Thông tin mới nhất về bể xương người ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

13/03/2012 06:03
Hoàng Hoa
(GDVN) - Những bộ hài cốt trong hang động núi Sài Sơn không phải của quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.
LTS: Nằm ở Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (Hà Tây cũ), nguồn gốc bể xương và những bộ hài cốt bí ẩn trong hang Cắc Cớ vẫn là câu hỏi với nhiều nhà khảo cổ học, nhà sử học. Theo GS.TS Nguyễn Lân Cường, ông nghiêng về giả thuyết bể xương này là của quân Lưu Vĩnh Phúc bị người Pháp hun khói đến chết khi trốn vào hang cố thủ. Bởi theo GS.TS Nguyễn Lân Cường, trải qua hơn 2000 năm, xương cốt đã tan thành đất từ lâu rồi. Tuy nhiên, trong một bài viết mới đây, tác giả Hoàng Hoa đã có ý kiến hoàn toàn mới với giả thuyết của GS.TS Nguyễn Lân Cường.

Giáo dục Việt Nam đăng tải toàn bộ bài viết, ý kiến của tác giả này để độc giả so sánh, kiểm chứng.


"Về chuyện có hàng ngàn bộ xương cốt tồn tại trong hang động trên núi Sài Sơn thực ra đã được Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) nói đến trong bài ký Du Phật Tích sơn của ông từ cuối thế kỷ XVIII. Đoạn văn đó như sau: “Đêm, nói chuyện về núi Phật tích, ông anh họ tôi kể rằng, cụ ngoại tôi là quan Bảng nhãn có bà con gái, tức cô ngoại tôi, từ nhỏ đã mộ đạo Phật. …rồi xuất gia đi tu ở chùa Tiên Lữ. Cụ từng đi chơi núi Phật Tích, vào hang thần, hang tối mù, ngày cũng như đêm, …Ở một chỗ hõm, thấy xương người chồng chất, nhũ đá rủ xuống thành trăm thứ kỳ quái….".

Vậy là xương người chồng chất ở trong động đã có từ thế kỷ XVIII nên chắc chắn không thể là xương của quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc cố thủ trong hang bị người Pháp hun khói mà chết được. Tuy nhiên bảo đây là những bộ xương của quân Lữ Gia từ cách đây hơn 2000 năm thì cũng khó tin, bởi đúng như GS. Lân Cường nói, trải qua hơn 2000 năm, trong môi trường nóng ẩm như vậy, xương cốt đã tan thành đất từ lâu rồi.
Có một thông tin có lẽ chúng ta nên tham khảo, theo tôi được biết, khi quân Minh xâm lược Đại Việt, nhiều nơi, dân làng bỏ trốn vào hang núi, bị quân Minh phát hiện, chúng đã tàn bạo đốt lửa ở miệng hang hun chết hàng ngàn người. Chuyện này đã từng xảy ra ở Ninh Bình, Thanh Hóa khiến Nguyễn Trãi phải viết:"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ".

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHÙM ẢNH VỀ BỂ XƯƠNG NGƯỜI Ở HÀ NỘI

Sách Thanh Hóa Vĩnh Lộc huyện chí viết: “Thời người Minh chiếm đóng, việc phu phen tạp dịch phiền hà nặng nề, mọi người không kham nổi, có người dẫn đường vào trốn trong động (núi Cô Sơn, huyện Vĩnh Lộc). Sau này, xã Hoàng Xá nhiều người tránh vào trong đó, bị người Minh truy bắt, phóng hoả rất lớn, người trốn trong động chẳng phân biệt trai gái già trẻ, đều bị thiêu chết hết".
Việc hang động ở Sài Sơn còn ám khói, lại tìm thấy ở đây những đồng tiền thời Tống và những mảnh gốm rất giống kiểu gốm sứ thời Trần cho thấy, có thể tại đây cũng đã từng xảy ra một vụ tương tự như ở Thanh Hóa, Ninh Bình vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, khi quân Minh xâm lược nước ta".


Điểm nóng:
Chủ tịch quỹ VIASA: Cường đôla sẽ khóc nếu đặt cạnh Warren Buffett

Sắp xử Lê Văn Luyện: "Lời cháu Bích như xát muối vào lòng tôi"

Từ vùng dịch đến… chợ gia cầm Sửa chế độ tiền lương CBCCVC, lực lượng vũ trang

Phạt mũ bảo hiểm rởm: Trút gánh nặng sang người dân

Vì sao có "cung đường sắt chết người"?
Rùng mình trẻ em vùng núi chơi đùa với rắn lạ Bộ Tài chính: Việt Nam có quyền đánh thuế Google, Facebook

Hoàng Hoa