Có nên bỏ việc giao bài tập về nhà đối với học sinh tiểu học?

Học sinh chuyên toán 2 lần tự tử?

28/03/2012 16:00
Thu Hòe
(GDVN) - Áp lực học tập ở lớp chọn toán quá căng thắng khiến em phải 2 lần tự tử, 1 lần bằng thuốc ngủ và 1 lần dùng dao cắt mạch máu… 

Trẻ tự tử lỗi do đâu?

Trẻ tự tử lỗi do đâu?

Đã xác định rõ thầy giáo dùng thước gỗ đánh vào mông hàng loạt nữ sinh

Đã xác định rõ thầy giáo dùng thước gỗ đánh vào mông hàng loạt nữ sinh

Thủ khoa ĐH Ngoại thương 2011 “bật mí” bí quyết học môn Vật Lý

Thủ khoa ĐH Ngoại thương 2011 “bật mí” bí quyết học môn Vật Lý

Đó là trường hợp đau lòng của em Nguyễn Văn Trọng, học sinh lớp 11 trường THPT Đồ Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng đang nằm điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Áp lực học trên lớp và bài tập toán về nhà quá lớn ở lớp chọn toán Trọng đang theo học đã khiến em căng thẳng, thấy cuộc sông như địa ngục… và muốn kết thúc cuộc sống của mình. Những tiếng nói vọng ra trong đầu nói em là người kém cỏi, hèn nhát, vô dụng đã ngày đêm hành hạ cậu bé 17 tuổi mỗi khi nghĩ đến việc đến lớp và ngồi vào bàn làm đống bài tập toán về nhà. Trọng nhập Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia ngày 26/3 khi đã cắt mạch máu tay để tự tử lần 2 nhưng không thành. Sau khi được cấp cứu ở bệnh viện tuyến dưới tại Hải Phòng, Trọng được điều lên tuyến trên tiếp tục điều trị chứng trầm cảm. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, người trực tiếp điều trị cho Trọng cho biết: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá bình thường, tỉnh táo. Tuy nhiên, mỗi khi bệnh nhân nghĩ đến việc đi học, làm bài tập về nhà là ngay lập tức xuất hiện những tiếng nói chỉ huy, những ảo giác trong đầu. Bệnh nhân rất sợ việc đi học.…”“Bộ não của người dưới 22 tuổi là 1 bộ não chưa biệt hóa hoàn toàn, chưa trưởng thành, chưa hoàn thiện. Bộ não chưa được biệt hóa hoàn toàn đã phải làm việc hết sức nặng nhọc.

Để bù lại những hao hụt cho bộ não là giấc ngủ đầy. Chu kỳ sinh học của các em học sinh là đảm bảo ngủ ít nhất 8 giờ/ngày. Với những đối tượng nhỏ tuổi hơn phải ngủ từ 10-12 giờ/ngày.

Với những trường hợp học sinh phải học tập căng thẳng quá sức không có được giấc ngủ đủ đầy sẽ dẫn đến hiện tượng mệt não.

Nguyên nhân của hiện tượng mệt não là do rối loạn chuyển hóa, thay đổi axit amin. Biểu hiện ra ngoài là sự mệt mỏi của cơ thể, rối loạn sự chú ý, rối loạn cảm xúc, nặng hơn là rối loạn về tư duy. Rối loạn về tư duy sẽ dẫn đến chứng hoang tưởng, ảo giác. Rối loạn về cảm xúc sẽ dẫn đến trầm cảm, lo âu… hay hưng phấn thái quá.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Văn Trọng
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Văn Trọng



Tất cả những biểu hiện lầm sàng nói trên đều xuất hiện trong bệnh nhân Nguyễn Văn Trọng. Nguyên nhân sâu sa là từ áp lực học tập quá sức mà bệnh nhân này đã phải trải qua”
, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.
2 lần tự tử không thành Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới tiếp xúc được với Trọng và được nghe em giãi bày. Được biết Trọng là 1 cậu bé thông minh với lực học tốt. Những năm cấp 2, em liên tục đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Bằng lực học đó, Trọng đã thi đỗ vào lớp chọn toán của trường THPT Đồ Sơn, Hải Phòng. Tuy nhiên, khi bước chân vào lớp 10 cũng là thời kỳ em bắt đầu có những biểu hiện bất thường về tâm lý.
Em Nguyễn Văn Trọng, đang điều trị trầm cảm ở Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh Thu Hòe)
Em Nguyễn Văn Trọng, đang điều trị trầm cảm ở Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh Thu Hòe)
Áp lực học tập ở lớp chọn toán với cường độ dạy nhanh, yêu cầu cao và khối lượng bài tập về nhà lớn đã khiến Trọng cảm thấy quá sức. Trọng cho biết: “Mỗi ngày, thầy giáo dạy toán giao chúng em từ 15-16 bài tập toán về nhà. Tất cả những bài tập thầy giao đều là dạng toán nâng cao, rất khó. Thầy giao hôm trước thì hôm sau bắt nộp bài. Trong 15-16 bài thầy giao, em chỉ làm được 5-7 bài là cùng. Những bài khó em không làm được và phải đến lớp chép của những bạn giỏi nhất vì sợ thầy giáo kiểm tra…

Bài tập về nhà của môn toán quá nhiều lại chưa kể đến bài tập của các môn khác. Tối nào em cũng phải cắm cúi vào làm bài tập đến 12 giờ đêm vẫn chưa xong được. Từ đó, em rất chán nản, không còn hứng thú học và rất sợ đi học. Dù rất cố gắng nhưng kết quả học tập của em đã giảm sút đi nhiều.”
Chán nản trong học tập, năm học lớp 10, Trọng đã dại dột tìm đến cái chết bằng thuốc ngủ và chính thức phát bệnh tâm thần từ đó. Tuy nhiên, em vẫn đi học và hoàn thành được điểm số các môn ở các kỳ học dù không cao. Học ở lớp chọn toán 1 đến hết kỳ 1 của năm học lớp 11, gia đình đành phải xin chuyển em sang lớp chọn toán 2 vì Trọng tiếp tục tìm đến cái chết lần 2 bằng việc dùng dáo cắt mạch máu tự tử. Trọng tâm sự về việc tìm đến cái chết của mình rằng: “Em thấy cuộc sống của em như địa ngục. Em thấy mình đã phải sống khổ sở rất nhiều. Mỗi khi nghĩ đến việc đi học, em lại nghe thấy có tiếng nói như của mọi người xung quanh đang chửi, mắng em là kẻ hèn nhát, đồ bỏ đi, ngu ngốc… Những lúc như thế, em thấy đầu óc rất căng thẳng, phẫn uất, dày vò và không muốn sống thêm để chịu khổ nữa…”
Trước câu hỏi thầy giáo dạy toán có bao giờ sử dụng hình phạt gì đó quá khắc nghiệt với học sinh, Trọng cho biết: “Thầy không sử dụng hình phạt gì khắc nghiệt. Nhưng lớp em là lớp chọn toán nên thầy đòi hỏi rất cao, bắt học nhiều hơn các lớp khác. Em rất sợ nếu bị thầy giáo kiểm tra mà chưa làm hết bài. Cũng từ đó, em sợ đến lớp và sợ học môn toán.”Gia đình không hề tạo áp lực Trên tay Trọng vẫn hằn vết tích của việc cắt mạch máu tự tử từ đầu tháng 2 vừa qua. Cô Tô Thị Huyền, mẹ Trọng nói trong đau đớn: “Gia đình chúng tôi biết con mình không được khỏe mạnh như những đứa trẻ mình thường khác nên rất chú ý đến những biểu hiện tâm lý của con. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không lường hết được. Cháu đã 2 lần tự tử. Những người làm bốm làm mẹ nhưng chúng tôi vô cùng đau đớn…”
Cô Tô Thị Huyền khẳng định: Gia đình không hề tạo áp lực học tập cho con trai. (Ảnh Thu Hòe)
Cô Tô Thị Huyền khẳng định: Gia đình không hề tạo áp lực học tập cho con trai. (Ảnh Thu Hòe)
Nói về chuyện gia đình có đặt áp lực học tập cho Trọng, cô Huyền khẳng định: “Gia đình không bao giờ đặt áp lực cho con mà chỉ khuyến khích con học tập tốt để có kiến thức vững vàng. Vợ chồng tôi vẫn bảo con rằng, con muốn thi vào trường nào bố mẹ sẽ tôn trọng sự lựa chọn của con.”

“Em mong mình nhanh khỏi bệnh để không làm khổ bố mẹ và đi học tiếp. Em mong thầy giáo giao ít bài tập về nhà hơn…”
, Trọng kết thúc câu chuyện với chúng tôi.
Thu Hòe