Doanh nhân quyền lực nhất Hồng Kông phải bỏ học từ năm 15 tuổi

22/03/2012 12:00
Nguyễn Hoàng
(GDVN) - Vào đúng lúc khó khăn nhất, cha ông bị bệnh nặng rồi qua đời. Không còn cách nào khác, Lý Gia Thành đành phải bỏ học để bươi trải. Năm đó, ông 15 tuổi.

“Siêu tỷ phú” là biệt danh mà những người ngưỡng mộ nói về Lý Gia Thành, đủ để những ai mới chỉ nghe tên ông lần đầu cũng phải ngả mũ thán phục. Ở tuổi 84, Lý Gia Thành vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của hai tập đoàn lớn là Trường Giang Thực Nghiệp và Hòa Ký Hoàng Phố. Ông vẫn khao khát được làm việc và cống hiến hết sức mình như thời còn trai trẻ.

Bỏ học năm 15 tuổi… 

Năm 2011, Forbes bầu chọn tỷ phú Lý Gia Thành là người giàu nhất Hồng Kông với khối tài sản khoảng 22 tỷ USD. Trước đó, năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á. Năm 2006, tại Singapo, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc có và cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh.

Cả thế giới ngả mũ trước khả năng siêu việt của vị tỷ phú họ Lý, nhưng cũng ít người biết rằng ông cũng là người vô cùng chăm chỉ, lịch làm việc hàng ngày kín tới mức… “một con kiến cũng không chui lọt”.

Có lẽ phải tới quá nửa số thời gian ông dành cho những chuyến công tác, liên tục bay từ nước này qua nước khác và ở bất cứ đâu, người ta cũng thấy ông cười rất hóm hỉnh. Như một hiệu ứng dây chuyền được hình thành suốt hai chục năm qua, Lý Gia Thành đi đến đâu và đầu tư vào ngành nào cũng thu được kết quả khả quan và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nhân bản địa.

Tỷ phú Lý Gia Thành được Forbes vinh danh
Tỷ phú Lý Gia Thành được Forbes vinh danh

Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1941, do ảnh hưởng từ cuộc kháng chiến chống Nhật, ông cùng cha mẹ và hai em đến định cư tại Hồng Kông. Nhưng thật trớ trêu, cũng vào năm đó, cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ, nó khiến cho thị trường Hồng Kông tụt dốc thảm hại và những gia đình nhập cư nghèo khổ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Vào đúng lúc khó khăn nhất, cha ông bị bệnh nặng, đến mùa đông năm 1943 thì qua đời. Vậy là gánh nặng áo cơm dồn lên vai người con cả, không còn cách nào khác, Lý Gia Thành đành phải bỏ học để bươi trải – năm đó ông mới 15 tuổi. 

Ông bắt đầu học nghề, trở thành công nhân trong tiệm đồng hồ, sau đó làm công trong xưởng sản xuất đồ nhựa. Lý Gia Thành làm việc rất chăm chỉ và thật thà, chính điều đó đã giúp ông được tín nhiệm với vị trí giám đốc xưởng sản xuất đồ nhựa khi 20 tuổi.

Hai năm sau, Lý Gia Thành lập một xưởng sản xuất nhựa cho riêng mình, đặt tên là Trường Giang, đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của Công ty Trường Giang 7 năm sau đó, chuyên sản xuất đồ chơi, hoa nhựa…

Năm 30 tuổi, Lý Gia Thành từng bước thử sức trong ngành kinh doanh bất động sản và ra đời hai tòa nhà công nghiệp tầm cỡ khu vực chỉ hai năm sau đó.

Những năm tiếp theo, ông không ngừng mở rộng quy mô để Trường Giang Thực Nghiệp từng bước trở thành một trong 10 tập đoàn hùng mạnh nhất Hồng Kông và có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường chứng khoán thế giới.

Cũng trong giai đoạn này, ông đã gây dựng nên Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố, chuyên đầu tư vào các lĩnh vực tàu biển, bất động sản, năng lượng, xây dựng…

Người đàn ông mẫu mực của gia đình

7 tỷ phú không có... bằng đại học

7 tỷ phú không có... bằng đại học

Từ cô giáo dạy văn trở thành Tổng giám đốc công ty Bảo hiểm

Từ cô giáo dạy văn trở thành Tổng giám đốc công ty Bảo hiểm

 Chủ doanh nghiệp Phở 24 từng trượt ĐH, đi làm bồi bàn

Chủ doanh nghiệp Phở 24 từng trượt ĐH, đi làm bồi bàn

Lý Gia Thành của ngày hôm nay và ba mươi năm về trước không chỉ nổi tiếng với những ý tưởng kinh doanh táo bạo, mà còn rất mạnh mẽ trong tình yêu. Mối tình ấy đã tiếp thêm sức mạnh lớn lao cho chàng trai họ Lý trên con đường lập nghiệp gian khổ.

Thời Lý Gia Thành còn học việc ở tiệm đồng hồ, ông đã gây được ấn tượng sâu sắc với  bà Trang Nguyệt Minh (vốn là con gái của chủ tiệm đồng hồ). Bà dạy ông tiếng Quảng Châu, còn ông dạy bà văn thơ cổ Trung Quốc. Bà được coi là viên ngọc quý của gia đình họ Trang, bởi thế dù đem lòng yêu thương Lý Gia Thành suốt 10 năm trời, nhưng cái quan niệm “Môn đăng hộ đối” đã khiến cho hai người không thể kết hôn.

Tới năm 35 tuổi, Lý Gia Thành khẳng định được mình tại Hồng Kông, đồng thời chứng minh được cho nhà họ Trang biết tình cảm chân thành của mình, lúc ấy mới được phép kết hôn. Vốn thông thạo tiếng Anh và tiếng Nhật, sau khi kết hôn, bà Trang đã chung lưng đấu cật với chồng gánh vác Tập đoàn Trường Giang Thực Nghiệp.

Vào đúng ngày 1/1/1990 sau một cơn đau tim đột ngột, bà Trang Nguyệt Minh đã qua đời. Khi sinh thời, đứng trước công chúng bà Trang rất kiệm lời và không bao giờ nói quá nhiều về mình, nhưng sự xuất hiện của bà trong cuộc đời của Lý Gia Thành thật sự có ý nghĩa không chỉ với riêng ông mà còn với nền kinh tế đang ngày càng đi lên của Hồng Kông, của Châu Á nói chung. Đó cũng là lý do mà vì sao vị đại tỷ phú này không đi bước nữa, chỉ tập trung phát triển cơ nghiệp, nuôi dậy hai con trai, dù vợ ông đã mất được hai chục năm.

Bà Trang Nguyệt Minh ra đi để lại cho ông hai người con là Lý Trạch Cự và Lý Trạch Khải. Dù đã đứng trên đỉnh cao quyền lực, Lý Gia Thành vẫn không quên truyền lại cho con những gì đã được học đã trải nghiệm trong cuộc đời. Đó là tinh thần vươn lên, tự tôi luyện mình trong gian khó, đạp mưa đạp gió và quyết không cúi đầu. Ông luôn căn dặn con không được sống buông thả, trong kinh doanh luôn trọng chữ tín và phải thật thành tâm.

Lý Trạch Khải và Lý Trạch Cự sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Stanford (California) đã từng ngỏ ý muốn về Hồng Kông làm việc cùng cha, nhưng ông kiên quyết từ chối và đưa hai con trai sang Canada lập nghiệp, để thực sự được vật lộn với cuộc sống.

Tại Canada, Lý Trạch Cự lập công ty bất động sản, còn Lý Trạch Khải trở thành cộng sự trẻ nhất trong ngân hàng đầu tư lớn nhất Toronto. Hiện tại, Lý Trạch Cự đã là Tổng Giám đốc Tổng công ty Trường Giang Thực Nghiệp. Tuy nhiên, Lý Trạch Cự lại không thích tiếp quản cơ nghiệp của bố để lại nên Lý Gia Thành đang từng bước trao quyền cho con trai thứ.

Lý Trạch Khải, hiện đang làm Phó Chủ tịch Công ty Phát thanh Truyền hình Vệ tinh, cung cấp mạng lưới truyền thông cho hơn 50 quốc gia, đồng thời gây dựng Tập đoàn Doanh Khoa, kinh doanh trên các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, khách sạn… Giai đoạn này, Lý Trạch Khải cũng đang tiếp nhận Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố, nơi quản lý mạng điện thoại MobilFone tại ba châu lục.

Biểu tượng sống của Hồng Kông

Lý Gia Thành rất chăm chơi golf. Để phục vụ cho sở thích của mình, ông đã xây hẳn một biệt thự gần sân golf ưa thích để chỉ mất hai, ba phút tự lái xe là có thể vung gậy. Lý Gia Thành từng có một câu nói kinh điển: “Sức khỏe của con người được ví như chăm sóc đê đập, nếu phát hiện ngay từ đầu có vết nứt thì chỉ cần bỏ ra chút ít sức lực cũng có thể khắc phục được, song nếu chúng ta không quan tâm đến cơ thể mình, đến khi vỡ đê mới chạy chữa, lúc đó sẽ tiêu hao không ít sinh lực của cải mà chưa chắc đã đổi lại được” 

Vào một buổi sáng năm 1998, khi chơi golf cùng chiến hữu, ông đã cao hứng tâm sự: “Làm kinh doanh cũng giống như chơi golf vậy, nếu ở trận đầu đi chưa tốt, thì đến trận thứ hai bạn càng phải tĩnh tâm và lập chiến lược, như vậy nhất định bóng sẽ không trật ra khỏi lỗ. Kể cả làm người cũng vậy, có sướng có khổ, khi không may vấp phải thất bại, việc đầu tiên là bạn cần trấn tĩnh cân nhắc xem nên dùng thái độ nào để đối mặt với nghịch cảnh”.

Bước sang tuổi 84, Lý Gia Thành dù đã đứng trên đỉnh cao quyền lực, nhưng vẫn luôn giữ được trong mình cái tôi vốn có của một thanh niên đi lên từ gian khó, tự lập, tự chủ, tự quyết. Ông không chỉ lập nên một kỳ tích cho riêng mình, cho Hồng Kông, cho châu Á, mà còn là niềm tự hào của cả thế giới. Và chắc chắn rằng, nhiều năm sau này, Lý Gia Thành vẫn sẽ được người đời nhắc đến như một huyền thoại của Hồng Kông.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng

Nguyễn Hoàng