"Đăk Lăk: Một cây bơ cho bạc triệu", đó là thương hiệu người dân nơi đây đặt cho một cây bơ trái vụ thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư cuin (Đăk Lăk) cho thu nhập có năm lên tới trên 28 triệu đồng, bởi loại bơ trái vụ này giá bán lên tới 50-70 ngàn đồng/kg (gấp 2 đến 3 lần so với giá bơ chính vụ).
Cách trung tâm TP.Buôn Ma Thuột không xa (khoảng 9 km), chúng tôi ghé thăm gia đình ông Nguyễn Ngọc Đức và được “tận mục sở thị” về một “cây bơ triệu phú”. Đây quả là một cây bơ cổ thụ, nằm giữa mảnh vườn, tán rộng bao trùm như một “bóng cây cơ nia”, thân chừng hai người ôm mới hết, trên cây có đầy quả, đủ các cỡ to, nhỏ.
Tâm sự với chúng tôi ông Đức cho biết “Cây bơ này được một chủ nhà trước trồng từ năm 1987, năm 1990 tôi đã mua lại mảnh vườn và là chủ sở hữu cho đến giờ. Năm 1992 thì cây bơ cho bói, lúc đầu chỉ được vài kg quả chỉ đủ ăn và biếu bạn bè, làng xóm. Cứ vậy hơn 20 năm trôi qua, từ khi cây bơ cho bói dần theo thời gian cây ngày một to ra, số lượng quả lại tăng lên theo cấp số cộng. Tiền bán bơ trái vụ ngoài mua phân lân bón cho rẫy, tôi còn mua sắm thêm đồ dùng cũng như trang trải sinh hoạt hàng ngày”.
Khi được hỏi về nguồn gốc cây bơ trái vụ này, ông Đức kể, nghe chủ nhà trước đây cho biết, trong một lần tới Nông trường Việt Đức (thời Pháp thuộc) được ăn một trái, thấy bơ thơm ngon, đây là giống bơ trái vụ cơm vàng, hạt lép nên đã lấy giống về trồng.
Ông Đức còn nói, cây bơ cho thu hoạch đều từ 15 năm trở lại đây, số lượng quả cho thu rải rác hàng năm (từ tháng 11 tới tháng 6), tuy nhiên trước đây vì không ghi chép nên tôi không biết số chính xác lượng quả hàng năm là bao nhiêu. Đến năm 2010, tôi đã lập thành cuốn số và ghi chép đầy đủ số lượng quả bán ra cũng như số tiền thu về từ bán bơ.
Số lượng bơ thu đều hàng năm khoảng 650 đến 800kg/năm, tùy theo từng năm. Với giá trung bình từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg, năm nào tôi cũng thu về trên 10 triệu đồng. Cụ thể, năm 2010 tôi thu được 10.800.000 đồng, nổi trội năm 2011 do thời tiết thuận lợi nên tôi thu tới 28.640.000 đồng. Riêng năm 2012, với giá bơ nằm ở mức từ 60-70 ngàn đồng/kg, từ đầu năm tới giờ tôi đã thu về được 11.340.000 đồng.
Là chủ sở hữu một “cây bơ vàng” tại Đăk Lăk, lo ngại một ngày nào đó cây bơ này sẽ già cỗi và chết đi nên ông Đức đã thuê kỹ sư nông nghiệp về lấy chính chồi của cây này và ghép thành công giống bơ con trái vụ. Và cũng tại mảnh vườn này ông đã trồng thử nghiệm được 10 cây, hiện đã cho bói qua 1 năm nay rồi, quả vẫn thơm ngon không kém cây mẹ, thậm chí to hơn (vì cây mới trồng).
Với mong muốn lưu giữ lại giống bơ quý này, đồng thời tạo điều kiện cho bà con nông dân có cơ hội phát triển về cây bơ. Năm 2011, ông đã quyết định ghép và bán ra thị trường. Để khẳng định thương hiệu bơ trái vụ của mình, ông đã đặt tên cho giống bơ này là giống bơ Minh Phát.
“Năm 2011 tôi đã bán ra thị trường khoảng 2 ngàn cây giống, với giá trung bình từ 30-35 ngàn đồng/cây ông đã thu về được 60-70 triệu đồng. Riêng năm 2012 này ông có ý định ghép khoảng 7-9 ngàn cây giống” ông Đức cho biết.
Anh Đậu Chí Thanh, người chịu trách nhiệm về kỹ thuật ghép bơ giống Minh Phát cho biết, “bơ là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là bơ trái vụ, lại hợp với vùng đất Tây Nguyên, có thể trồng xen canh với cây cà phê là tốt nhất… Việc trồng bơ nên đào hố sâu nhưng cần trồng cạn để tạo cho cây phát triển nhanh, lâu già cỗi"…
Trên thế giới, bơ là cây rất phổ biến. Trong 300 loài cây ăn quả, bơ được xếp thứ 10. Người dân nhiều nước rất chuộng ăn bơ. Bơ không phải là cây khó trồng. Ở Việt Nam, việc trồng bơ đang lan rộng. Từ các tỉnh Tây Nguyên, cây bơ tràn ra ngoài Bắc.
Theo An ninh thủ đô
Cách trung tâm TP.Buôn Ma Thuột không xa (khoảng 9 km), chúng tôi ghé thăm gia đình ông Nguyễn Ngọc Đức và được “tận mục sở thị” về một “cây bơ triệu phú”. Đây quả là một cây bơ cổ thụ, nằm giữa mảnh vườn, tán rộng bao trùm như một “bóng cây cơ nia”, thân chừng hai người ôm mới hết, trên cây có đầy quả, đủ các cỡ to, nhỏ.
Tâm sự với chúng tôi ông Đức cho biết “Cây bơ này được một chủ nhà trước trồng từ năm 1987, năm 1990 tôi đã mua lại mảnh vườn và là chủ sở hữu cho đến giờ. Năm 1992 thì cây bơ cho bói, lúc đầu chỉ được vài kg quả chỉ đủ ăn và biếu bạn bè, làng xóm. Cứ vậy hơn 20 năm trôi qua, từ khi cây bơ cho bói dần theo thời gian cây ngày một to ra, số lượng quả lại tăng lên theo cấp số cộng. Tiền bán bơ trái vụ ngoài mua phân lân bón cho rẫy, tôi còn mua sắm thêm đồ dùng cũng như trang trải sinh hoạt hàng ngày”.
Cây bơ trái vụ có tuổi thọ hơn 20 năm nay của ông Nguyễn Ngọc Đức |
Khi được hỏi về nguồn gốc cây bơ trái vụ này, ông Đức kể, nghe chủ nhà trước đây cho biết, trong một lần tới Nông trường Việt Đức (thời Pháp thuộc) được ăn một trái, thấy bơ thơm ngon, đây là giống bơ trái vụ cơm vàng, hạt lép nên đã lấy giống về trồng.
Ông Đức còn nói, cây bơ cho thu hoạch đều từ 15 năm trở lại đây, số lượng quả cho thu rải rác hàng năm (từ tháng 11 tới tháng 6), tuy nhiên trước đây vì không ghi chép nên tôi không biết số chính xác lượng quả hàng năm là bao nhiêu. Đến năm 2010, tôi đã lập thành cuốn số và ghi chép đầy đủ số lượng quả bán ra cũng như số tiền thu về từ bán bơ.
Số lượng bơ thu đều hàng năm khoảng 650 đến 800kg/năm, tùy theo từng năm. Với giá trung bình từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg, năm nào tôi cũng thu về trên 10 triệu đồng. Cụ thể, năm 2010 tôi thu được 10.800.000 đồng, nổi trội năm 2011 do thời tiết thuận lợi nên tôi thu tới 28.640.000 đồng. Riêng năm 2012, với giá bơ nằm ở mức từ 60-70 ngàn đồng/kg, từ đầu năm tới giờ tôi đã thu về được 11.340.000 đồng.
Là chủ sở hữu một “cây bơ vàng” tại Đăk Lăk, lo ngại một ngày nào đó cây bơ này sẽ già cỗi và chết đi nên ông Đức đã thuê kỹ sư nông nghiệp về lấy chính chồi của cây này và ghép thành công giống bơ con trái vụ. Và cũng tại mảnh vườn này ông đã trồng thử nghiệm được 10 cây, hiện đã cho bói qua 1 năm nay rồi, quả vẫn thơm ngon không kém cây mẹ, thậm chí to hơn (vì cây mới trồng).
Cây Bơ con mang thương hiệu Minh Phát được ông Đức bán ra thị trường |
Với mong muốn lưu giữ lại giống bơ quý này, đồng thời tạo điều kiện cho bà con nông dân có cơ hội phát triển về cây bơ. Năm 2011, ông đã quyết định ghép và bán ra thị trường. Để khẳng định thương hiệu bơ trái vụ của mình, ông đã đặt tên cho giống bơ này là giống bơ Minh Phát.
“Năm 2011 tôi đã bán ra thị trường khoảng 2 ngàn cây giống, với giá trung bình từ 30-35 ngàn đồng/cây ông đã thu về được 60-70 triệu đồng. Riêng năm 2012 này ông có ý định ghép khoảng 7-9 ngàn cây giống” ông Đức cho biết.
Anh Đậu Chí Thanh, người chịu trách nhiệm về kỹ thuật ghép bơ giống Minh Phát cho biết, “bơ là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là bơ trái vụ, lại hợp với vùng đất Tây Nguyên, có thể trồng xen canh với cây cà phê là tốt nhất… Việc trồng bơ nên đào hố sâu nhưng cần trồng cạn để tạo cho cây phát triển nhanh, lâu già cỗi"…
Trên thế giới, bơ là cây rất phổ biến. Trong 300 loài cây ăn quả, bơ được xếp thứ 10. Người dân nhiều nước rất chuộng ăn bơ. Bơ không phải là cây khó trồng. Ở Việt Nam, việc trồng bơ đang lan rộng. Từ các tỉnh Tây Nguyên, cây bơ tràn ra ngoài Bắc.
Theo An ninh thủ đô