Ngày 23/2, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đà Nẵng có cuộc họp triển khai công tác chấn chỉnh tình trạng lang thang xin ăn có dấu hiệu bùng phát. Từ ngày 1/3 đến 30/4, Đà Nẵng sẽ tổ chức đợt cao điểm ngăn chặn tình trạng biến tướng xin ăn, lang thang đánh giày, bán hàng rong, chèo kéo khách trên địa bàn, tập trung ở các quận nội thành.
UBND Đà Nẵng sẽ tổ chức gặp mặt, đối thoại với những người trong diện này hiện sinh sống trên địa bàn để thuyết phục họ tự giác chấp hành quy định của thành phố, động viên người không có hộ khẩu Đà Nẵng về lại địa phương…
Ngoài ra, thành phố sẽ siết chặt việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại các nhà trọ, nhà cho thuê..; lập danh sách số người lưu trú và hoạt động trên từng địa bàn trọng điểm để tập trung kiểm tra, giám sát.
“Không có người lang thang ăn xin” là một trong năm tiêu chí được Đà Nẵng phấn đấu trong nhiều năm nay. Thành phố từng cho lập đường dây nóng, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân phát hiện người ăn xin báo cho lực lượng chức năng đến xử lý. Mỗi người dân khi phát hiện, báo tin được thưởng nóng 200.000 đồng.
Kết quả từ năm 2005 đến nay, Đà Nẵng đã phát hiện, thu gom gần 1.000 lượt người lang thang xin ăn. Trong đó khoảng 40% đưa về quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, số còn lại được đưa về địa phương. Với các biện pháp mạnh, thành phố không còn người ăn xin.
Tuy nhiên, gần đây tình trạng này tái diễn. Họ đa phần đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế…, mượn cớ bán hàng rong, đánh giầy, bán vé số để xin tiền của khách. Tại nhiều chùa lớn còn xuất hiện nhóm người già yếu, tàn tật hoặc giả tàn tật để ăn xin.
Ban đêm, những người này thuê phòng trọ tại các khu vực ngoại thành để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện nên việc quản lý nhà trọ, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng của thành phố gặp nhiều khó khăn.
UBND Đà Nẵng sẽ tổ chức gặp mặt, đối thoại với những người trong diện này hiện sinh sống trên địa bàn để thuyết phục họ tự giác chấp hành quy định của thành phố, động viên người không có hộ khẩu Đà Nẵng về lại địa phương…
Ngoài ra, thành phố sẽ siết chặt việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại các nhà trọ, nhà cho thuê..; lập danh sách số người lưu trú và hoạt động trên từng địa bàn trọng điểm để tập trung kiểm tra, giám sát.
Đà Nẵng sẽ đối thoại với người bán hàng rong, thu nhập không ổn định để chấn chỉnh tình trạng nhiều người làm nghề này chèo kéo xin tiền khách. Ảnh: Nguyễn Đông |
Kết quả từ năm 2005 đến nay, Đà Nẵng đã phát hiện, thu gom gần 1.000 lượt người lang thang xin ăn. Trong đó khoảng 40% đưa về quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, số còn lại được đưa về địa phương. Với các biện pháp mạnh, thành phố không còn người ăn xin.
Tuy nhiên, gần đây tình trạng này tái diễn. Họ đa phần đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế…, mượn cớ bán hàng rong, đánh giầy, bán vé số để xin tiền của khách. Tại nhiều chùa lớn còn xuất hiện nhóm người già yếu, tàn tật hoặc giả tàn tật để ăn xin.
Ban đêm, những người này thuê phòng trọ tại các khu vực ngoại thành để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện nên việc quản lý nhà trọ, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng của thành phố gặp nhiều khó khăn.
Theo Nguyễn Đông/vnexpress.net