối trong đầm. Anh Vươn đang nợ nần nhiều tỷ đồng. Mới thu hoạch được chút đỉnh thì chính quyền thu hồi. Thật thương cho số phận của gia đình anh ấy.

Tình dân với gia đình anh em nhà ông Vươn

Vụ việc cưỡng chế và việc chống lại lực lượng cưỡng chế của gia đình ông Vươn xảy ra hôm 05 tháng 1 năm 2012 là thời điểm mà nhân dân cả nước đang bắt đầu chuẩn bị đón cái Têt cổ truyền. Cái Tết cổ truyền là ngày hội lớn của dân tộc mà Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nhắc nhở chính quyến các cấp, các tổ chức xã hội hãy cùng vui và hãy cùng chia sẻ để  sao cho gia đình nào cũng có 1 cái Tết đầm ấm, vui tươi , tiết kiệm và lành mạnh…

Thế nhưng, cái Tết cổ truyền mới đây lại có 1 gia đình mà nhân vật chủ chốt của gia đình đó là ông Đoàn Văn Vươn, được nhiều người biết đến vì đã một thời anh được coi như là người hùng lấn biển để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đã góp phần ngăn báo, chắn sóng cho dân làng trong xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng lại rơi vào vòng lao lí, bỏ lại cảnh vợ con không nhà, không Tết trong cái rét buốt và mưa đầu xuân ở một căn lều vô hồn gần biển.

Cống Rộc sau ngày gia đình Đoàn Văn Vươn bị cưỡng chế
Cống Rộc sau ngày gia đình Đoàn Văn Vươn bị cưỡng chế

Chính điều này đã khiến cho dư luận cả nước nói chung quan tâm từ việc cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của chính quyền huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Vươn, đến việc chống lại lực lượng cưỡng chế của anh em nhà ông ta vừa qua, rồi đến hoàn cảnh hiện tại của gia đình anh em ông ta.

Trước hoàn cảnh vợ con không nhà, không tết của gia đình ông Vươn, ông Quý. Đáng ra, chính quyền huyện Tiên Lãng phải hiểu rõ điều này và phải quan tâm, động viên đến vợ con của các bị can trong vụ việc cưỡng chế mà chính họ đã tiến hành, nếu không thì cũng phải chỉ đạo cho chính quyền cấp dưới quan tâm, hỏi thăm, động viên vợ con họ để có được 1 cái Tết gọi là không bị đơn côi. Đây cũng là tính nhân văn mà dân tộc và đảng, nhà nước ta đề cao xây dựng. Tiếc thay, cái Tết vừa qua của vợ con anh em nhà ông Vươn lại không được đối xử như vậy.

Giá như cái ngày mồng 5 tháng 1 vừa qua, thời điểm mà nhà nhà đang lo chuẩn bị cho cái Tết riêng mình mà chính quyền huyện Tiên Lãng chưa vội thực thi cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn mà để ra Tết xử lý 1 cách thấu tình, đạt lý thì cảnh gia đình ly tán của ông Vươn sẽ không có, đồng thời cảnh 6 cán bộ cũng sẽ không phải mang trên mình những vết thương... Tiếc thay, điều hoàn toàn đáng có này lại không có thật?.

Nhìn vào hoàn cảnh đó, xuất phát từ truyền thống lá lành đùm lá rách của nhân dân ta, đã có nhiều cá nhân bày tỏ lòng cảm thương với cảnh gia đình bị lý tán mà không có nhà để ở, không có Tết của vợ con anh em nhà ông Vươn. Vì thế mà họ đã có  hành động bằng cách quyên tiền, mua đồ đạc để giúp đỡ cho gia đình anh em nhà ông Vươn trong suốt những ngày qua.

Theo nhiều nguồn thông tin, vợ anh Vươn là Bà Nguyễn Thị Thương cho biết trong hoàn cảnh gia đình lao vào vòng lao lý, nhà cửa và của cải mất hết như hiện nay thì đã có nhiều người dân (từ anh em bạn bè, họ hàng đến làng xóm và người dân ở  xa gần) đã đến thăm hỏi và giúp đỡ bằng tiền, bằng quần áo…

Đặc biệt, đoàn công tác của mặt trân tổ quốc Việt Nam cũng đã kịp thời xuống thăm, động viên vợ con anh em nhà ông Vươn nhân chuyến về địa phương công tác để tìm hiểu vụ việc cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng trong những ngày giáp Tết vừa qua.

Nói những việc trên cũng là một minh chứng cho thấy mối quan hệ thể hiện tình dân với dân tuyệt đến mức nào, tình của mặt trận tổ quốc Việt Nam đối với dân được kết chặt ra sao. Nhìn vào hành động này của một số người dân, của mặt trận tổ quốc Việt Nam đối với vợ con anh em nhà ông Vươn, thì dư luận xã hội lại bày tỏ sự phẫn nộ đối với chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng trong việc đối xử với gia đình anh em nhà anh Vươn ở những ngày Tết vừa qua.

Điều dư luận phẫn nộ nữa là khi biết thông tin nói ra từ bí thư đảng ủy xã Vinh Quang, ông Phạm Đăng Hoan khi được hỏi về sự quan tâm của chính quyền xã với cái Tết của gia đình anh em nhà ông Vươn thì ông cho rằng “dù sinh sống và làm ăn tại xã Vinh Quang nhưng do gia đình ông Vươn, ông Quý không có hộ khẩu ở đây nên việc lo Tết và bảo đảm cuộc sống sau vụ thu hồi đầm thủy sản không thuộc trách nhiệm của xã”. Thật đáng buồn ở thời đại ngày nay mà có người đứng đầu tổ chức Đảng của một xã lại phân biệt như vậy.!

Để lí giải thêm về tình dân với gia cảnh hiện tại của anh em nhà ông Vươn, chúng ta đặt ra câu hỏi là vì sao Đoàn Văn Vươn và một số người thân đang vướng vào con đường lao lý, với tội danh rất nghiêm trọng “ tội giết người”, mà lại được được dư luận đứng về phía ông ta?. Dư luận đứng về phía ông ta không phải là ủng hộ hành động sử dụng vũ khí sai luật của anh em ông ấy chống lại lực lượng cưỡng chế. Mà họ đứng về phía ông Vươn với sự băn khoăn đầy những nghi ngờ về 1 con người có học và hiểu biết như ông, được nhiều người dân địa phương ca ngợi mà lại hành động sai luật như vậy! Cái băn khoăn đó, phải chăng ông Vươn hành động như vậy là sự lựa chọn cuối cùng không? Cái băn khoăn đó, phải chăng chính quyền huyện đã làm sai luật nên đẩy anh em ông ta vào hoản cảnh một chết, một sống nên phải liều mình vi phạm pháp luật chăng?

Nhiều cá nhân lên tiếng về vụ việc này

Trước vụ việc này, đã có không ít những ý kiến, quan điểm của các cá nhân và tổ chức đều  nhận định về việc làm sai luật của chính quyền huyện Tiên Lãng không chỉ trong việc giao đất cho ông Vươn nuôi trồng thủy sản, mà còn gọi đất được giao cho ông Vươn nuôi trồng thủy sản không phải là đất nông nghiệp... Xin nêu một số nhận định dưới đây của một số cá nhân mà họ là những người có uy tín, có tài trong xã hội:

Đại Tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước cho rằng vụ việc này cả chính quyền huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang đều sai và ông yêu cầu phải xử lý nghiêm cán bộ làm sai vụ cưỡng chế.

Quan điểm của GS Đặng Hùng Võ là: Một mặt, chính quyền huyện Tiên Lãng đã giao đất cho ông Vươn là sai luật. Mặt khác, chính quyền huyện không có đủ thẩm quyền để quyết định thời gian giao đất là bao nhiêu năm và đất giao cho ông Vươn phải gọi là đất nông nghiệp.

 Ý kiến của luật sư Lê Đức Tiết, phó chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ VN cho rằng chính quyền huyện Tiên Lãng bất tuân luật pháp,v.v.

Bản thân cũng có nhiều bài báo cho rằng việc áp dụng luật đất đai khi giao cho các hộ gia đình vào mục đích nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Lãng là rất khác biệt về thời hạn. Như báo điển tử tuoitre.vn ngày 3 tháng 2 vừa qua có bài: Tiên Lãng - nơi Luật đất đai bị “bóp méo”.

Xuất phát từ sự bức xúc của dư luận xã hội về vụ việc này nên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có yêu cầu UBND TP Hải Phòng kiểm tra vụ việc và báo cáo Thủ tướng.

Điểm đáng chú ý nữa là mới đây, ông Đoàn Văn Vươn cũng nói về hành động cùng người thân trong gia đình ông nổ súng chống trả lại lực lượng cưỡng chế là do phẫn uất trước quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông là trái pháp luật và không tiếp tục giao lại khu đầm cho gia đình ông.

Phải nói rằng hành động chống đối của anh em nhà ông vươn là mang tính cực đoan, không được người dân địa phương nói riêng và dự luận cả nước nói chung đồng tình bởi nó vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, dư luận phân tích lại cho rằng hoàn cảnh đó là do ông Vươn đã bị đẩy vào thế đường cùng. Vậy là giữa lời nói của nghi can Đoàn Văn Vươn và dư luận xã hội là có điểm tương đồng.

Do đó, dự luận xã hội đều đang nhìn về Tiên Lãng bằng những nghi ngờ không phải là không có căn cứ và sự hiểu biết pháp luật. Những nghi ngờ này cũng là những yếu tố góp phần tăng thêm luồng dự luận bày tỏ thái độ cảm thông đối với anh em nhà ông Vươn. Đã vậy, khi được hỏi về căn nhà 2 tầng của em ông Vươn không nằm trong diện tích bị thu hồi sao lại bị phá thì bản thân chủ tịch huyện Tiên Lãng và phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng lúc nói kiều này, lúc nói kiểu khác. Điều này lại làm cho luồng dư luận xã hội càng giảm lòng tin vào lãnh đạo chính quyền và làm tằng niềm tin của dư luận xã hội đối với anh em nhà ông Vươn là bị đẩy vào thế bần cùng.

Từ một số điều phân tích nói trên, có thể thấy rằng việc nghi ngờ của dư luận đối với việc làm sai luật của chính quyền huyện Tiên Lãng trong việc giao đất, cưỡng chế thù hồi đối với gia đình ông Vươn lại cằng có cắn cứ, và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lòng tin của dư luận đối với  chính quyền xã Vinh Quang lẫn chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ việc này.

Một nguyên nhân cơ bản nữa dẫn đến sự suy giảm lòng tin của dư luận đới với chính quyền xã Vinh Quang và UBND  huyện Tiên Lãng là sự thờ ơ của chính quyền địa phương đối với căn nhà 2 tầng của em ruột ông Vươn không nằm trong diện tích thu hồi bị pháp hủy, họ không tán thành với việc thủy sản bị mất của gia đình ông Vươn mà chính quyền bảo không biết và không có trách nhiệm. Vì theo luật, sau khi cưỡng chế, chính quyền phải bảo đảm nguyên hiện trường của vụ án và những tài sản của bi can để phục vụ cho công tác điều tra và xét xử.

Xét đến cùng, nếu hành động chống lại vụ cưỡng chế của anh em Đoàn Văn Vươn bắt nguồn từ việc thu hồi và cưỡng chế đúng pháp luật của UBDN huyện Tiên Lãng thì chẳng có người dân nào lại quan tâm, giúp đỡ anh em nhà ông Vươn cả. Tình dân với dân, tình dân với chính quyền là ở chỗ này đây, nó như là một thói quen vừa vô hình, vừa hữu hình của nhân dân ta trong bao đời nay rồi.

Các luật sư sẵn sàng bào chữa miễn phí

Kể từ khi vụ việc này xảy ra cho đến nay, tại sao lại có không ít các luật sư xa gần sẵn sàng bảo vệ miễn phí cho ông Vươn và những người thân của ông như luật sư Nguyễn Duy Minh (Văn phòng Luật sư Duy Minh thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM) , Luật sư Vũ Lợi, Hồng Bách, Hoàng Tùng (Văn phòng Luật sư Hồng Bách thuộc đoàn luật sư TP Hà Nội)…?.

Thiết nghĩ, câu trả lời đơn giản là họ đã có những nghi ngờ về việc làm sai luật của chính quyền huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Vươn trong việc giao và cưỡng chế thu hồi đất đầm thủy sản nên họ sẵn sàng bỏ công, bỏ sức để tìm ra cái công lý và điều công bằng cho ông Vươn mà thôi. Còn nếu căn nguyên của việc sai trái mà xuất phát từ ông Đoàn Văn Vươn trong vụ việc này thì khó mà có một luật sư nào tự nguyện bào chữa miễn phí như vậy. Trong trường hợp này, khi xét xử các nghi can anh em nhà ông Vươn, chắc chẵn gia đình họ phải thuê luật sư hoặc hội đồng xét xử sẽ chỉ định luật sư để bào chữa quyền lợi hợp pháp cho ông anh em nhà ông Vươn.

Hiển nhiên, việc sẵn sàng của các cá nhân luật sư mong muốn tham gia bào chữa miễn phí cho anh em nhà ông Vươn cũng chính là thể hiện lòng dân với dân.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Độc giả Nguyễn Văn Thuật (Đại học Paris 10)