Ý tưởng máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ (mạng báo chí Trung Quốc). |
Với sự ra đời của chiến lược quân sự mới, để thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, các loại vũ khí quan trọng đã dần dần lộ diện.
Có một điểm rất đáng chú ý trong ngân sách chi tiêu quân sự năm 2013 đó là sẽ chi một nguồn vốn lớn cho nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom thế hệ tiếp theo.
Rất nhiều thông tin cho thấy, máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển máy bay ném bom: phá vỡ vai trò “nặng đòn” truyền thống, kiêm thêm chức năng “sát thủ điện từ”.
Máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ
Công ty Northrop Grumman Mỹ phác thảo ý tưởng máy bay ném bom thế hệ mới.
“Ra đòn nặng” kiêm “sát thủ điện từ”, đơn giá sẽ không thấp hơn 550 triệu USD.
Đầu năm 2009, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng hủy bỏ kinh phí phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Không quân Mỹ.
Tháng 6/2010, Phó Tham mưu trưởng phụ trách tác chiến, kế hoạch và nhu cầu của Không quân Mỹ, Trung tướng Philip M. Breedlove tuyên bố: máy bay ném bom thế hệ tiếp theo đã chết.
Máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ (mạng báo chí Trung Quốc). |
Tuy nhiên, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo tuyệt đối không phải là một truyền thuyết đối với Mỹ. Máy bay ném bom có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược hợp nhất ba lực lượng hạt nhân (tam vị nhất thể) của Mỹ.
Trong một khoảng thời gian, máy bay ném bom là phương tiện tấn công hạt nhân duy nhất, tên lửa xuyên lục địa và tên lửa phóng từ tàu ngầm đều là việc của sau này.
Nhưng rõ ràng, lực lượng máy bay ném bom của Mỹ đã tương đối lỗi thời. B-52 đã bay trên bầu trời thế giới hơn 50 năm, B-1 đã bay gần 40 năm, B-2 cũng đã bay hơn 20 năm.
Với tư cách là sự thay thế cho máy bay ném bom chiến đấu F-15E quan trọng nhất của Không quân Mỹ hiện đại, khoang đạn trong máy bay F-22 quá nhỏ, không thể trở thành một máy bay ném bom chiến đấu.
Máy bay F-35 có khoang đạn bên trong ưu hóa tấn công đối đất, tải trọng, thời gian bay trên không, hành trình, khả năng tác chiến điện tử tự vệ của nó vẫn bị hạn chế bởi không gian bên trong máy bay.
Không quân Mỹ cần máy bay ném bom thế hệ tiếp theo
Trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley cho biết: “Không quân đang thực hiện chương trình máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã kết luận về chỉ tiêu tính năng và giá thành nghiên cứu phát triển, sản xuất loại máy bay ném bom này, đồng thời có kế hoạch bắt đầu bàn giao sau năm 2020.
Căn cứ vào kế hoạch sơ bộ, Không quân sẽ trang bị 80-100 máy bay ném bom kiểu mới”.
Đồng thời, Tham mưu trưởng Không quân Norton Schwarz cho biết: “Để rút ngắn chu kỳ nghiên cứu phát triển, máy bay ném bom kiểu mới sẽ sử dụng nhiều công nghệ hiện có”.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của quân đội Mỹ |
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, hai nhà lãnh đạo quân đội đều từ chối nói rõ yêu cầu tính năng do quân đội đưa ra đối với máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới. Sự giấu giếm này thu hút sự quan tâm rất lớn của báo giới.
Mạng trực tuyến Mỹ suy đoán rằng, động thái này của Không quân chắc là không muốn để những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như Trung Quốc hoặc Nga biết được máy bay ném bom này tiên tiến thế nào, có những tính năng mới nào.
Nhưng, trang mạng này còn nắm được nhiều thông tin hơn từ những nguồn tin từ nội bộ Không quân Mỹ. Được biết, máy bay ném bom kiểu mới có thể mang theo máy bay không người lái và tên lửa tầm xa, đồng thời trang bị thiết bị cảm biến và hệ thống thông tin hiện đại.
Nó có tính năng tàng hình siêu mạnh, không cần tiếp dầu trên không vẫn có thể đột nhập không phận đối phương hàng nghìn km và quay trở về căn cứ.
Rất nhiều thông tin cho biết, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển máy bay ném bom: Đột phá vai trò “ra đòn nặng” truyền thống, kiêm thêm chức năng “sát thủ điện từ”.
Do không còn nhấn mạnh khả năng tấn công trực tiếp, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo có thể giảm kích thước, chỉ cần kích thước như máy bay ném bom hạng trung là có thể được.
Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí phát triển và triển khai, có lợi cho việc khôi phục quy mô lực lượng máy bay ném bom. Điều này có thể là điểm mấu chốt của máy bay ném bom thế hệ tiếp theo khác với B-2.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ có lượng tải đạn là 18 tấn, hành trình khoảng 10.000 km. |
Ngoài ra, ăng-ten khổng lồ và công suất điện từ mạnh của máy bay ném bom thế hệ tiếp theo rất thích hợp dùng cho tác chiến điện tử.
Ăng-ten khổng lồ không chỉ thích hợp với nghe trộm, định hướng, mà còn có thể dùng để áp chế điện từ, hiệu quả còn tốt hơn hệ thống chuyên dụng ăng-ten nhỏ.
Khả năng tác chiến điện tử như vậy có thể áp chế toàn diện radar phòng không và trên máy bay, tên lửa không đối không và tên lửa phòng không của đối phương, tích hợp có hiệu quả giữa tác chiến điện tử tự vệ và tác chiến điện tử mang tính tấn công.
Thêm một điều nữa là, ở đây còn có thể bao gồm vũ khí vi ba (sóng cực ngắn), trực tiếp tiêu diệt hệ thống điện tử và radar của đối phương.
Khả năng viễn tưởng hơn là dùng cường lực năng lượng điện từ định hướng mạnh “tiêm” thông tin vào các nút (node) yếu của hệ thống mạng đối phương, gây nhiễu loạn thậm chí làm tê liệt hệ thống chỉ huy tự động hóa (C4ISR) của đối phương, hoặc làm tê liệt các công trình dân dụng quan trọng như mạng điện, đường sắt, nhà máy nước, nhà máy lọc dầu, kiểm soát giao thông đô thị.
Tính năng tuyệt vời thì giá cả sẽ cao. Được biết, Không quân Mỹ chỉ riêng năm 2013 đã bỏ ra 4 tỷ USD kinh phí nghiên cứu chế tạo loại máy bay này; trong 5 năm tới sẽ còn tiếp tục bỏ thêm hàng tỷ USD “ngân sách đen”. Đơn giá cuối cùng của máy bay sẽ không thấp hơn 550 triệu USD.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ. |
Vũ khí tác chiến quan trọng thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”
Trong bối cảnh cắt giảm ngân sách quốc phòng, Mỹ còn muốn bỏ ra kinh phí khổng lồ cho nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, trên thực tế có liên quan tới tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân” được đưa ra trong mấy năm gần đây và chiến lược quân sự mới vừa được công bố.
Đầu tháng 2/2012, Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley từng tuyên bố, mặc dù căn cứ vào yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng, Không quân sẽ cắt giảm gần 10.000 quân và 286 máy bay trong năm tài khóa 2013, bắt đầu từ tháng 10/2012.
Nhưng, việc làm này phải bảo đảm được cho sức chiến đấu cốt lõi không bị ảnh hưởng, trong khi đó lực lượng máy bay ném bom hiện có là một bộ phận quan trọng trong khả năng chiến đấu cốt lõi của Không quân Mỹ.
Chính trên cơ sở đó, xu thế giảm ngân sách của lực lượng máy bay ném bom tầm xa đã kéo dài 20 năm qua, đã được ngăn chặn trong năm nay, kinh phí nghiên cứu phát triển máy bay ném bom thế hệ mới sẽ được đảm bảo đầy đủ.
Lực lượng máy bay ném bom tầm xa gồm B-2A, B-1B và B-52 cũng là lực lượng chủ chính của Trung tâm Chỉ huy Tấn công Toàn cầu – Không quân Mỹ (GSC), được thành lập tháng 1/2009.
GSC phụ trách quản lý thống nhất, huấn luyện và chỉ huy lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Không quân Mỹ. Một học giả Mỹ cho rằng, dự tính ban đầu trong việc thành lập tổ chức này chính là bảo đảm cho Mỹ có khả năng “tiêu diệt một lần tất cả lực lượng hạt nhân tầm xa của Nga hoặc Trung Quốc”.
Máy bay ném bom siêu âm XB-70 từng được Mỹ nghiên cứu chế tạo nhưng đã từ bỏ do quá phức tạp. |
Có phân tích cho rằng, sau khi chiến lược quân sự mới “quay trở lại châu Á” của Mỹ ra đời vào tháng 1/2012, Quân đội Mỹ đã đẩy nhanh rõ rệt việc điều chỉnh và bố trí lực lượng nhằm thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, mục đích trực tiếp của động thái này là áp chế sự phát triển khả năng quân sự “đối kháng khu vực” và “chống can dự” của Trung Quốc.
Với tư cách là một loại phương tiện tác chiến quan trọng thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, sau khi đưa vào biên chế, máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ chắc chắn sẽ giống như máy bay ném bom B-2A, B-52 được triển khai luân phiên ở căn cứ không quân Anderson-Guam, khi đó tác dụng răn đe, uy hiếp quân sự của Không quân Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục được tăng cường.
Ý tưởng máy bay ném bom tàng hình PAK-DA của Nga. |
Những sự kiện nổi bật |
|