Chiến đấu cơ thế hệ 5 thứ 2, sự rò rỉ thông tin có chủ đích của TQ?

10/06/2011 02:14
(GDVN) – Trung Quốc, quốc gia đang khiến Mỹ và hàng loạt các nước phương Tây lo ngại về sức mạnh quân sự đang ngày càng gia tăng, có thể đã sở hữu chiếc máy bay tiêm kích thế hệ 5 thứ hai.

(GDVN) – Trung Quốc, quốc gia đang khiến Mỹ và hàng loạt các nước phương Tây lo ngại về sức mạnh quân sự đang ngày càng gia tăng, có thể đã sở hữu chiếc máy bay tiêm kích thế hệ 5 thứ hai.

Theo thông tin từ Ria Novosti, chiều ngày 8/6, trên hàng loạt các diễn đàn Internet đã xuất hiện những bức ảnh về loại máy bay chiến đấu mới chưa xác định rõ chủng loại.

Qua phân tích những bức ảnh thu được, các chuyên gia cho rằng, đây không phải là hình ảnh quen thuộc của chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên của Trung Quốc J-20 – đối thủ cạnh tranh với máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ và cũng là chiếc máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới đã được đưa vào biên chế và sử dụng tác chiến.

Trên website China Defense Blog đã xuất hiện những bức ảnh nhỏ rời rạc, vừa kín vừa hở về chiếc máy bay bí ẩn này đang đỗ trên sân bay. Đặc biệt, trong những bức ảnh này có thể thấy rõ cửa không khí và một phần đèn của khoang lái.

Các chuyên gia phân tích của Hãng thông tấn Ria Novosti cho rằng, nhìn về hình dáng bề ngoài, chiếc máy bay này có điểm rất giống với máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 đã được biết đến cách đây không lâu, đồng thời cũng lại có những điểm rất khác biệt so với J-20.

Thông thường, các bức ảnh về mẫu máy bay mới của Trung Quốc sẽ xuất hiện trước tiên trên các tài khoản Internet không chính thức, trong đó có diễn đàn khuynh hướng quân sự.

Lại xuất hiện thêm hình ảnh máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc giống J-20 trên các diễn đàn mạng.
Lại xuất hiện thêm hình ảnh máy bay chiến đấu mới của Trung
Quốc giống J-20 trên các diễn đàn mạng.

Có chuyên gia cho rằng, ở Trung Quốc tất cả những thông tin bị coi là “rỏ rỉ” đều có chủ ý và được thực hiện trong phạm vi chính sách thông tin của các tổ chức, cơ quan nhà nước.

Trả lời phỏng vấn của tờ IA “Rosbalt”, Tổng Biên tập tạp chí Quốc phòng của Nga Igor Korotchenko khẳng định, chẳng có hoạt động nào của blogger là tự làm, tất cả đều có sự chỉ đạo, tức là việc ai đó chụp được những bức ảnh về máy bay bí mật của Trung Quốc và sau đó cho tung lên mạng Internet là hoàn toàn không thể.

Ông Korotchenko nhấn mạnh thêm rằng, trên thực tế việc một người nào đó có thể tiếp cận sân bay quân sự của Trung Quốc để chụp ảnh máy bay và sau đó tung lên mạng là điều hoàn toàn không thể.

Bởi vì các cơ quan an ninh quốc gia của Trung Quốc không quá khó để có thể tìm và xác định ra người nào đã chụp lén ở khu vực cấm. Họ chỉ cần 24 giờ là có thể phát hiện ra đối tượng đã tung những bức ảnh tối mật lên mạng Internet và có biện pháp trừng phạt thích đáng với người này.

Do vậy, khả năng để “rò rỉ” thông tin mật của Trung Quốc là rất khó. Tuy nhiên, cũng không thể khẳng định chắc chắn rằng, Trung Quốc chưa thể chế tạo thành công chiếc máy bay tiêm kích thế hệ 5 thứ hai giống như J-20.

Hình ảnh thu được về lỗ gió và một phần đèn pha trên khoang lái của máy bay mới.
Hình ảnh thu được về lỗ gió và một phần đèn pha trên khoang lái
của máy bay mới.

Quay lại vấn đề để “rỏ rỉ” những bức ảnh về dòng máy bay chiến đấu mới, một mặt nhờ việc này Trung Quốc có thể phô diễn tốc độ phát triển sức mạnh quân sự của mình, mặt khác Trung Quốc có thể dễ dàng đưa ra tuyên bố ngược lại bất cứ lúc nào họ muốn.

Cũng chính nhờ các tài khoản không chính thức trên mạng Internet mà vào tháng 1 vừa qua, cộng đồng dân cư mạng đã biết Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành bay thử nghiệm đối với J-20. Thông tin về vụ việc này lãnh đạo chính quyền Trung Quốc một vài ngày sau đó mới chính thức khẳng định.

Tiếp đó, vào tháng 4 vừa qua, trên mạng Internet đã xuất hiện những bức ảnh chứng tỏ, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã sẵn sàng đưa vào khai thác và sử dụng. Chỉ đến tháng 6 vừa qua, Tổng Tham mưu trưởng quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc mới chính thức khẳng định, tàu sân bay của Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn nâng cấp và sửa chữa.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc phàn nàn về sự tụt hậu 20 so với Mỹ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc một mặt bày tỏ nỗ lực thuyết phục cộng đồng thế giới rằng, trên thực tế Trung Quốc vẫn còn tụt hậu xa so với Mỹ về tiến độ và trình độ phát triển công nghệ quân sự, mặt khác cũng cố tình lờ đi những thành tựu vượt trội của mình trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Sự phát triển và gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm Mỹ và phương Tây lo ngại.
Sự phát triển và gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm
Mỹ và phương Tây lo ngại.

Một tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Singapore cho biết, Trung Quốc vẫn còn tụt hậu tới 20 năm so với Mỹ xét về công nghệ vũ khí thế hệ thứ 2. Tuy nhiên, ông Lương Quang Liệt lại không hề đề cập tới chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên của mình đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1 vừa qua.

Rất nhiều chuyên gia ở Mỹ đều có quan điểm cho rằng, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc có sử dụng công nghệ “ăn cắp” của nước ngoài, trong đó công nghệ tàng hình lấy từ máy bay tiêm kích F-117 của Mỹ đã bị nổ năm 1999 tại Serbia.

Trong khi đó, các Nghị sỹ Mỹ thì lại có quan điểm hơi khác. Họ cho rằng, máy bay J-20 của Trung Quốc được nghiên cứu, chế tạo dựa trên công nghệ chế tạo máy bay của Nga.

Liên quan đến sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng và phát triển, Washington có quan điểm rằng, đánh giá nguy cơ tiềm năng của Trung Quốc quá cao còn hơn là đánh giá quá thấp.

Vào tháng 5 vừa qua, Mỹ đã phải thừa nhận rằng, do sự phát triển của Nga và Trung Quốc nên Mỹ sẽ sớm mất đi vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực phát triển công nghệ tàng hình hơn những gì họ dự đoán trước đó.

Mối lo ngại của Mỹ không chỉ ở tên lửa đối hạm có khả năng “săn tàu sân bay” mà còn ở cả các chương tình hiện đại hóa lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược quốc gia của Trung Quốc.

{iarelatednews articleid='4322,4307,4315,4301,4303,4306,4299,4296,4208,4197,4171,4186,4182,4130,4115,4072,3991,3972'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)