Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân 2012 ra tuyên bố chung

27/03/2012 20:35
Ngọc Huyền (Theo Tân hoa xã)
(GDVN) -  Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi bảo vệ và loại bỏ các vật liệu dùng để chế tạo vũ khí như uranium làm giàu cao và plutonium.
Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân đã kết thúc vào chiều 27/3 tại Seoul, Hàn Quốc với sự tham gia của hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới nhằm kêu gọi các biện pháp chặt chẽ để đảm bảo vật liệu hạt nhân không rơi vào tay khủng bố.

Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân đã kết thúc vào chiều 27/3 tại Seoul, Hàn Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân đã kết thúc vào chiều 27/3 tại Seoul, Hàn Quốc.

Thông cáo Seoul đã được thông qua vào ngày 27/3 và ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, chủ yếu là trình bày lại các mục tiêu từng được tuyên bố 2 năm trước đây tại hội nghị thượng đỉnh Washington.

Trong đó, bao gồm cả việc bảo vệ và loại bỏ các vật liệu có thể sử dụng để chế tạo vũ khí như uranium được làm giàu ở cấp độ cao cũng như ngăn chặn nạn buôn bán hạt nhân bất hợp pháp.
Các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh khủng bố hạt nhân "một trong những mối đe dọa thách thức nhất đối với an ninh quốc tế" và cam kết sẽ "hành động hướng tới việc tăng cường an ninh hạt nhân, làm giảm mối đe dọa từ khủng bố hạt nhân và ngăn chặn những kẻ khủng bố, tội phạm hoặc mua trái phép nguyên liệu hạt nhân".
Bổ sung đáng chú ý tại hội nghị lần này bao gồm việc kêu gọi trên các quốc gia phê duyệt điều sửa đổi, bổ sung Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (CPPNM) để tiến tới đưa vào hiệu lực trong năm 2014.
CPPNM ban đầu được ký kết vào năm 1980, chỉ mang tính ràng buộc pháp lý quốc tế trong việc bảo vệ thực thể của vật liệu hạt nhân. Các sửa đổi chỉ có thể có hiệu lực với sự chấp thuận từ 2/3 các nước thành viên.
Được xây dựng dựa trên thông cáo Washington, 6 trang thông cáo Seoul cũng khuyến khích quốc gia có các hành động tự nguyện nhằm mục đích giảm thiểu việc sử dụng uranium ở cấp độ cao vào năm 2013 và thúc đẩy việc sử dụng uranium làm giàu ở cấp độ thấp để thay thế.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo đã kêu gọi các biện pháp an ninh hạt nhân đi kèm với các biện pháp an toàn hạt nhân "một cách chặt chẽ và hiệp đồng", phản ánh mối quan tâm chung của quốc tế về sự an toàn của nhà máy điện nguyên tử sau thảm họa sóng thần đã gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản hồi năm ngoái.
Ngọc Huyền (Theo Tân hoa xã)