Hình ảnh những nhân vật tuổi Rồng nổi tiếng nhất Việt Nam

21/02/2012 06:09
Nguyễn Thắm (tổng hợp)
(GDVN) -Sinh ra ở những giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng họ đều là những danh nhân gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và cùng sinh năm Thìn
Theo quan niệm của người Việt, người tuổi Thìn rất trung thực, năng nổ nhưng rất nóng tính và bướng bỉnh. Họ là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, thịnh vượng và của hoàng tộc.
Theo quan niệm của người Việt, người tuổi Thìn rất trung thực, năng nổ nhưng rất nóng tính và bướng bỉnh. Họ là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, thịnh vượng và của hoàng tộc.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232-1300) sinh năm Nhâm Thìn. Ông là danh tướng nhà Trần, anh hùng dân tộc, người có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232-1300) sinh năm Nhâm Thìn. Ông là danh tướng nhà Trần, anh hùng dân tộc, người có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền.
Chu Văn An (1292-1370) sinh năm Nhâm Thìn. Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng và có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Chu Văn An (1292-1370) sinh năm Nhâm Thìn. Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng và có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Trần Quang Diệu (1760-1802) sinh năm Canh Thìn. Là một trong Tây Sơn thất hổ, ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.
Trần Quang Diệu (1760-1802) sinh năm Canh Thìn. Là một trong Tây Sơn thất hổ, ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.
Khổng lộ thiền sư (1016-1094) sinh năm Bính Thìn, người được coi là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam.
Khổng lộ thiền sư (1016-1094) sinh năm Bính Thìn, người được coi là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam.
Nguyễn Thị Lộ (1400-1442), tuổi Canh Thìn, là vợ thứ của Nguyễn Trãi và là một nữ quan nổi tiếng nhà Hậu Lê, gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên.

Nguyễn Thị Lộ (1400-1442), tuổi Canh Thìn, là vợ thứ của Nguyễn Trãi và là một nữ quan nổi tiếng nhà Hậu Lê, gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên.
Phan Thanh Giản (1796-1867), tuổi Bính Thìn, là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn.

Phan Thanh Giản (1796-1867), tuổi Bính Thìn, là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn.
Trương Định (1820-1864) tuổi Canh Thìn, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864.
Trương Định (1820-1864) tuổi Canh Thìn, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864.
Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926), tuổi Giáp Thìn. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926), tuổi Giáp Thìn. Ông  là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
Phan Đình Phùng (1844-1895) tuổi Giáp Thìn. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Phan Đình Phùng (1844-1895) tuổi Giáp Thìn. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Trần Phú (1904-1931) tuổi Giáp Thìn. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi. Trần Phú là tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, bất khuất trước kẻ thù, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trần Phú (1904-1931) tuổi Giáp Thìn. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi. Trần Phú là tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, bất khuất trước kẻ thù, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Xuân Diệu (1916-1985) tuổi Bính Thìn. Ông là nhà thơ lãng mạn trữ tình, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn học độc đáo. Nổi danh từ phong trào thơ mới và được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”
Xuân Diệu (1916-1985) tuổi Bính Thìn. Ông là nhà thơ lãng mạn trữ tình, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn học độc đáo. Nổi danh từ phong trào thơ mới và được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”
Nguyễn Thắm (tổng hợp)