Mỗi chuyến đi để lại nhiều nụ cười

29/02/2012 14:19
Uyển Chi
(GDVN) - Cuộc đời là những chuyến đi, nhưng mỗi chuyến đi chỉ trọn vẹn khi nó để lại nhiều nụ cười.
Chỉ khi trải nghiệm thực tế, chỉ khi tận mắt chứng kiến những khó khăn của học sinh vùng cao người ta mới thấm thía và tự nhủ lòng mình vẫn còn sung sướng hơn các em gấp bội lần. Tôi cũng vậy, thấy mình sống tốt hơn và càng vui hơn khi thấy bạn bè cũng sống tốt hơn sau mỗi chuyến đi về.
Đã 5 lần tham gia cùng Báo Giáo dục Việt Nam đến với các em nhỏ nơi vùng sâu, vùng xa, nơi biên cương địa đầu của Tổ quốc, tôi quen được rất nhiều thành viên trong đoàn. Những nụ cười, ánh mắt thân thiện của các thành viên làm tôi thấy ấm lòng hơn, vững vàng hơn khi lần đầu tiên trải nghiệm cuộc sống thực nơi xa xôi, nơi những thiên thần của núi rừng vẫn ngày ngày đến trường với những bàn chân trần dính đầy bùn đất, nơi mà các thiên thần nhỏ ấy chỉ có manh áo mỏng, thậm chí còn rách khi thời tiết ở mức dưới 10 độ.
Con đường vào Kim Bon rất chông chênh, một bên là vực, bên là núi. Xe của đoàn phải dừng lại để lấy đá chèn mới tiếp tục đi được. Ảnh: Giàng A Cối
Con đường vào Kim Bon rất chông chênh, một bên là vực, bên là núi. Xe của đoàn phải dừng lại để lấy đá chèn mới tiếp tục đi được. Ảnh: Giàng A Cối

Xem lại những chuyến đi của Báo Giáo dục Việt Nam:
Hành trình bữa cơm có thịt đến Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Kim Bon, Phù Yên, Sơn La
Hành trình bữa cơm có thịt đến Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang

Những con đường quanh co, lãng mạn ở Suối Giàng; những cảm giác nhảy lên cùng những hòn đá và đường trơn trượt đến thắt ruột khi ngồi xe máy trên cung đường gần 20km đầy khó khăn đến với Nậm Mười (Văn Chấn- Yên Bái); những cảm giác chông chênh một bên là núi, một bên là vực sâu trên con đường với Kim Bon (Phù Yên- Sơn La); những góc cua gấp đến nôn nao người và cảnh đẹp nên thơ trên đường đến với Mã Pì Lèng (Mèo Vạc- Hà Giang)- Tất cả như những món ăn tinh thần thú vị, sảng khoái sau những ngày dài làm việc vất vả, bí bách với cuộc sống ồn ào nơi đô thị. Nhưng điều tuyệt vời hơn là được hòa mình cùng các em nhỏ, được tay trong tay chạy quanh ngọn lửa trại giữa núi rừng và hát vang những bài ca ấm áp.
Những con đường quanh co nên thơ trên đường đến với Mã Pì Lèng (Mèo Vạc- Hà Giang). Ảnh: Giàng A Cối
Những con đường quanh co nên thơ trên đường đến với Mã Pì Lèng (Mèo Vạc- Hà Giang). Ảnh: Giàng A Cối

Xem lại những chuyến đi của Báo Giáo dục Việt Nam:
Hành trình bữa cơm có thịt đến Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Kim Bon, Phù Yên, Sơn La
Hành trình bữa cơm có thịt đến Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang

Trong những ngày lạnh cóng đến tê người này, giữa sự ồn ào, náo nhiệt của đô thị tôi lại thấy nhẹ nhàng, ấm áp vô cùng. Ấm áp khi nhìn lại những hình ảnh nơi tôi đã đặt chân đến, ấm áp bởi lời cảm ơn khẽ cất lên khi những món quà được trao tay các em, ấm áp khi nhìn thấy nụ cười ấy sáng lên niềm vui, ấm áp khi thấy những đôi chân trần giờ đây có tất ấm, giầy mới để đi, có manh áo ấm để mặc trong những ngày đông giá rét… từ những khoảnh khắc ấy tôi lại được sống lại với tuổi thơ của mình, sống lại những khoảnh khắc mấy anh em ngồi quanh mẹ khi giao thừa đến để chờ được mừng tuổi manh áo mới.
Nụ cười của em nhỏ trường Tiểu học Suối Giàng (Văn Chấn- Yên Bái) khi nhận được quà. Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười của em nhỏ trường Tiểu học Suối Giàng (Văn Chấn- Yên Bái) khi nhận được quà. Ảnh: Giàng A Cối
Niềm vui của em nhỏ trường THCS Nậm Mười. Ảnh: Giàng A Cối
Niềm vui của em nhỏ trường THCS Nậm Mười. Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười rạng ngời của những em nhỏ bản Đá Đỏ (Kim Bon-Phù Yên-Sơn La). Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười rạng ngời của những em nhỏ bản Đá Đỏ (Kim Bon-Phù Yên-Sơn La). Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười của em nhỏ trường mầm non Pả Vi (Mèo Vạc- Hà Giang). Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười của em nhỏ trường mầm non Pả Vi (Mèo Vạc- Hà Giang). Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười các em gái trường THCS Pả Vi. Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười các em gái trường THCS Pả Vi. Ảnh: Giàng A Cối
Niềm vui được áo mới của em nhỏ trường THCS Vinh Tiền (Tân Sơn- Phú Thọ). Ảnh: Giàng A Cối
Niềm vui được áo mới của em nhỏ trường THCS Vinh Tiền (Tân Sơn- Phú Thọ). Ảnh: Giàng A Cối

Xem lại những chuyến đi của Báo Giáo dục Việt Nam:
Hành trình bữa cơm có thịt đến Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Kim Bon, Phù Yên, Sơn La
Hành trình bữa cơm có thịt đến Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang

Có lẽ nụ cười được tận hưởng nơi tôi đã đi qua là đặc sản vô cùng quý giá của những thiên thần nơi núi rừng. Nụ cười cứ ám ảnh tôi suốt những ngày bắt gặp cho đến nay, làm tôi vui, buồn, trăn trở. Đặc biệt là nụ cười rạng ngời của em nhỏ bị mù cả hai mắt ở Vinh Tiền (Tân Sơn-Phú Thọ) trong chuyến trao quà ngày giáp Tết.
Nụ cười rạng ngời của hai bố con em Bàn Văn Quý (6 tuổi, học sinh lớp 1A trường tiểu học Vinh Tiền – Tân Sơn - Phú Thọ, em bị đau mắt đỏ một thời gian, khi gia đình đưa em ra bệnh viện Nhi Trung ương thì hai mắt em đã không thể cứu được. Em phải cắt bỏ mắt phải của mình). Ảnh: Giàng A Cối
Nụ cười rạng ngời của hai bố con em Bàn Văn Quý (6 tuổi, học sinh lớp 1A trường tiểu học Vinh Tiền – Tân Sơn - Phú Thọ, em bị đau mắt đỏ một thời gian, khi gia đình đưa em ra bệnh viện Nhi Trung ương thì hai mắt em đã không thể cứu được. Em phải cắt bỏ mắt phải của mình). Ảnh: Giàng A Cối

Xem lại những chuyến đi của Báo Giáo dục Việt Nam:
Hành trình bữa cơm có thịt đến Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Kim Bon, Phù Yên, Sơn La
Hành trình bữa cơm có thịt đến Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang

Các cụ dạy rằng đi một ngày đàng học một sàng khôn. Còn tôi, sau mỗi chuyến đi không chỉ học được kinh nghiệm mà còn mang về thêm những điều vô cùng quý giá. Kinh nghiệm ấy là biết cách đối đầu với khó khăn, là cách chuẩn bị tư trang cá nhân để luôn sẵn sàng cho mọi tình huống, là cách làm việc hiệu quả khi theo đi theo đoàn để mình không bị bỏ lại phía sau. Những điều vô cùng quý giá ấy là nụ cười, là ánh mắt, là niềm vui, là động lực để có lòng tin tiếp tục đi tìm con chữ của các em nhỏ vùng sâu, xa; là đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống khó khăn của đồng bào nơi tôi đặt chân đến, để tôi biết chắt chiu, biết tiết kiệm, biết sống tốt hơn, biết quý giá những gì mình đang có. 
Ánh mắt, nụ cười, hành động thực sự ấm áp, trân trọng. Ảnh: Giàng A Cối
Ánh mắt, nụ cười, hành động thực sự ấm áp, trân trọng. Ảnh: Giàng A Cối
Giáo viên mầm non Pả Vi xúc động khi nhận được sự quan tâm của đoàn dành cho các em trường mầm non Pả Vi. Ảnh: Giàng A Cối
Giáo viên mầm non Pả Vi xúc động khi nhận được sự quan tâm của đoàn dành cho các em trường mầm non Pả Vi. Ảnh: Giàng A Cối
Tôi đã nhiều lần ngồi nghĩ và giải thích tại sao mình lại tham gia với Báo Giáo dục Việt Nam nhiều đến vậy? Lần này đến với các em nhỏ ở Cao Bằng tôi lại tiếp tục đồng hành. Tuy nhiên, dù cho có trăm ngàn lời giải thích thì quan trọng nhất là sau mỗi chuyến đi về tôi thấy vui vì mình sống tốt hơn, bạn bè cũng sống tốt hơn và còn vui hơn gấp bội lần bởi nụ cười thật rạng ngời của những thiên thần nhỏ nơi núi rừng khi được nhận những món quà ấm áp tình người từ những tấm lòng thơm thảo. Có thể một ngày nào đó các em lại gặp những khó khăn khác bởi cuộc sống khắc nghiệt của núi rừng, nhưng chỉ cần nụ cười rạng ngời, ánh mắt sáng lên niềm vui và lòng tin để tiếp tục đến trường đi tìm cái chữ cho bản thân là vui rồi.
Người ta thường nói cuộc đời là những chuyến đi, nhưng với tôi như vậy chưa đủ, cuộc đời chỉ trọn vẹn khi mỗi chuyến đi để lại thật nhiều nụ cười.

Xem lại những chuyến đi của Báo Giáo dục Việt Nam:
Hành trình bữa cơm có thịt đến Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái
Hành trình bữa cơm có thịt đến Kim Bon, Phù Yên, Sơn La
Hành trình bữa cơm có thịt đến Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang


Uyển Chi