Không chỉ quân đội không cần xe tăng mới, mà còn không có kế hoạch nâng cấp chúng trong vài năm tới, Tướng 4 sao Ray Odierno, Tư lệnh quản lý nhân sự Quân đội Mỹ, nói với các nhà lập pháp trong một phiên điều trần ngày 07 tháng 3 của Ủy ban Phân bổ ngân sách Hoa Kỳ.
Quân đội đang có kế hoạch kết thúc việc mua xe tăng Abrams vào năm 2014 và sau đó sẽ không nâng cấp chúng cho đến năm 2017, Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ John McHugh cho biết.
Quân đội đã cố gắng đưa ra lập luận tương tự như năm ngoái, tuy nhiên Quốc hội đã không đồng ý. Trong phân bổ ngân sách quốc phòng năm 2012, Quân đội Mỹ sẽ được cung cấp thêm 255 triệu đôla để mua 42 xe tăng Abrams nữa. Số tiền này được dùng để giữ lại dây chuyền sản xuất xe tăng Abrams General Dynamics Land Systems tại Lima, Ohio.
Hạ nghị sĩ Norm Dicks cho biết, năm ngoái ủy ban Phân bổ ngân sách Hoa Kỳ đã ủng hộ mạnh mẽ để giữ cho dây chuyền sản xuất Abrams được tiếp tục hoạt động.
McHugh khẳng định rằng ngân sách 2012 cho việc mua từ 42 đến 44 xe tăng Abrams, ít hơn mức cần thiết để giữ lại dây chuyền sản xuất.
"Để duy trì dòng Abrams tại Lima, bạn cần phải sản xuất ít nhất 70 xe tăng một năm. Vì vậy, trong khi tiền được cung cấp không nhiều, nó sẽ không đáp ứng những thiếu hụt trong sản xuất, "McHugh cho biết.
Những phân tích của Quân đội cho thấy rằng sẽ mất từ 600 đến 800 triệu đôla để đóng và mở lại dây chuyền sản xuất sau đó so với gần 3 tỷ đôla được dùng để giữ cho nó vận hành trong cùng thời gian đó, McHugh cho biết.
Không những quân đội không cần thêm những chiếc xe tăng, thậm chí quân đội có thể ít sử dụng chúng hơn một khi hoàn thành các bài huấn luyện binh chủng hợp thành, Odierno cho biết.
Trên cơ sở đó, Quân đội sẽ xác định xem cần bao nhiêu đơn vị bộ binh, bao nhiêu lữ đoàn Stryker và lữ đoàn hạng nặng trong tương lai. Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 8 lữ đoàn tăng thiết giáp nằm trong kế hoạch cắt giảm của Quân đội.
Nói về xe tăng chủ lực Abrams, Odierno khẳng định đây là một trong những xe tăng hiện đại nhất vào thời điểm hiện tại và cho biết một số nước đã và đang bày tỏ sự quan tâm đến dòng xe này, bao gồm Australia, Saudi Arabia, Kuwait, Iraq và một số nước khác.
Mỹ và Ai Cập đã bắt đầu hợp tác sản xuất các xe tăng M1A1 Abrams vào năm 1988. Một số bộ phận xe được sản xuất tại Ai Cập, phần còn lại được sản xuất tại Mỹ và sau đó vận chuyển đến Ai Cập để thực hiện lắp ráp cuối cùng.
Tháng 7 năm ngoái, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng đã thông qua Quốc hội hợp đồng cung cấp cho Ai Cập 125 xe tăng M1A1 với chi phí ước tính khoảng 1,3 tỉ đôla. Hiện nay trong biên chế của Lục quân Ai Cập có khoảng 1005 xe tăng tác chiến chủ lực M1 Abrams của Mỹ với nhiều phiên bản khác nhau.
Saudi Arabia cũng đã có một số lượng lớn các xe tăng Abrams. Trong tháng 12 năm 2011, Mỹ thông báo rằng sẽ cung cấp quân đội ở Hy Lạp 400 xe tăng M1A1.
M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense
Abrams có khối lượng chiến đấu 54,1 tấn, kíp xe 4 người. Thân xe dài 7,92 m (cả pháo quay phía trước 9,77 m); rộng 3,65 m; cao 2,38 m (đến nóc tháp pháo). Động cơ tuabin khí; công suất 1,100kw (1,500vc); khả năng leo dốc 30 độ; vách đứng 1,24 m; hào rộng 2,77 m;
lội nước sâu 1,22 m (không có thiết bị lội ngầm). Tốc độ lớn nhất 72,4km/h; hành trình dự trữ 500 km. Vũ khí: pháo rãnh xoắn 105 mm ổn định trong hai mặt phẳng (đạn biên chế 55 viên); súng máy 7,62 mm (đạn biên chế 11400 viên); súng máy phòng không 12,7 mm (đạn biên chế 1000 viên). Được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính đường đạn, máy đo xa laser, kính ngắm ảnh nhiệt ...
Biến thể M1A1 được sản xuất từ 1985 có khối lượng chiến đấu 57,2t; tốc độ lớn nhất 66,77km/h, pháo nòng trơn (đạn biên chế 40 viên); dài (cả pháo) 9,83m; rộng 3,66m; cao 2,44m (đến nóc tháp pháo); vỏ được tăng cường lớp hợp kim có thành phần uran nghèo ...
CÁC NỘI DUNG KHÁC |
|