Quá phục “thầy giáo không chuyên” có hơn 200 học sinh đỗ Đại học

09/03/2012 12:00
Đức Tình
(GDVN) - Chưa qua bất cứ trường lớp nào về sư phạm nhưng người thầy giáo không chuyên ấy đã có hơn 200 học sinh thi đỗ vào ĐH. Số học sinh đổ về xin học ngày càng đông.
“Bén duyên” với nghiệp dạy qua việc kèm con học kém. Sinh năm 1959 trong một gia đình thuần nông nghèo tại thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, Phù Cừ, Hưng Yên, anh Nguyễn Xuân Điền từng tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội với tấm bằng kỹ sư. Năm cậu con trai lớn chuẩn bị thi vào lớp 10, anh Điền quyết định dẹp công việc kỹ sư sang 1 bên chuyên tâm kèm cặp con học. Khi kết thúc công việc hàng ngày tại công ty, anh Điền kiên nhẫn đạp xe mấy chục cây số về nhà để dạy con học vào mỗi buổi tối. Nhờ sự dày công đó, cậu trai đầu lòng của gia đình anh cũng đã đậu vào trường cấp 3 rồi ĐH nhờ vào sự kèm cặp của bố.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Điền bén duyên với nghiệp dạy học như 1 cơ duyên
Kỹ sư Nguyễn Xuân Điền bén duyên với nghiệp dạy học như 1 cơ duyên
Khoá đầu tiên anh luyện thi Đại học cho con trai và 3 đứa cháu của mình vào năm 2000. Năm ấy, các em đều đậu vào những trường Đại học lớn: 2 em đậu trường ĐH Giao thông vận tải, 1 em đậu Học viện Tài chính và 1 em đậu Học viện Kỹ thuật quân sự. Có thể xem đây là dấu mốc quan trọng của sự nghiệp học tập, thi cử tại thôn Duyên Linh. Bởi từ lúc anh Điền tốt nghiệp trường Bách khoa đến trước năm 2000, trong làng không có ai bước chân vào giảng đường Đại học.
Chồng sách dạy học của "thầy giáo không chuyên" Nguyễn Xuân Điền
Chồng sách dạy học của "thầy giáo không chuyên" Nguyễn Xuân Điền
Tiếp nối anh trai, 3 năm sau đó, đứa con gái thứ của anh Điền cũng đậu vào trường Đại học Kinh tế quốc dân với sự kèm cặp, dạy dỗ hết sức kiên nhẫn và có phương pháp của bố.Thầy giáo không chuyên với sản phẩm hơn 200 học sinh đỗ Đại học

Ôn thi Đại học: Bí quyết học khối A của Thủ khoa Học viện KTQS

Ôn thi Đại học: Bí quyết học khối A của Thủ khoa Học viện KTQS

Ôn thi Đại học: Cách làm bài thi môn vật lý

Ôn thi Đại học: Cách làm bài thi môn vật lý

Ôn thi Đại học: Bí quyết thi trắc nghiệm

Ôn thi Đại học: Bí quyết thi trắc nghiệm

Tiện dạy học cho con, “thầy giáo” Điền kèm thêm mấy em trong làng. Lúc này, lớp học chỉ mới đơn sơ với cái bảng di động lúc ngoài sân, lúc trong nhà. Số lượng học sinh chỉ từ 10 -15 em. Từ lớp học tại gia ấy đã có không biết bao nhiêu tin báo đỗ báo về. Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều phụ huynh ở các vùng lân cận đưa con em của mình đến thuê thầy giáo Điền dạy dỗ, kèm cặp. Cảm phục năng lực của người “thầy giáo không chuyên”, nhiều phụ huynh tình nguyện đóng góp tiền bạc mua sắm các thiết bị dạy học, sách vở cho thầy và trò chuyên tâm học hành, thi cử. Từ khoá học 2003- 2004, không chỉ ở tỉnh Hưng Yên, hầu hết các tỉnh xung quanh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Điện Biên, Sơn La, Hà Tây, Thanh Hoá, Hà Nội... đều có học sinh đến học ở lớp học của thầy giáo Điền. Lớp học của thầy Điền ngày càng đông đúc hơn. Sỹ số lớp học lúc nào cũng từ 30 đến 40 em. Có những năm, một số học sinh khăn gói từ miền nam như: Biên Hoà, Đồng Nai ra Bắc để mong sao được học với thầy giáo Điền. Tất cả những học sinh ở xa đến đây học đều thuê trọ với số tiền rất ít ngay bên nhà thân sinh của Thầy giáo Điền. Học sinh đến học và ôn thi ở lớp của thầy Điền chỉ phải đóng khoản học phí bằng 1/3 trên tỉnh. “Mình dạy học không phải là để làm kinh tế mà chỉ là muốn được dạy các em cái chữ, dạy cách làm người, biết suy nghĩ và làm đúng, biết tìm con đường cho bản thân lập nghiệp sau này…”, thầy Điền tâm sự. Hiện tại, căn nhà nhỏ đơn sơ của gia đình thầy giáo Điền đang có 3 lớp học là 10, 11 và ôn thi Đại học (lớp 12,13). Lượng học sinh đổ đến ngày một nhiều hơn. Thành quả là hàng năm tỷ lệ học sinh đậu Đại học rất cao, từ 90-95%, trung bình từ 25-30 em một năm, như khoá 2005 là 29 em, khoá 2006 là 30 em, khoá 2007 là 26 em, khóa 2008 có 31 em, khóa 2009 có 27 em... Tổng cộng đã có hơn 200 em học sinh đậu ĐH trong lớp của Thầy. Bí quyết ôn tập và luyện thi Đại học Khi được hỏi về các thế hệ học sinh của mình, thầy Điền cười hiền: “Vui lắm! mỗi lớp qua đi là mỗi kỷ niệm mình không thể quên. Đến đây, có em thì chịu khó học hành, nhưng có em lại nhớ nhà, khóc cứ đòi về vì chưa bao giờ đi xa. Vui nhất là khi các em đỗ đạt về báo tin cho mình. Tự hào lắm!”
Lớp học tại gia của thầy Điền ngày càng đông hơn. Học sinh cả nước đổ về xin học
Lớp học tại gia của thầy Điền ngày càng đông hơn. Học sinh cả nước đổ về xin học
Trần Văn Tiệp ở Quảng Ninh là 1 trong những thế hệ học trò của thầy giáo Điền. Lúc đầu, ở nhà do Tiệp học hành chểnh mảng nên kết quả thi Đại học lần đầu chỉ là 5 điểm. Sau 9 tháng xuống học với Thầy giáo Điền, Tiệp đã đậu vào trường Kinh tế quốc dân với số điểm 25. Tiệp ra trường với tấm bằng giỏi và hiện nay đang làm cán bộ ở Hà Nội. Hay như Nguyễn Trung Tín, em học sinh với hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bố em mất sớm, một mình mẹ phải cáng đáng công việc cả nhà nên thầy giáo Điền không lấy học phí, lại đặc biệt quan tâm và chỉ bảo. Năm 2005, Tín thi đỗ vào trường ĐH Giao thông vận tải, khoa Cầu đường với số điểm rất cao 29,5. Năm ngoái, cậu học sinh người dân tộc Tày ở Bắc Cạn, tên là Quân được mẹ gửi xuống đây học. Lúc đầu, do không quen cuộc sống ở đây lại nhớ nhà nên Quân cứ khóc đòi về suốt 4 tháng. Hơn nữa, do lỗ hổng kiến thức căn bản nên Quân cũng chán học. Nhưng nhờ Thầy giáo Điền, Quân đã dần khá lên, nắm chắc kiến thức, sau đó thi đỗ ĐH Giao thông vận tải. Người bạn đời của thầy giáo Điền, cô Đậu Thị Xuân chia sẻ: “Ông nhà tôi giờ chỉ chuyên dạy học và nghiệp dạy thực sự là đã trở thành niềm vui sống của ông. Tôi thì làm ruộng, chăm lo nhà cửa để ông chuyên tâm dạy học. Tất cả vì tương lai của con cháu thôi”.
Quá phục, thầy giáo không chuyên có hơn 200 học sinh thi đỗ Đại học
Quá phục, thầy giáo không chuyên có hơn 200 học sinh thi đỗ Đại học
Em Nguyễn Thị Yến học sinh lớp 10 ở xã Đình Cao hiện đang học ở lớp thầy giáo Điền được 6 tháng. Trước đây, 2 người anh của Yến cũng đã học ở đây và đều đỗ ĐH (Bách Khoa và Công Nghiệp). Yến nói: “Thầy dù nghiêm khắc nhưng rất tâm lý và hiểu thực lực của từng học sinh. Thầy giảng bài rất dễ hiểu và nhiệt tình”. Nguyễn Tuấn Anh, một sĩ tử ở Thành phố Điện Biên từng chậm bước ở kỳ thi năm trước, đến đây học cho hay: “Ở trên trường nhiều lúc chỉ được học cách lý thuyết, sơ qua, vế đây em được học nhiều điều cụ thể. Thầy có nhiều bí quyết hay”. Nói về phương pháp học tập, và ôn thi Đại học, Thầy chia sẻ: “Phải nắm vững kiến thức sách giáo khoa, sau đó là phương pháp vận dụng vào bài tập. Không được sử dụng công thức cách máy móc, mà phải hiểu được bản chất lý thuyết, không học tủ học lệch vì đề thi ra toàn bộ kiến thức sách giáo khoa”.
Với thầy Điền, công thức chung để làm bài tốt là: “Đọc sách giáo khoa và suy ngẫm + viết ra và nhớ + khái quát và tổng hợp lại + nắm vững phương pháp giải + nhuần nhuyễn các kỹ năng”.
Đức Tình