Sau đây là toàn văn kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về vụ cưỡng chế gây chấn động dư luận:
Sáng 7/2/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, trú tại Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng, được giao đất tại bãi ngoài, Nam cống Rộc, xã Quang Vinh, Tiên Lãng.
Ông Nguyễn Văn Thành, Uỷ viên ban chấp hàn TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ Thành ủy, Ban cán sự Uỷ ban nhân dân thành phố, đại diện các sở ban, ngành thành phố liên quan và đại diện Huyện ủy Tiên Lãng.
Sau khi nghe Ban Cán sự Đảng ủy nhân dân thành phố báo cáo, ý kiến giải trình và báo cáo của Thường trực huyện Uỷ Tiên Lãng, và các sở Tài nguyên Môi trường, Tư pháp, Công an thành phố và các ngành có liên quan, ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng bước đầu lết luận.
1. Tóm tắt diễn biến
Ông Đoàn Văn Vươn trú tại Bắc Hưng, Tiên Lãng được Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao sử dụng 21 ha đất bãi bồi ngoài đê quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang, tại Quyết định số 447/ QĐ- UB ngày 4/10/1993 để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày quyết định giao đất. Sau đó ông Đoàn Văn Vươn tự ý đắp bờ bao phá rừng ngập mặn để lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha. Ủy ban nhân dân huyện đã xử phạt hành chính vi phạm hành vi lấn chiếm đất đai của ông Vươn.
Sau khi nộp phạt, ông Đoàn Văn Vươn có làm đơn xin giao đất. Ngày 4/9/1997, UBND huyện có Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Đoàn Văn Vươn phần diện tích đất lấn chiếm này, thời hạn 14 năm tính từ 4/10/1993. Hết thời hạn giao đất UBND đã làm thủ tục để thu hồi toàn bộ 40,3 ha đất nói trên. Đối với 19,3 ha đất bổ sung, UBND huyện ban hành Quyết định số 461 QĐ-UBND ngày 7/4/2009 thu hồi giao cho UBND huyện Vinh Quang quản lý.
Không đồng ý với quyết định khiếu nại của Ủy ban nhân dân huyện, ông Vươn khởi kiện tại Tòa án. Ngày 27/01/2010, Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm tại Bản án số 01/2010/HCST, bác yêu cầu khởi kiện của ông Vươn, giữ nguyên quyết định thu hồi đất 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng. Ông Vươn tiếp tục có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm lên Tòa án nhân dân thành phố. Do trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử người kháng cáo rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo nên Tòa án nhân dân Thành phố đã có quyết định số 02/2010/HCPT-QĐ ngày 22/4/2010 đình chỉ xét xử vụ án hành chính. Tại quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố nêu rõ: “Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2010/HCST ngày 27/01/2010 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định này”.
Căn cứ bản án sơ thẩm và quyết định đình chỉ của tòa phúc thẩm, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã nhiều lần vận động, thuyết phục ông Vươn thực hiện quyết định thu hồi đất của huyện bàn giao đất theo quy định, nếu có nhu cầu cần phải làm thủ tục để Ủy ban nhân dân huyện cho thuê đất theo quy định, nếu có nhu cầu cần phải làm thủ tục để Ủy ban nhân dân huyện cho thuê đất theo quy định. Tuy nhiên ông Vươn không chấp hành; yêu cầu huyện tiếp tục giao đất cho ông sử dụng theo hình thức “giao đất” chứ không chấp nhận hình thức thuê đất.
Do không tự giác chấp hành nên Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 3307/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 về việc cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn.
Ngày 5-1-2012, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi 19,3 ha đất bãi bồi ven biển được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản tại khu vực Nam cống Rộc thuộc địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn, công dân xã Bắc Hưng huyện Tiên Lãng. Do không đồng ý việc thu hồi đất và quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân huyện, ông Đoàn Văn Vươn cùng những người trong gia đình đã tổ chức chống đối quyết liệt lực lượng cưỡng chế làm 6 cán bộ công an huyện và huyện đội Tiên Lãng bị thương.
2. Về chỉ đạo của Thường trực Thành ủy
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thường trực Thành ủy đã có báo cáo nhanh gửi Thường trực Ban bí thư và chỉ đạo các cơ quan chức năm của thành phố khẩn trương rà soát, kết luận 3 vấn đề là:
(1) Việc tổ chức giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng với các hộ sử dựng đất nuôi trồng thủy sản ven biển và gia đình ông Đoàn Văn Vươn theo các quy định của Luật đất đai và các Luật khác có liên quan.
(2) Tổ chức rà soát về trình tự, thủ tục tổ chức cưỡng chế thu hồi diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng của hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Tại bãi ngoài Nam cống Rộc, xã Quang Vinh huyện Tiên Lãng, việc nhà trông đầm nuôi trồng thủy sản của Ông Đoàn Văn Vươn bị phá. Kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật báo cáo Ban thường trực thành ủy.
(3) Yêu cầu các cơ quan tư pháp điều tra kết luận và xử lý việc tổ chức mua bán vũ khí, kíp mìn, súng bắn đạn hoa cải, bình gas và lập hàng rào chống người thi hành công vụ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự.
Khi Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đang tổ chức triển khai các nội dung trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn kiểm tra kết luận nội dung thứ nhất và thứ hai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc chống người thi hành công vụ, các cơ quan tố tụng, công an, viện kiểm sát đang điều tra kết luận xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Một số kết luận bước đầu
(1) Về việc giao đất và thu hồi đất
Đất bãi bồi ven biển là nguồn tài nguyên của các địa phương ven biển. không chỉ của riêng thành phố Hải Phòng mà còn của 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đây là vùng đất giàu tiềm năng để khai thác nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế biển; do đó còn phải được quy hoạch, quản lý và khai thách có hiệu quả, nhằm phát huy nguồn tài nguyên của đất nước. Đối với huyện Tiên Lãng hàng năm được bồi đắp ra phía biển khoảng 100m, đây là thuận lợi và tiềm năng lớn, từ những năm 70 và 80 của thế kỷ thứ 20, Tiên Lãng đã lấn biển và thành lập nông trường Vinh Quang. Nhờ quai đê, lấn biển và năm 1986, huyện Tiên Lãng đã thành lập được 3 xã mới là Đông Hưng, Tây Hưng và Tiên Hưng. Những năm 1991-1992, huyện Tiên Lãng đã xây dựng dự án Vinh Quang 2, nhằm tiếp tục quai đê, lấn biển, phát triển kinh tế ở vùng đất mới bồi đắp. Dự án đã được UBND thành phố phê duyệt năm 1993 và triển khai thực hiện đạt hiệu quả tốt.
Từ năm 1992 đến 2000, huyện đã đưa được 1.431ha đất này vào sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản; trong đó Ủy ban nhân dân huyện giao 515ha đất cho 56 hộ gia đình cá nhân; Ủy ban nhân dân các xã hợp đồng cho 219 hộ thuê 583 ha; Ủy ban nhân dân thành phố giao cho tổ chức thuê 333ha.
Việc giao đất cho các hộ sử dụng nuôi trồng thủy sản bước đầu đã thu được kết quả tích cực. Nhiều hộ đã tổ chức đầu tư, lập dự án nuôi trồng thủy sản tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo sản phẩm cho xã hội, áp dụng công nghệ mới trong thâm canh tăng năng suất, đảm bảo sử dụng đất đúng pháp luật, bảo vệ nguồn lợi thủ sản và đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên việc quản lý, khai thác sử dụng đất của huyện Tiên Lãng còn buông lỏng, hiệu quả thấp; một số chủ sử dụng đất nuôi trồng thủy sản….nhiều biểu hiện sai phạm như: Phá rừng phòng hộ (trong điều kiện biến…bảo vệ đê biển trước tác động của nước biển dâng); Tự lấn chiếm đất…. ngoài phạm vi diện tích được giao; tự ý chuyển nhượng, cho thuê lại đất kiếm lời; xây dựng các công trình không theo quy hoạch; cư trú bất hợp pháp trên diện tích đất nuôi trồng thủy sản không quy hoạch khu dân cư, nhưng chậm và không được xử lý dứt điểm.
Đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, năm 1993, ông Đoàn Văn Vươn là công dân xã Bắc Hưng huyện Tiên Lãng, được Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao sử dụng 21 ha đất bãi bồi ngoài đê quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang tại quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4/10/1993 để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày quyết định giao đất. Sau đó, ông Đoàn Văn Vươn tự ý đắp bờ bao để lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha. Ủy ban nhân dân huyện đã xử phạt 1 triệu đồng. Sau khi chấp hành nộp phạt, ông Đoàn Văn Vươn có đơn xin giao đất.
Ngày 09/4/1997. Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Đoàn Văn Vươn để hợp thức hóa phần diện tích đất lấn chiếm này, thời hạn giao 14 năm tính từ ngày 04/10/1993. Với 2 quyết định trên, ông Vươn được giao 40,3 ha đất bãi bồi ven biển để nuôi trông thủy sản.
Trong quá trình sử dụng đất, ông Đoàn Văn Vươn đã có các hành vi: Phá rừng chắn sóng và đã bị Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng xử phạt hành chính; tự ý cho thuê lại đất để kiếm lời; còn nợ đọng nghĩa vụ nộp thuế theo qui định. Khi Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế đã chủ động chuẩn bị và chống lại người thi hành công vụ với tính chất manh động, đặc biệt nguy hiểm.
Việc giao đất và thu hồi đất. Đoàn Thanh tra của Bộ tài nguyên và Môi trường sẽ có kết luận, Ban thường vụ Thành ủy sẽ chỉ đạo theo quy định; chỉ đạo xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có sai phạm.
(2) Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất
Theo quy định của luật, việc tổ chức cưỡng chế và bảo vệ các nhà thầu thi công ở các địa phương trong cả nước đối với các dự án khi có quyết định thu hồi đất, sau khi đã thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự đền bù, hỗ trợ và thu hồi đất nhưng chủ sử dụng đất cố tình không chấp hành và có hành vi chống đối là cần thiết. Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu cho thấy huyện Tiên Lãng đã chưa thực hiện đầy đủ một số nội dung theo quy định về trình tự đền bù, hỗ trợ và thu hồi đất theo quy đinh của Luật Đất đai nên để xẩy ra chống đối người thi hành công vụ như sau:
- Không có phương án sử dụng đất sau khi thu hồi của cơ quan có thẩm quyền để công bố công khai đối với người có đất bị thu hồi.
- Không thành lập hội đồng đền bù trước khi thu hồi.
- Không tổ chức đối thoại với người được giao đất bị thu hồi của người ký quyết định thu hồi.
- Sau cưỡng chế để xảy ra việc nhà trông đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn bị phá hủy.
- Việc tổ chức cưỡng chế vào thời điểm không hợp lý sát Tết cổ truyền của dân tộc, đã gây phản ứng trong dư luận nhân dân về đạo lý và mối quan hệ giữa chính quyền huyện Tiên Lãng với dân.
4. Chủ trương và những biện pháp xử lý của Ban Thường vụ Thành ủy
(1) Đối với Ủy ban nhân dân thành phố mặc dù việc cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ nhà thầu thi công nói chung đã phân cấp cho cấp huyện, song nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong việc thiếu kiểm tra chỉ đạo để xảy ra vụ việc trên.
(2) Đối với huyện ủy Tiên Lãng, mặc dù không có dấu hiệu tư lợi hay cố ý làm trái nhưng sự việc đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất chủ trương:
- Kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ huyện ủy và cá nhân đồng chí Bí thư huyện ủy về trách nhiệm do đơn giản, thiếu lãnh đạo kiểm tra để xảy ra hậu quả do chưa thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định về trình tự đền bù, hỗ trợ và thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai.
- Đình chỉ công tác của đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh trực tiếp chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.
- Kiểm điểm các đồng chí: Lê Văn Mải, trưởng công an huyện Tiên Lãng, Phạm Đăng Hoan Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang và xử lý nghiêm khắc sau khi có kết luận về trách nhiệm cá nhân.
(3) Giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy căn cứ quy định Điều lệ Đảng, kiểm tra đôn đốc quy trình kiểm điểm, tổ chức và cá nhân theo quy định; Ban Tổ chức Thành ủy chuẩn bị phương án cán bộ thay thế theo phân cấp.
(4) Giao Công an Thành phố khẩn trương điều tra, khởi tố vụ án phá nhà trông đầm, xử lý theo quy định của pháp luật.
(5) Công bố công khai kết luận của cơ quan có thẩm quyền, khẩn trương khắc phục những thiếu sót, sớm ổn định tình hình tư tưởng cho nhân dân thành phố và huyện Tiên Lãng.
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước Đảng bộ và nhân dân thành phố để sự việc xảy ra gây dư luận không tốt trong nhân dân.
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
Ông Nguyễn Văn Thành, Uỷ viên ban chấp hàn TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ Thành ủy, Ban cán sự Uỷ ban nhân dân thành phố, đại diện các sở ban, ngành thành phố liên quan và đại diện Huyện ủy Tiên Lãng.
Sau khi nghe Ban Cán sự Đảng ủy nhân dân thành phố báo cáo, ý kiến giải trình và báo cáo của Thường trực huyện Uỷ Tiên Lãng, và các sở Tài nguyên Môi trường, Tư pháp, Công an thành phố và các ngành có liên quan, ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng bước đầu lết luận.
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng gây chấn động dư luận |
1. Tóm tắt diễn biến
Ông Đoàn Văn Vươn trú tại Bắc Hưng, Tiên Lãng được Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao sử dụng 21 ha đất bãi bồi ngoài đê quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang, tại Quyết định số 447/ QĐ- UB ngày 4/10/1993 để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày quyết định giao đất. Sau đó ông Đoàn Văn Vươn tự ý đắp bờ bao phá rừng ngập mặn để lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha. Ủy ban nhân dân huyện đã xử phạt hành chính vi phạm hành vi lấn chiếm đất đai của ông Vươn.
Sau khi nộp phạt, ông Đoàn Văn Vươn có làm đơn xin giao đất. Ngày 4/9/1997, UBND huyện có Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Đoàn Văn Vươn phần diện tích đất lấn chiếm này, thời hạn 14 năm tính từ 4/10/1993. Hết thời hạn giao đất UBND đã làm thủ tục để thu hồi toàn bộ 40,3 ha đất nói trên. Đối với 19,3 ha đất bổ sung, UBND huyện ban hành Quyết định số 461 QĐ-UBND ngày 7/4/2009 thu hồi giao cho UBND huyện Vinh Quang quản lý.
Không đồng ý với quyết định khiếu nại của Ủy ban nhân dân huyện, ông Vươn khởi kiện tại Tòa án. Ngày 27/01/2010, Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm tại Bản án số 01/2010/HCST, bác yêu cầu khởi kiện của ông Vươn, giữ nguyên quyết định thu hồi đất 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng. Ông Vươn tiếp tục có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm lên Tòa án nhân dân thành phố. Do trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử người kháng cáo rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo nên Tòa án nhân dân Thành phố đã có quyết định số 02/2010/HCPT-QĐ ngày 22/4/2010 đình chỉ xét xử vụ án hành chính. Tại quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố nêu rõ: “Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2010/HCST ngày 27/01/2010 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định này”.
Căn cứ bản án sơ thẩm và quyết định đình chỉ của tòa phúc thẩm, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã nhiều lần vận động, thuyết phục ông Vươn thực hiện quyết định thu hồi đất của huyện bàn giao đất theo quy định, nếu có nhu cầu cần phải làm thủ tục để Ủy ban nhân dân huyện cho thuê đất theo quy định, nếu có nhu cầu cần phải làm thủ tục để Ủy ban nhân dân huyện cho thuê đất theo quy định. Tuy nhiên ông Vươn không chấp hành; yêu cầu huyện tiếp tục giao đất cho ông sử dụng theo hình thức “giao đất” chứ không chấp nhận hình thức thuê đất.
Do không tự giác chấp hành nên Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 3307/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 về việc cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn.
Ngày 5-1-2012, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi 19,3 ha đất bãi bồi ven biển được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản tại khu vực Nam cống Rộc thuộc địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn, công dân xã Bắc Hưng huyện Tiên Lãng. Do không đồng ý việc thu hồi đất và quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân huyện, ông Đoàn Văn Vươn cùng những người trong gia đình đã tổ chức chống đối quyết liệt lực lượng cưỡng chế làm 6 cán bộ công an huyện và huyện đội Tiên Lãng bị thương.
2. Về chỉ đạo của Thường trực Thành ủy
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thường trực Thành ủy đã có báo cáo nhanh gửi Thường trực Ban bí thư và chỉ đạo các cơ quan chức năm của thành phố khẩn trương rà soát, kết luận 3 vấn đề là:
(1) Việc tổ chức giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng với các hộ sử dựng đất nuôi trồng thủy sản ven biển và gia đình ông Đoàn Văn Vươn theo các quy định của Luật đất đai và các Luật khác có liên quan.
(2) Tổ chức rà soát về trình tự, thủ tục tổ chức cưỡng chế thu hồi diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng của hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Tại bãi ngoài Nam cống Rộc, xã Quang Vinh huyện Tiên Lãng, việc nhà trông đầm nuôi trồng thủy sản của Ông Đoàn Văn Vươn bị phá. Kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật báo cáo Ban thường trực thành ủy.
(3) Yêu cầu các cơ quan tư pháp điều tra kết luận và xử lý việc tổ chức mua bán vũ khí, kíp mìn, súng bắn đạn hoa cải, bình gas và lập hàng rào chống người thi hành công vụ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự.
Khi Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đang tổ chức triển khai các nội dung trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn kiểm tra kết luận nội dung thứ nhất và thứ hai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc chống người thi hành công vụ, các cơ quan tố tụng, công an, viện kiểm sát đang điều tra kết luận xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Một số kết luận bước đầu
(1) Về việc giao đất và thu hồi đất
Đất bãi bồi ven biển là nguồn tài nguyên của các địa phương ven biển. không chỉ của riêng thành phố Hải Phòng mà còn của 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đây là vùng đất giàu tiềm năng để khai thác nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế biển; do đó còn phải được quy hoạch, quản lý và khai thách có hiệu quả, nhằm phát huy nguồn tài nguyên của đất nước. Đối với huyện Tiên Lãng hàng năm được bồi đắp ra phía biển khoảng 100m, đây là thuận lợi và tiềm năng lớn, từ những năm 70 và 80 của thế kỷ thứ 20, Tiên Lãng đã lấn biển và thành lập nông trường Vinh Quang. Nhờ quai đê, lấn biển và năm 1986, huyện Tiên Lãng đã thành lập được 3 xã mới là Đông Hưng, Tây Hưng và Tiên Hưng. Những năm 1991-1992, huyện Tiên Lãng đã xây dựng dự án Vinh Quang 2, nhằm tiếp tục quai đê, lấn biển, phát triển kinh tế ở vùng đất mới bồi đắp. Dự án đã được UBND thành phố phê duyệt năm 1993 và triển khai thực hiện đạt hiệu quả tốt.
Từ năm 1992 đến 2000, huyện đã đưa được 1.431ha đất này vào sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản; trong đó Ủy ban nhân dân huyện giao 515ha đất cho 56 hộ gia đình cá nhân; Ủy ban nhân dân các xã hợp đồng cho 219 hộ thuê 583 ha; Ủy ban nhân dân thành phố giao cho tổ chức thuê 333ha.
Việc giao đất cho các hộ sử dụng nuôi trồng thủy sản bước đầu đã thu được kết quả tích cực. Nhiều hộ đã tổ chức đầu tư, lập dự án nuôi trồng thủy sản tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo sản phẩm cho xã hội, áp dụng công nghệ mới trong thâm canh tăng năng suất, đảm bảo sử dụng đất đúng pháp luật, bảo vệ nguồn lợi thủ sản và đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên việc quản lý, khai thác sử dụng đất của huyện Tiên Lãng còn buông lỏng, hiệu quả thấp; một số chủ sử dụng đất nuôi trồng thủy sản….nhiều biểu hiện sai phạm như: Phá rừng phòng hộ (trong điều kiện biến…bảo vệ đê biển trước tác động của nước biển dâng); Tự lấn chiếm đất…. ngoài phạm vi diện tích được giao; tự ý chuyển nhượng, cho thuê lại đất kiếm lời; xây dựng các công trình không theo quy hoạch; cư trú bất hợp pháp trên diện tích đất nuôi trồng thủy sản không quy hoạch khu dân cư, nhưng chậm và không được xử lý dứt điểm.
Đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, năm 1993, ông Đoàn Văn Vươn là công dân xã Bắc Hưng huyện Tiên Lãng, được Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao sử dụng 21 ha đất bãi bồi ngoài đê quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang tại quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4/10/1993 để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày quyết định giao đất. Sau đó, ông Đoàn Văn Vươn tự ý đắp bờ bao để lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha. Ủy ban nhân dân huyện đã xử phạt 1 triệu đồng. Sau khi chấp hành nộp phạt, ông Đoàn Văn Vươn có đơn xin giao đất.
Ngày 09/4/1997. Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Đoàn Văn Vươn để hợp thức hóa phần diện tích đất lấn chiếm này, thời hạn giao 14 năm tính từ ngày 04/10/1993. Với 2 quyết định trên, ông Vươn được giao 40,3 ha đất bãi bồi ven biển để nuôi trông thủy sản.
Trong quá trình sử dụng đất, ông Đoàn Văn Vươn đã có các hành vi: Phá rừng chắn sóng và đã bị Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng xử phạt hành chính; tự ý cho thuê lại đất để kiếm lời; còn nợ đọng nghĩa vụ nộp thuế theo qui định. Khi Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế đã chủ động chuẩn bị và chống lại người thi hành công vụ với tính chất manh động, đặc biệt nguy hiểm.
Việc giao đất và thu hồi đất. Đoàn Thanh tra của Bộ tài nguyên và Môi trường sẽ có kết luận, Ban thường vụ Thành ủy sẽ chỉ đạo theo quy định; chỉ đạo xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có sai phạm.
(2) Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất
Theo quy định của luật, việc tổ chức cưỡng chế và bảo vệ các nhà thầu thi công ở các địa phương trong cả nước đối với các dự án khi có quyết định thu hồi đất, sau khi đã thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự đền bù, hỗ trợ và thu hồi đất nhưng chủ sử dụng đất cố tình không chấp hành và có hành vi chống đối là cần thiết. Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu cho thấy huyện Tiên Lãng đã chưa thực hiện đầy đủ một số nội dung theo quy định về trình tự đền bù, hỗ trợ và thu hồi đất theo quy đinh của Luật Đất đai nên để xẩy ra chống đối người thi hành công vụ như sau:
- Không có phương án sử dụng đất sau khi thu hồi của cơ quan có thẩm quyền để công bố công khai đối với người có đất bị thu hồi.
- Không thành lập hội đồng đền bù trước khi thu hồi.
- Không tổ chức đối thoại với người được giao đất bị thu hồi của người ký quyết định thu hồi.
- Sau cưỡng chế để xảy ra việc nhà trông đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn bị phá hủy.
- Việc tổ chức cưỡng chế vào thời điểm không hợp lý sát Tết cổ truyền của dân tộc, đã gây phản ứng trong dư luận nhân dân về đạo lý và mối quan hệ giữa chính quyền huyện Tiên Lãng với dân.
4. Chủ trương và những biện pháp xử lý của Ban Thường vụ Thành ủy
(1) Đối với Ủy ban nhân dân thành phố mặc dù việc cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ nhà thầu thi công nói chung đã phân cấp cho cấp huyện, song nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong việc thiếu kiểm tra chỉ đạo để xảy ra vụ việc trên.
(2) Đối với huyện ủy Tiên Lãng, mặc dù không có dấu hiệu tư lợi hay cố ý làm trái nhưng sự việc đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất chủ trương:
- Kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ huyện ủy và cá nhân đồng chí Bí thư huyện ủy về trách nhiệm do đơn giản, thiếu lãnh đạo kiểm tra để xảy ra hậu quả do chưa thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định về trình tự đền bù, hỗ trợ và thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai.
- Đình chỉ công tác của đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh trực tiếp chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.
- Kiểm điểm các đồng chí: Lê Văn Mải, trưởng công an huyện Tiên Lãng, Phạm Đăng Hoan Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang và xử lý nghiêm khắc sau khi có kết luận về trách nhiệm cá nhân.
(3) Giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy căn cứ quy định Điều lệ Đảng, kiểm tra đôn đốc quy trình kiểm điểm, tổ chức và cá nhân theo quy định; Ban Tổ chức Thành ủy chuẩn bị phương án cán bộ thay thế theo phân cấp.
(4) Giao Công an Thành phố khẩn trương điều tra, khởi tố vụ án phá nhà trông đầm, xử lý theo quy định của pháp luật.
(5) Công bố công khai kết luận của cơ quan có thẩm quyền, khẩn trương khắc phục những thiếu sót, sớm ổn định tình hình tư tưởng cho nhân dân thành phố và huyện Tiên Lãng.
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước Đảng bộ và nhân dân thành phố để sự việc xảy ra gây dư luận không tốt trong nhân dân.
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng