Đưa hình thức học tập trực tuyến vào các trường

16/03/2012 13:04
Xuân Trung
(GDVN) - Sáng nay 17/3, các đơn vị chủ đạo về ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Việt Nam đã  gặp nhau bàn về kế hoạch hợp tác CNTT trong thời gian tới.
Đây là ý tưởng của tổ chức VVOB Việt Nam (Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, vương quốc Bỉ) cùng với tổ chức UNESCO Bangkok và Hội đồng Anh Bangkok nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi và hợp tác về ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục được phân chia  từng mảng khác nhau. Ông Lê Đông Phương, giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và ngoại ngữ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cho biết, hiện sinh viên có rất nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin: sinh viên đều có khả năng tự trang bị các thiết bị điện tử hiện thời (điện thoại thông minh, mạng internet tại nhà), thời lượng học CNTT ở trường tăng lên.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.
Tuy nhiên, sinh viên chúng ta thường dùng CNTT để trao đổi với bạn bè, chơi game mà chưa dùng để học tập. Từ đó, một nhu cầu cấp thiết phải phát triển các kỹ năng công nghệ thông tin phù hợp cho sinh viên và hướng dẫn cho sinh viên khi nào, ở đâu và áp dụng như thế nào các kỹ năng được học, đồng thời đưa hình thức học tập  trực tuyến (e-learning) vào các trường.
Đại diện Đề án Ngoại ngữ quốc  gia, ông Nguyễn Ngọc Hùng cũng chia sẻ, ứng dụng NTT trong giáo dục, nhất là vấn đề học Ngoại ngữ càng cấp thiết. Ông cho biết, nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ trong đó có nhiệm vụ thứ ba là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá (4 kỹ năng) ứng dụng CNTT và nhiệm vụ 4 là tăng cường trang thiết bị, ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ. “Ngoại ngữ được coi là một kỹ năng quan trọng để bổ trợ cho các phương pháp học tích hợp dựa trên ứng dụng CNTT. Dự án mong muốn các tổ chức hỗ trợ để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cho bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn” ông Hùng cho biết.

Ảnh minh họa Internet
Ảnh minh họa Internet
Đại diện Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Sơn Hải phó cục trưởng Cục CNTT cho biết, để giải quyết vấn đề này cần đưa ra các bộ kỹ năng cho từng đối tượng như giáo viên, cán bộ quản lý từ đó tổ chức bồi dưỡng. “Cục đánh giá cao tổ chức UNESCO đã hỗ trợ rất nhiều tài liệu hữu ích, Hiện VVOB đang hỗ trợ dự án bổ ích về ứng dụng Dạy học tích cực cho các giáo viên”.

Trực tuyến toàn cầu: Bài giảng TS Lê Thẩm Dương và đổi mới dạy học

Trực tuyến toàn cầu: Bài giảng TS Lê Thẩm Dương và đổi mới dạy học

Theo Cục CNTT, đã có rất nhiều tiến bộ về ứng dụng CNTT. Bộ đã ra nhiều chính sách, hướng dẫn ứng dụng CNTT trong đại học. Sắp tới Bộ sẽ ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT tới 2015. Ngoài ra có chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT định hướng tới 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong những năm gần đây, Bộ đã trang bị được tương đối tốt và phát triển nhanh. Gần như 100% các trường  THPT đã được trang bị phòng máy tính. Hầu hết các trường ĐH đã có trang thiết bị tốt.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đang có kế hoạch hướng tới m-learning (học qua điện thoại) và U-learning (kết hợp e-learning và m-learning). Để làm được điều này, Bộ có hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, công ty hàng đầu  về CNTT như Intel, IBM, đồng thời Bộ sẽ triển khai mô hình PPP (liên kết công ty) để huy động nguồn lực hỗ trợ từ tư nhân, cộng đồng.
 

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng

Xuân Trung