Tâm huyết người thầy

20/03/2012 06:00
ThS. Phạm Xuân Hoàng
(GDVN) - Ai là người tâm huyết với sự nghiệp GD-ĐT nhất, chắc hẳn đó phải là các nhà giáo. Những người hàng ngày hàng giờ "chiến đấu" và "lập công" trên "mặt trận" trồng người.
Ai là người tâm huyết với sự nghiệp Giáo dục - đào tạo nhất, chắc hẳn đó phải là các nhà giáo. Họ là những người hàng ngày hàng giờ "chiến đấu" và "lập công" trên "mặt trận" trồng người.

Nói là chiến đấu cũng là có lý do của nó, mặc dù giáo dục không hề là chiến trường nhưng bản thân giáo dục cũng là một mặt của cuộc sống, có cả những đòi hỏi thiết yếu chính đáng, những giá trị chân chính nhưng cũng có đầy những cám dỗ và cả xu hướng lệch lạc nếu mỗi người thầy cô giáo và những người tham gia công tác giáo dục không có một cái tâm trong sáng và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng cũng như ý thức trách nhiệm công dân cao thì khó có thể vượt qua.
Nhà giáo là là những người hàng ngày hàng giờ "chiến đấu" và "lập công" trên "mặt trận" trồng người. Ảnh minh họa
Nhà giáo là là những người hàng ngày hàng giờ "chiến đấu" và "lập công" trên "mặt trận" trồng người. Ảnh minh họa
Giáo dục càng đi vào kinh tế thị trường thì chính những yếu tố thị trường lại thâm nhập vào giáo dục và đôi khi nó phá vỡ đi những nét đẹp của giáo dục và cũng ở đâu đó, nơi nào đó đã để lại những hệ lụy đáng tiếc xẩy ra.

Càng đi vào nền kinh tế thị trường trong điều kiện Việt Nam, bộc lộ và cho thấy những yếu kém trên phương diện giáo dục. Tình hình đó làm cho không ít người phải quan ngại.

Càng đi vào kinh tế thị trường, đang cho thấy, càng có sự chênh lệch lớn về mức sống và thu nhập của một bộ phận dân cư.

Thu nhập và sinh hoạt vật chất của nhà giáo chỉ ở một mức trung bình của xã hội trong khi đó để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, những người làm giáo dục đã thực sự phải lao tâm khổ tứ, bỏ ra nhiều chất xám và công sức mà đời sống thu nhập cho sinh hoạt của họ vẫn ở mức thấp, vì thế đã có không ít những sự so bì khi học nghề, chọn nghề ở lớp trẻ.

Có những nghề chỉ đào tạo trong thời gian ngắn nhưng khi đi làm lương thưởng lại khấm khá, có những ngành kinh tế thu nhập gấp 5 gấp mười mức trung bình của một giáo viên, ... và cũng có lẽ do những đòi hỏi bức xúc về đời sống mà không ít người làm giáo dục đã làm những chuyện thiếu lương tâm và trách nhiệm trong thi cử, chấm bài, chạy điểm...

Có không ít nhà giáo đã tự thấy mình không thể "trụ" được bằng nghề giảng đã tham gia sản xuất kinh doanh không ít nhọc nhằn và nhiều nhà giáo, nhất là các giảng viên đại học đã bỏ nghề để đi làm liên doanh, thành lập công ty riêng... Và phần lớn, nhà giáo hiện nay, không phải ai cũng có điều kiện để toàn tâm toàn ý cho chuyên môn.

Một thực tế khác, hiện, xã hội và các trường đang bàn nhiều đến chuyện đào tạo theo tín chỉ.

Theo lộ trình thì năm 2009, các trường bước vào giai đoạn đào tạo theo tín chỉ nhưng thực tế hiện nay những kĩ năng về đào tạo theo tín chỉ vẫn còn thiếu và yếu, thậm chí nhiều người còn hết sức mơ hồ về mô hình đào tạo theo tín chỉ và cứ như vậy thì lộ trình đặt ra có đạt được về mặt tiến độ đi chăng nữa thì vấn đề chất lượng rất đáng bàn.

Có trường hàng trăm sinh viên có nguy cơ bị thôi học vì bị điểm liệt. Đó cũng là tình trạng đáng quan ngại của Việt Nam hiện nay trong đào tạo đại học. Trong khi đào tạo theo tín chỉ là một nội dung "xưa như trái đất" của nhiều trường đại học trên thế giới.

Khi xu hướng liên kết đào tạo với nhiều trường đại học trên thế giới hoặc mua bản quyền sử dụng giáo trình các trường đại học nước ngoài thì đòi hỏi giáo viên phải có thể giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng công việc này, e ra chỉ có thể có một bộ phận tinh hoa về mặt chuyên môn lẫn ngoại ngữ là có thể đáp ứng được, còn lại chủ yếu tiếp cận với tài liệu dịch... Việc này đòi hỏi nhiều điều kiện cần và đủ mới đáp ứng được.

Tâm huyết sao được khi đồng lương không đủ sống 
Ở đây, tôi muốn đề cập đôi điều suy nghĩ về tâm huyết của những người làm giáo dục trước sự nghiệp trồng người cho đất nước, trước yêu cầu phụng sự nhân dân. 
Một sự nghiệp lớn bao giờ cũng đòi hỏi tâm huyết là đương nhiên. Có tâm huyết mới có thể xả thân, mới có thành công. Thực tiễn đã chứng minh điều này. Nhưng ai đó cứ đòi hỏi người ta phải tâm huyết suông như một mỹ từ thì quả là khó. Vấn đề là tạo dựng được một cơ chế để tạo ra động lực thúc đẩy người lao động trong sự nghiệp giáo dục. Đó là điểm mấu chốt.
Hiện nay, cái cơ chế quan trọng nhất là cơ chế tiền lương. Tiền lương đang là nỗi bức xúc của cán bộ cơ quan hành chính công quyền, nhất là đối với giáo dục. Lương thấp đời sống không đủ họ phải bươn chải lấy đâu ra sức lực và tâm huyết cho giáo dục. Lương cơ bản của một giảng viên đại học hiện theo bậc lương của nhà nước là 2,34, tức hiện khoảng 1,7 triệu, trong khi các giảng viên này phần lớn ở các tỉnh lên thành phố, chưa có nhà, điều kiện khó khăn, trăm thứ đều cần đến dị vụ cung cấp của xã hội.
Trong khi đó, đặc thù của nghề nghiệp, nhà giáo không dễ xoay chuyển trong kinh tế thị trường. Không phải giáo viên nào cũng có điều kiện làm dự án, đề tài, đi dạy thêm...và có khả năng kiếm thu nhập cao. Khi xẩy ra bất trắc rủi ro thì người thầy bị mang tiếng nhiều nhất.

Vì nếp nghĩ truyền thống, nhà giáo phải thanh cao không bon chen lợi lộc, càng không được làm chuyện phạm pháp và vi phạm đạo đức.

Vì xã hội luôn mong đợi hình ảnh người thầy mẫu mực. Do đó, dư luận sẵn sàng "buộc tội" lớp người này một cách thiếu nhượng bộ. Như thế đủ thấy nhà giáo chịu nhiều áp lực, áp lực về chuyên môn nghề nghiệp, về đời sống vật chất và về đạo đức nghề nghiệp. Tự bản thân nhà giáo có vượt qua được khỏi những áp lực này, vì một môi trường trồng người trong sạch nhân văn không? Câu trả lời là: rất khó!
Hai là, cần có cơ chế đánh giá, ghi nhận minh bạch và môi trường làm việc nhân văn. Cơ chế nào để kích thích những người có tài năng đến với giáo dục, đào tạo. Ngoài vấn đề cơm áo gạo tiền thì động lực không kém phần quan trọng là cơ chế minh bạch trong đánh giá, bình xét và rộng hơn là có một môi trường làm việc tốt đẹp, đoàn kết, nhân văn. Xem ra những yêu cầu này hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thiếu.

Làm sao để phát huy được sức mạnh của hơn 1 triệu giáo viên nước nhà mà phần lớn trong số họ là những người hết sức tâm huyết với giáo dục, có không ít nhà giáo, nhà khoa học trong số đó đã thể hiện những trăn trở suy tư về đổi mới và phát triển giáo dục bằng những bài nói bài viết nghiêm túc, thẳng thắn. Hàng chục vạn các thầy cô giáo hàng ngày hàng giờ khắc phục những khó khăn thiếu thốn, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa để đến với học sinh thân yêu, vun đắp các thế hệ tương lai của nước nhà. 
Những tâm huyết đó là rất quý, nhưng nhìn về lâu về dài, cần phải có một chiến lược và những chính sách thiết thực về đảm bảo lợi ích để "giữ lửa", để nhân lên những tấm lòng tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" đầy cao cả vinh quang.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

ThS. Phạm Xuân Hoàng