Nga không có nghĩa vụ hỗ trợ quân sự tại Syria

03/03/2012 07:35
Nguyễn Hằng (theo RIA)
(GDVN) - Nga không có nghĩa vụ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Syria theo điều 6 Hiệp ước quan hệ hợp tác hữu nghị Liên Xô-Syria.
Các điều ước quốc tế hiện hành không buộc Nga phải cung cấp hỗ trợ quân sự tới Syria nếu xảy ra can thiệp quân sự ở nước này - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết tại một cuộc họp báo hôm 3/2 .
Đây là câu trả lời cho câu hỏi liệu Nga, nhà nước thừa kế hợp pháp của Liên Xô, sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Damascus theo Hiệp ước quan hệ hợp tác hữu nghị Liên Xô-Syria ký kết năm 1980 hay không, trong đó có điều khoản nói rằng Liên Xô sẽ hỗ trợ nếu một bên thứ ba xâm lược Syria.
Theo ông Lukashevich, Điều 6 của Hiệp ước cũ không nói rõ rằng Nga sẽ phải hỗ trợ quân sự.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich
"Nga sẽ không làm bất cứ điều gì như vậy" - ông nhấn mạnh và cho biết thêm rằng Điều ước đó nói về "sự ra mắt của một cơ chế tham vấn cổ điển".
Điều 6 có nói: "Trong trường hợp các tình huống đe dọa hòa bình hoặc an ninh của một trong các bên hoặc hòa bình và an ninh trên toàn thế giới, các bên ký kết sẽ ngay lập tức phối hợp với nhau để đưa ra giải pháp và hợp tác để xóa bỏ mối đe dọa, khôi phục lại hòa bình ".
Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Syria đã nổ ra liên tục gần một năm nay. Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 7.500 người đã chết trong các cuộc xung đột này. Các quan chức Syria cho biết hơn 2.000 binh lính phục vụ trong quân đội và các cơ quan thực thi pháp luật đã bị giết chết trong các cuộc đụng độ với các lực lượng vũ trang chống đối.
Nga và Trung Quốc đã hai lần phủ quyết giải pháp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria. Họ tin rằng giải pháp ấy có thể dẫn đến một hoạt động quân sự chống lại lực lượng chính phủ Syria, điều đó sẽ khiến lặp lại "kịch bản Libya." 
Bản bản dự thảo mới nhất do Morocco đề xuất đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức và rút quân khỏi các thành phố, thị xã. Nga đề xuất sửa đổi dự thảo nhưng chúng đã không được thông qua khiến Moscow sử dụng quyền phủ quyết của mình  lần thứ hai trong tháng hai. Điều đó đã gây ra phản ứng giận dữ từ phương Tây.
Nguyễn Hằng (theo RIA)