Nhưng tôi đã mất đi cảm giác được ôm con ngủ, được vuốt ve con, được hít thở mùi của con. Điều này làm tôi rất ân hận. Nếu có cỗ máy thời gian cho phép quay lại quá khứ thì tôi sẵn sàng cho con tôi ngủ cùng.
Tôi đang sống tại Đức, lấy chồng người Đức, chúng tôi có một cô con gái năm tuổi và một cậu con trai hai tuổi rưỡi. Trước và sau khi sinh con tôi đọc rất nhiều sách về nuôi dạy trẻ em rồi đặt ra cho mình công thức trong việc nuôi dạy con cái.
Nguyên tắc đầu tiên phải nghiêm khắc, nguyên tắc thứ hai là phải kiên trì, nguyên tắc thứ ba là không được vượt giới hạn...
Vì thế trong những năm đầu tiên làm mẹ tôi cảm thấy rất vất vả để đi theo đúng những nguyên tắc đó, và tôi cảm giác như mình đang làm tổn thương cô con gái bé nhỏ của mình.
Khi con gái tôi lên ba, cái độ tuổi đầy bướng bỉnh thì giữa hai mẹ dường như có một cuộc chiến không cân sức, vì vũ khí của trẻ con chỉ là nước mắt.
Có lần hai mẹ con đi siêu thị, con gái tôi đòi ăn kem nhưng tôi nhất định không mua, nó khóc mãi cho đến khi về tới nhà. Mặc dù từ nhỏ con gái tôi đã ngủ phòng riêng, bỗng dưng một hôm nó muốn được ngủ cùng bố mẹ nhưng tôi đã bắt con về phòng mặc cho con khóc.
Rất nhiều việc xảy ra trong thời gian qua, khiến tôi luôn day dứt mỗi lần nghĩ lại. Không ít lần tôi khóc vì ân hận, vì thương con, tự rủa xả mình vì những nguyên tắc cứng nhắc ấy. Không ít lần tôi tâm sự với chồng rằng: em không phải là một bà mẹ tốt.
Thế rồi sau khi tôi sinh đứa thứ hai, tôi chợt nhận ra rằng mình đang áp dụng một cách thiếu khoa học trong việc nuôi dạy con cái.
Tôi không gặp vấn đề khó khăn trong việc huấn luyện ngủ đêm cho con trai bởi vì ngay sau khi rời bụng mẹ cho đến bây giờ cháu ngủ rất ngoan, thông đêm đến sáng.
Nhưng tôi đã mất đi cảm giác được ôm con ngủ, được vuốt ve con, được hít thở mùi của con. Điều này làm tôi rất ân hận. Nếu có cỗ máy thời gian cho phép quay lại quá khứ thì tôi sẵn sàng cho con tôi ngủ cùng.
Đã từ lâu, tôi xoá bỏ đi mọi nguyên tắc cứng nhắc của mình. Giờ đây, tôi sẵn sàng mua kem cho các con tôi nếu chúng muốn, nhưng kèm theo một điều kiện, hôm nay các con ăn kem rồi thì ngày mai không được ăn nữa.
Thỉnh thoảng tôi cho con thức muộn để xem bộ phim hoạt hình mà nó thích nhưng “ngày mai con vẫn phải dậy sớm để đi học”. Tôi đối xử với các con tôi không phải ở vai trò một người mẹ thích ra lệnh, mà tôi cố gắng làm sao để trở thành bạn của con mình.
Trước đây, mỗi khi con tôi ngã, tôi để con tự đứng lên đi tiếp, bây giờ tôi đưa tay ra đỡ chúng đứng dậy, xoa chỗ đau cho chúng, nhưng tôi quở “Vì con đi không cẩn thận mới ngã, lần sau con phải chú ý hơn”. Cha mẹ là nơi cho con cái dựa dẫm và tìm đến mỗi khi chúng gặp khó khăn hay bị tổn thương vì thế đừng quá nguyên tắc mà tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.
Cho dù tôi muốn làm hộ con tôi nhiều đến đâu đi chăng nữa nhưng một ngày nào đó chúng sẽ bước đi bằng chính đôi chân của mình. Cho dù tôi muốn đút cho con ăn mãi cũng không được, một ngày nào đó chúng sẽ tự cầm thìa, dao, dĩa, đũa để gắp thức ăn cho vào miệng.
Con gái tôi bắt đầu vắng nhà thường xuyên hơn trước, lúc thì đi học cái này, học cái kia, lúc thì đến nhà bạn chơi. Khi con trai tôi bắt đầu bỏ bỉm, mỗi khi nó ngồi trên toillet, tôi hay cầm tay nó nhưng bây giờ nó bảo: “Mẹ làm ơn đi ra ngoài và đóng cửa lại”.
Cách đây mấy tháng, khi đi học về mẹ vẫn cởi quần áo hộ, nhưng giờ nó bảo “Con tự cởi được”. Trẻ con, đặc biệt trẻ con ở nước ngoài, phát triển về tính tự lập rất nhanh, chúng có khả năng tự thích nghi và làm chủ bản thân khá sớm.
Điều này thực ra cũng khá bình thường đối với người nước ngoài nhưng đối với người Việt Nam thì nó hơi mới mẻ. Có thể một phần theo gen và một phần cũng do môi trường giáo dục.
Đôi khi tôi vẫn còn cảm thấy ngỡ ngàng khi thấy con mình trở thành người lớn nhanh quá. Hai cháu rất có ý thức, biết giúp đỡ bố mẹ, tôn trọng mọi người xung quanh, nhưng cũng không kém phần hiếu động.
Tôi đã đọc cuốn sách của mẹ Hổ, tôi nghĩ bà thành công với cách nuôi con mà bà lựa chọn. Tôi chắc chắn mình không bao giờ có đủ cam đảm làm được như bà, vì tôi muốn con tôi có một tuổi thơ bình thường như chúng bạn.
Theo Vietnamnet
Ảnh minh họa. |
Nguyên tắc đầu tiên phải nghiêm khắc, nguyên tắc thứ hai là phải kiên trì, nguyên tắc thứ ba là không được vượt giới hạn...
Vì thế trong những năm đầu tiên làm mẹ tôi cảm thấy rất vất vả để đi theo đúng những nguyên tắc đó, và tôi cảm giác như mình đang làm tổn thương cô con gái bé nhỏ của mình.
Khi con gái tôi lên ba, cái độ tuổi đầy bướng bỉnh thì giữa hai mẹ dường như có một cuộc chiến không cân sức, vì vũ khí của trẻ con chỉ là nước mắt.
Có lần hai mẹ con đi siêu thị, con gái tôi đòi ăn kem nhưng tôi nhất định không mua, nó khóc mãi cho đến khi về tới nhà. Mặc dù từ nhỏ con gái tôi đã ngủ phòng riêng, bỗng dưng một hôm nó muốn được ngủ cùng bố mẹ nhưng tôi đã bắt con về phòng mặc cho con khóc.
Rất nhiều việc xảy ra trong thời gian qua, khiến tôi luôn day dứt mỗi lần nghĩ lại. Không ít lần tôi khóc vì ân hận, vì thương con, tự rủa xả mình vì những nguyên tắc cứng nhắc ấy. Không ít lần tôi tâm sự với chồng rằng: em không phải là một bà mẹ tốt.
Thế rồi sau khi tôi sinh đứa thứ hai, tôi chợt nhận ra rằng mình đang áp dụng một cách thiếu khoa học trong việc nuôi dạy con cái.
Tôi không gặp vấn đề khó khăn trong việc huấn luyện ngủ đêm cho con trai bởi vì ngay sau khi rời bụng mẹ cho đến bây giờ cháu ngủ rất ngoan, thông đêm đến sáng.
Nhưng tôi đã mất đi cảm giác được ôm con ngủ, được vuốt ve con, được hít thở mùi của con. Điều này làm tôi rất ân hận. Nếu có cỗ máy thời gian cho phép quay lại quá khứ thì tôi sẵn sàng cho con tôi ngủ cùng.
Đã từ lâu, tôi xoá bỏ đi mọi nguyên tắc cứng nhắc của mình. Giờ đây, tôi sẵn sàng mua kem cho các con tôi nếu chúng muốn, nhưng kèm theo một điều kiện, hôm nay các con ăn kem rồi thì ngày mai không được ăn nữa.
Thỉnh thoảng tôi cho con thức muộn để xem bộ phim hoạt hình mà nó thích nhưng “ngày mai con vẫn phải dậy sớm để đi học”. Tôi đối xử với các con tôi không phải ở vai trò một người mẹ thích ra lệnh, mà tôi cố gắng làm sao để trở thành bạn của con mình.
Trước đây, mỗi khi con tôi ngã, tôi để con tự đứng lên đi tiếp, bây giờ tôi đưa tay ra đỡ chúng đứng dậy, xoa chỗ đau cho chúng, nhưng tôi quở “Vì con đi không cẩn thận mới ngã, lần sau con phải chú ý hơn”. Cha mẹ là nơi cho con cái dựa dẫm và tìm đến mỗi khi chúng gặp khó khăn hay bị tổn thương vì thế đừng quá nguyên tắc mà tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.
Cho dù tôi muốn làm hộ con tôi nhiều đến đâu đi chăng nữa nhưng một ngày nào đó chúng sẽ bước đi bằng chính đôi chân của mình. Cho dù tôi muốn đút cho con ăn mãi cũng không được, một ngày nào đó chúng sẽ tự cầm thìa, dao, dĩa, đũa để gắp thức ăn cho vào miệng.
Con gái tôi bắt đầu vắng nhà thường xuyên hơn trước, lúc thì đi học cái này, học cái kia, lúc thì đến nhà bạn chơi. Khi con trai tôi bắt đầu bỏ bỉm, mỗi khi nó ngồi trên toillet, tôi hay cầm tay nó nhưng bây giờ nó bảo: “Mẹ làm ơn đi ra ngoài và đóng cửa lại”.
Cách đây mấy tháng, khi đi học về mẹ vẫn cởi quần áo hộ, nhưng giờ nó bảo “Con tự cởi được”. Trẻ con, đặc biệt trẻ con ở nước ngoài, phát triển về tính tự lập rất nhanh, chúng có khả năng tự thích nghi và làm chủ bản thân khá sớm.
Điều này thực ra cũng khá bình thường đối với người nước ngoài nhưng đối với người Việt Nam thì nó hơi mới mẻ. Có thể một phần theo gen và một phần cũng do môi trường giáo dục.
Đôi khi tôi vẫn còn cảm thấy ngỡ ngàng khi thấy con mình trở thành người lớn nhanh quá. Hai cháu rất có ý thức, biết giúp đỡ bố mẹ, tôn trọng mọi người xung quanh, nhưng cũng không kém phần hiếu động.
Tôi đã đọc cuốn sách của mẹ Hổ, tôi nghĩ bà thành công với cách nuôi con mà bà lựa chọn. Tôi chắc chắn mình không bao giờ có đủ cam đảm làm được như bà, vì tôi muốn con tôi có một tuổi thơ bình thường như chúng bạn.
Theo Vietnamnet