Ôn thi Đại học: Bí kíp ôn thi của Thủ Khoa khối A ĐH Ngoại Thương 2011
Quá khứ đã xa nhưng mãi là bài học chua xót Những năm gần đây, tình trạng học sinh tự tử vì trượt ĐH ngày càng tăng. Và mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ đến, người ta lại có dịp nhớ và bàn đến những câu chuyện đau lòng này. Nhiều người không khỏi xót xa khi nhắc lại những câu chuyện ấy. Báo Giáo dục Việt Nam xin điểm lại những câu chuyện đau lòng ở các mùa tuyển sinh trước đó với hy vọng đó sẽ là: hồi chuông cảnh tỉnh với nhiều bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh trước kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đang đến gần. Tối 1/7/2005, thí sinh Lê Thị Th. sinh năm 1985 quê ở Hà Tĩnh nhảy từ cầu Bến Thủy xuống sông Lam tự vẫn. Đến 8h sáng 3/7, gia đình mới vớt được thi thể Th trên dòng sông Lam. Được biết, trước đây Th từng là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử lớp 11 nhưng hai năm liền (2003-2004) vẫn không thi đậu ĐH. Sau đó không lâu, chiều 2/8/2005, em Trần Duy H, sinh năm 1987, trú tại Nam Định đã thắt cổ tự tử sau khi biết tin mình trượt ĐH... Khoảng 17h chiều 2/8, H gọi điện cho mẹ: "Mẹ ơi, con đi đây". Người mẹ tưởng con xin đi chơi với bạn nên lại bảo: "ừ, con đi đi". Về đến nhà lúc 17h15, chỉ 15 phút sau khi Hùng gọi điện, mẹ Hùng ngất đi khi cậu con trai yêu quý ra đi. Cũng tại Nam Định,12h30 ngày 14/8/2006, Nguyễn Thị Diệu T, sinh năm 1988 đã quyên sinh khi biết tin thi trượt ĐH. Ngày 20/8/2009 tại Yên Khê (Con Cuông, Nghệ An) em Nguyễn Thị V, sinh năm 1991 tự tử bằng lá ngón vì thất vọng trước kết quả dự thi ĐH. Ngày 7/7/2010, nữ sinh N. T. H, sinh năm 1992, ở Lâm Đồng đã uống thuốc trừ cỏ vì... không nhận được giấy báo thi ĐH. Người nhà nạn nhân cho biết, em H. đã nộp hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Đà Lạt tại Trường THPT Tân Hà, nhưng sát ngày diễn ra kỳ thi mà H. vẫn không nhận được giấy báo. Sau đó, em H. lên Trường ĐH Đà Lạt nhờ kiểm tra thì phát hiện không có hồ sơ đăng ký dự thi của em tại đây. Trong lúc quẫn trí, em H. đã viết một bức thư để lại cho gia đình rồi uống thuốc trừ cỏ tự tử. Tiếp đó, ngày 13/7/2010, em Trịnh Công S, một học sinh giỏi của trường chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy tự vẫn bởi vì một bài thi làm dang dở... Sáng 10/7/2011 tại điểm thi Trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà Nội) của ĐHQG Hà Nội trong môn thi Ngoại ngữ, cũng là môn thi cuối cùng của đợt thi ĐH lần II. Sau khi bóc đề, tính thời gian làm bài được 15 phút, các giám thị coi thi phát hiện em nữ sinh mang tài liệu và lập biên bản, đình chỉ thi với trường hợp này. Trong khi các giám thị đang lập biên bản, với tâm trạng hoảng loạn, thí sinh này đã chạy ra khỏi phòng thi, định nhảy qua lan can tự tử. Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh. Khi được đưa xuống phòng y tế, nữ sinh khóc, hét rất to... Giải thoát, trốn chạy… bằng cái chết Vẫn biết ĐH không phải là con đường vào đời duy nhất. Thế những đã mất công đèn sách bất cứ học sinh nào cũng mong mỏi được đặt chân vào giảng đường ĐH.Trước kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, không ít học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, mất cân bằng trong cuộc sống |
Việc làm thế nào để thi đỗ được vào ĐH dường như đang trở thành mục tiêu theo đuổi của từng học sinh, là niềm mong mỏi của bất cứ phụ huynh nào. Cái suy nghĩ, chỉ khi nào đỗ được vào ĐH, có được tấm bằng cử nhân trong tay mới có điều kiện kiếm được công ăn việc làm tốt, mới được gọi là thành công viên mãn. Sự kỳ vọng quá lớn với bản thân, gia đình, thầy cô đặt niềm tin quá nhiều vô tình đã trở thành sức ép tâm lý với các em học sinh. Thị đỗ ĐH đã trở thành gánh nặng tâm lý ghê gớm cho học sinh. Và chính sự kỳ vọng, đặt niềm tin quá nhiều của cha mẹ, thầy cô, bạn bè vô hình đã trở thành áp lực đối với các em. Sau khi thi, nếu biết mình không thể đỗ được ĐH, thêm vào đó là những lời chê trách không đáng có của cha mẹ, nhiều em đã không thể vượt qua sức ép tâm lý, rồi nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Từ đó dẫn tới những hành động hủy hoại bản thân, tự tử như là một sự giải thoát hay một sự chuộc lỗi. Mùa thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 đang đến gần. Hy vọng những câu chuyện báo Giáo dục Việt Nam dẫn ra sẽ là 1 hồi chuông cảnh báo với các bậc phụ huynh và các em học sinh. ĐH không phải là cánh cửa duy nhất để vào đời và đi đến thành công. Trên thực tế, xã hội có rất nhiều người thành đạt mà không hề có bằng ĐH. Các bậc cha mẹ hãy giảm bớt những áp lực không đáng có cho con cái. Thay vì đặt quá nhiều kỳ vọng, chì chiết, mắng mỏ trước những sai sót của con hãy động viên, an ủi khi các em khi vấp ngã. Còn các em học sinh hãy tự trang bị cho mình bản lĩnh, ý chí để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Điểm nóng |
|
Thu Hòe