Điểm mặt các lực lượng đặc nhiệm của Đài Loan qua ảnh
Cận cảnh lính đặc nhiệm SEALs tập luyện
Xem “quái vật” cần cẩu khỏe nhất thế giới do Đức sản xuất
Dù trong tác chiến hiện nay, vị thế này bị đe dọa nghiêm trọng bởi các dòng vũ khí chống thiết giáp hiện đại, nhưng MBT kết hợp với bộ binh vẫn là lực lượng chính giải quyết chiến trường.
Bản thân các MBT đã là một cỗ máy tinh vi kết hợp nhiều công nghệ phức tạp (luyện kim, điện tử…), kỹ nghệ chế tạo phức tạp, nên không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể sở hữu.
Xin giới thiệu tới bạn đọc một số dòng MBT hàng đầu thế giới hiện nay:
Leopard 2 (Đức) – Sức mạnh của sự kế thừa
Không phải là nơi cho ra đời xe tăng đầu tiên, nhưng Đức là quốc gia biến thứ vũ khí này trở nên rất đáng sợ trong thế chiến thứ 2 (công nghệ chế tạo xe tăng, chiến thuật sử dụng xe tăng…) với các đơn vị xe tăng Tiger, Tiger II, Panther...
Tiếp nối truyền thống đó, đầu những năm 1970, hãng Krauss-Maffei bắt đầu phát triển MBT Leopard 2 theo đơn đặt hàng của quân đội Đức.
Tới năm 1979, Leopard 2 đã được tiếp nhận để thay thế người tiền nhiệm Leopard 1 trong biên chế quân đội Đức.
MBT Leopard 2 A6 |
Quân đội Ấn Độ chuẩn bị diễu binh, khoe dàn vũ khí hạng nặng
Mỹ, NATO có khoảng 1.000 tên lửa đánh chặn
Các cường quốc quân sự tăng cường phát triển vũ khí laser
Nga tổ chức loạt tập trận tên lửa di động tối tân
Trung Quốc bị tố vượt rào bán tên lửa
Leopard 2 nổi trội ở độ tin cậy cao, thiết kế modune đơn giản trong sửa chữa, vận hành dễ dàng. Đây cũng dòng MBT được nhiều quốc gia lấy ý tưởng và thiết kế để phát triển MBT nội địa.
Về cơ bản, MBT Leopard 2 sử dụng giáp thép kết hợp với các tấm composite nhiều lớp để đảm bảo khả năng sống sót của xe.
Từ phiên bản A4 trở đi, Leopard 2 còn được gia cố thêm các lớp giáp mới để nâng cao khả năng sống sót trước đạn xuyên dưới cỡ và các loại rocket, đạn tên lửa chống tăng hiện đại (độ bảo vệ của giáp tương đương 900 mm thép cán tiêu chuẩn (RHA) ở tháp pháo và 600 mm RHA ở thân xe).
Gầm xe sử dụng kết cấu chữ V nâng cao khả năng bảo vệ trước mìn chống tăng và thiết bị nổ tự tạo (IED).
Để giảm khả năng bị phát hiện trong tác chiến, MBT Leopard 2 còn được trang bị 16 ống phóng lựu khói Wegmann 76 mm điều khiển bằng điện cung cấp màn khói ngụy trang kéo dài trong 2 phút cho xe.
Tổ lái cũng được bảo khỏi các tác nhân sinh-hóa-hạt nhân thông qua thiết bị lọc khí. Ngoài ra, khả năng sống sót của tổ lái còn được tăng cường nhờ hệ thống cứu hỏa tự động trong xe với 9kg chất dập lửa Halon.
Hỏa lực chính của Leopard 2 là pháo nòng trơn 120 mm (L44 và L55) với 42 cơ số đạn.
Sức mạnh hỏa lực của dòng MBT Đức này nằm ở các loại đạn xuyên dưới cỡ DM-33 có khả năng xuyên 560 mm RHA ở khoảng cách 2 km hoặc đạt 810 mm RHA với đạn DM-53 và đạn xuyên lõm DM12.
Ngoài ra, Rheinmetall đang phát triển khả năng bắn tên lửa có điểu khiển LAHAT qua nòng pháo chính cho Leopard 2 để nâng tầm khai hỏa lên 6 km.
Nhờ thiết bị ổn định nòng pháo, Leopard 2 có thể vừa di chuyển vừa bắn.
Để chống bộ binh và máy bay, dòng MBT này được trang bị 2 súng máy 7.62 mm (1 đồng trục, 1 trên nóc tháp pháo) với 4750 viên đạn.
Trong tương lai, Rheinmetall dự kiến phát triển pháo nòng trơn 140 mm trang bị trên MBT Leopard 2.
MBT Leopard 2 A7 |
Lộ ảnh nhà máy lắp ráp tên lửa không gian của Trung Quốc
Ấn Độ đã bắt tay vào phát triển tên lửa xuyên lục địa
Mỹ thuê Boeing xây lá chắn tên lửa chống Iran, Triều Tiên
Cung cấp sức mạnh cho MBT có trọng lượng đạt trung bình 57 tấn này là động cơ diesel MTU MB 873 làm mát bằng chất lỏng công suất 1.500 mã lực.
Điều này cũng đảm bảo cho Leopard 2 có thể cơ động với tốc độ tối đa là 67 km/giờ; 31 km/giờ ở điều kiện dã chiến và tầm hoạt động đạt 550 km (mang bình dầu phụ).
Merkava (Israel) – Tối ưu cho khả năng bảo vệ tổ lái
Xuất phát điểm từ đặc thù địa-chính trị và các cuộc xung đột với các quốc gia Hồi giáo láng giềng, đặc biệt là trận chiến ở bán đảo Sinai (1956), cuộc chiến Yom Kippur (1973),
lực lượng quân đội Israel luôn phải đối phó với lực lượng quân sự đông đảo hơn và ưu tiên hàng đầu là khả năng sống sót của các đơn vị chiến đấu, trước khi có khả năng đáp trả.
Bản thân các phiên bản của MBT Merkava cũng được phát triển dựa trên tiêu chí này. Chi phí thấp, hiệu quả bảo vệ cao tổ lái cao và bảo dưỡng dễ dàng là những thế mạnh của MBT Merkava.
MBT Merkava Mark I |
Cận cảnh tên lửa Hồng Kỳ HQ-16A của Trung Quốc
Lục quân Nga nhận lô pháo phản lực Tornado-G đầu tiên
Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không cho Bêlarút
Khả năng sống sót và tác chiến của dòng Merkava Mark I đã được khẳng định tại cuộc chiến ở Lebanon (1982) khi đối đầu với đối thủ Xô viết MBT T-62 của quân đội các quốc gia A rập.
Tính tới thời điểm hiện tại, MBT Merkava đã “lên đời” tới phiên bản Mark IV với việc nâng cấp hệ thống giáp bảo vệ kết hợp giáp hộp lắp ngoài (thay thế nhanh trên chiến trường, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến mới.
Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm thu được từ cuộc xung đột năm 2006 tại Lebanon, Isarel đã trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Troply chống lại đạn lõm và tên lửa chống tăng của đối phương.
Bản thân Merkava cũng là dòng MBT được “thử lửa” liên tục, nên độ tin cậy của dòng xe tăng này rất cao.
Về kết cấu, khả năng bảo vệ tổ lái của MBT Merkava có được nhờ việc tận dụng thiết kế giáp nghiêng kết hợp giáp composite gốm lõi thép.
Ngoài ra, động cơ của xe được đặt phía trước giúp “đỡ đạn” cho tổ lái trong trường hợp giáp trước của xe bị xuyên thủng.
Bản thân Merkava cũng có các cửa thoát hiểm ở gầm và đuôi xe cho phép tổ lái thoát ly không cần lộ mình trước hỏa lực của đối phương trong trường hợp xe bị trúng đạn.
Cũng tương tự như các dòng MBT hiện đại khác, Merkava có 12 ống phóng lựu khói ngụy trang và hệ thống lọc khí riêng giúp tổ lái sống sót trước tác nhân sinh-hóa-hạt nhân.
MBT Merkava Mark IV |
Trong hai phiên bản đầu tiên (Mark I và II), Merkava được trang bị pháo nòng xoắn 105 mm M68, nhưng từ phiên bản Mark III,
M68 được thay thế bằng pháo nòng trơn MG263 120 mm có khả năng bắn tên lửa LAHAT qua nòng.
Do đặc thù chống bộ binh là chủ yếu, Merkava các phiên bản được trang bị tối thiểu 2 súng máy 7,62 mm, súng phòng không 12,7 mm và cối 60 mm tấn công các mục tiêu bộ binh ngoài tầm bắn thẳng.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của Merkava là sự kết hợp giữa nhiều thiết bị ngắm bắn, cân bằng, hỗ trợ quan sát của nhiều hãng chế tạo khác nhau với tỉ lệ nội địa hóa rất cao.
Khả năng cơ động của Merkava có được nhờ động cơ diesel tăng áp công suất tới 1.500 mã lực (Merkava Mark IV) cho phép xe chạy với tốc độ 64 km/giờ trên đường hoặc 55 km/giờ trong điều kiện dã chiến.
Tầm hoạt động của MBT nặng 65 tấn này đạt 500 km.