Tàu tấn công đổ bộ và tàu ngầm thông thường S-20 của Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm Quốc phòng Bangkok năm 2012. |
Gần đây, nhiều tờ báo, trang mạng của Trung Quốc đều đăng tải thông tin mà truyền thông nước này cho rằng được trích đăng từ tờ “Thế giới báo” bản tiếng Trung của Malaysia trong đó có đề cập rằng, tại “Triển lãm Quốc phòng-An ninh Bangkok năm 2012”, điều đáng chú ý nhất là, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra thị trường quốc tế tàu tấn công đổ bộ có đường băng nối thẳng lớp 20.000 tấn, còn gọi là tàu sân bay trực thăng.
Trước đây từng có tin cho biết, sau khi chế tạo xong tàu vận tải đổ bộ Type 071, Trung Quốc sẽ chế tạo vài chiếc tàu tấn công đổ bộ có đường băng thẳng Type 081. Nếu đây là tin đáng tin cậy, thì loại tàu sân bay trực thăng Trung Quốc tham gia triển lãm của Thái Lan lần này rất có thể chính là tàu Type 081.
Trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Hải quân Cao Ly” có bài viết cho rằng, tàu vận tải đổ bộ Type 071 tuy tạm thời có thể đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, nhưng tính năng của nó lại khó có thể thích ứng với nhiệm vụ đổ bộ biển xa nặng nề của Trung Quốc trong tương lai.
Chỉ có tàu đổ bộ lớn do Trung Quốc sản xuất, tương tự như tàu tấn công đổ bộ đường băng thẳng lớp Mistral của Pháp, sẽ có lợi rất nhiều cho Trung Quốc.
Tàu Type 071 chỉ giải quyết vấn đề “có”
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mặc dù vị thế của tàu chiến đổ bộ khó sánh được với tàu sân bay, nhưng nhiệm vụ đổ bộ ngày càng nặng nề, lại làm cho loại tàu chiến này trở thành trọng điểm phát triển của các nước chủ yếu trên thế giới, hai nước Mỹ, Pháp chắc chắn là người xuất sắc trong lĩnh vực này.
Trong đó, Mỹ với các tàu tấn công đổ bộ lớp Iwo Jim, lớp Tarawa và Wasp, cùng với Pháp với tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đã xác lập vị trí thống lĩnh của họ trong lĩnh vực này.
Khi mọi người cho rằng hai nước Mỹ và Pháp sẽ thống trị trào lưu trong lĩnh vực tàu chiến đổ bộ, năm 2006, tàu vận tải đổ bộ Type 071 do Trung Quốc sản xuất đã hạ thủy, tính năng nổi trội của nó đã làm tăng thêm một đối thủ mạnh cho Mỹ, Pháp trong lĩnh vực tàu chiến đổ bộ.
Nhưng, so với hai nước Mỹ, Pháp với lực lượng hải quân dày dặn kinh nghiệm, Trung Quốc vẫn khó có thể đuổi kịp trong ngắn hạn.
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn - Hải quân Trung Quốc. |
Báo Trung Quốc đăng ảnh đảo An Bang, Trường Sa của Việt Nam
Biển Đông: Philippines tăng cường lực lượng phản ứng nhanh
Philippines hoan nghênh sự hiện diện của quân Mỹ
Phái đoàn quân sự Philippines tới Trung Quốc
Thứ nhất, khả năng chi viện hỏa lực của tàu Type 071 không đủ
Là tàu vận tải đổ bộ, nhiệm vụ chủ yếu của tàu Type 071 trong tác chiến đổ bộ là vận chuyển nhân viên và vật tư, nhưng khả năng chi viện hỏa lực tương đối có hạn của nó sẽ buộc Hải quân Trung Quốc phải đối mặt với nút cổ chai trong tác chiến đổ bộ.
Vũ khí tấn công của tàu đổ bộ Type 071 chỉ có một pháo nòng đơn 76 mm và pháo có cỡ nòng nhỏ hơn khác. Khả năng tấn công hỏa lực yếu ớt như vậy chẳng thấm vào đâu so với trận địa bến bãi vững chắc của đối phương.
Thứ hai, khả năng mang theo máy bay trực thăng của Type 071 có hạn
Hiện nay, tàu vận tải đổ bộ Type 071 có thể đồng thời cất/hạ cánh 2 máy bay trực thăng Z-8 do Trung Quốc tự sản xuất.
Loại máy bay trực thăng này là phiên bản sao chép máy bay trực thăng Super Frelon nhập của Pháp vào thập niên 1980. Cho dù là làm máy bay trực thăng trang bị cho tàu chiến, hay trang bị cho tàu đổ bộ cỡ lớn dùng để tác chiến đổ bộ đều không thích hợp.
Chẳng hạn, máy bay trực thăng Sea Hawk và Puma lần lượt của Mỹ, Pháp không chỉ có khả năng hoàn thành rất tốt nhiệm vụ vận tải, đồng thời các phiên bản cải tiến khác nhau cũng có thể đảm đương rất nhiều nhiệm vụ như chống tàu ngầm, chống hạm, cảnh báo sớm.
Thứ ba, tàu Type 071 thiếu thiết bị phần cứng chỉ huy
Là tàu đổ bộ cỡ lớn có số lượng không nhiều của Hải quân Trung Quốc, tàu Type 071 không chỉ phải đảm đương nhiệm vụ vận tải vốn có, mà còn phải đóng vai trò tàu chỉ huy hạm đội và ban chỉ huy liên hợp các binh chủng trên mặt trận.
Đây cũng là yêu cầu cơ bản đặt ra đối với tàu đổ bộ cỡ lớn của các cường quốc tàu đổ bộ Mỹ, Pháp trong giai đoạn hiện nay. Cho nên, Pháp phải trang bị hệ thống chỉ huy tương đồng với tàu sân bay De Gaulle cho tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral.
Mặc dù hiện nay vẫn không có số liệu cụ thể hệ thống chỉ huy được trang bị cho tàu vận tải đổ bộ Type 071, nhưng nhìn vào ngoại hình của nó có thể dễ dàng phát hiện, về phần cứng chỉ huy, 071 rõ ràng có bất cập.
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc. |
Trung Quốc cấp bách cần tính tấn công của Type 081
Tàu sân bay trực thăng có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến đổ bộ đa dạng hóa, đặc biệt là khả năng tấn công được nâng cao rất lớn so với tàu vận tải đổ bộ. So với tàu tấn công đổ bộ do Mỹ chế tạo có tính năng tiên tiến hơn, tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp thích hợp hơn khi trở thành “ván khuôn” (mẫu) cho tàu sân bay trực thăng Type 081 của Trung Quốc.
Mặc dù về ý tưởng, tàu vận tải đổ bộ và tàu tấn công đổ bộ có sự khác biệt về bản chất, nhưng đối với quốc gia hải quân kiểu mới như Trung Quốc, tàu vận tải đổ bộ được coi là nền tảng công nghệ cho tàu tấn công đổ bộ:
thông qua phát triển tàu vận tải đổ bộ sẽ không chỉ tích lũy được kinh nghiệm công nghệ của tàu chiến mặt nước cỡ lớn, mà việc làm thế nào nâng cao hiệu suất tổng thể trong quá trình chế tạo đa dạng hóa sẽ trở thành phương diện quan trọng hơn.
Tàu tấn công đổ bộ đường băng thẳng Type 081, tương tự với tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp, có thể đem lại kinh nghiệm này cho Trung Quốc.
Trong lĩnh vực đóng tàu luôn có 2 tiêu chuẩn dân dụng và quân dụng. Hai loại này về bản chất hoàn toàn không có sự khác biệt, chủ yếu là khác nhau ở mức độ chắc chắn trong kết cấu của thân tàu và mức độ coi trọng tính an toàn.
Trước đó, chỉ có trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do ảnh hưởng từ nhu cầu chiến tranh khổng lồ, hai nước Anh, Mỹ lấy tàu thương mại làm nền tảng, đã chế tạo rất nhiều tàu sân bay hộ tống. Sau đó, tiêu chuẩn đóng tàu dân dụng bắt đầu bước vào lĩnh vực chế tạo tàu chiến, nhưng cách làm này hoàn toàn không được mở rộng.
Nguyên nhân rất đơn giản, tàu chế tạo theo tiêu chuẩn dân dụng rõ ràng khó chịu đựng được các cuộc tấn công hỏa lực của đối phương trong thời chiến. Nhưng cùng với sự thay đổi hình thức chiến tranh và sự phát triển của công nghệ đóng tàu, quan điểm này cũng đã thay đổi.
Hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng dùng công nghệ chế tạo của tàu dân dụng cỡ lớn vào chế tạo tàu sân bay trực thăng Type 081.
Tàu tấn công đổ bộ Mistral của Pháp. |
Tàu chiến Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
Thành lập "Đặc khu biển Đông", Trung Quốc chuyển hướng vụ Bạc Hy Lai?
Đảo Điếu Ngư: Trung Quốc muốn phá vỡ sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản
Nếu tiến hành phân loại đối với các loại tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu vận tải đổ bộ Type 071 thuộc loại sơ cấp, còn tàu tấn công đổ bộ có đường băng thẳng là loại tàu chiến cao cấp, có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến đổ bộ đa dạng hóa,
đặc biệt là khả năng tấn công được nâng cao rất lớn so với tàu vận tải đổ bộ, đây là loại tàu mà bất cứ nước nào có tham vọng đạt được khả năng tác chiến đổ bộ mạnh cuối cùng chắc chắn phải trang bị.
So sánh tàu tấn công đổ bộ do Mỹ, Pháp chế tạo có tính năng tiên tiến hơn, tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp thích hợp hơn làm “khuôn mẫu” cho tàu sân bay trực thăng Type 081 của Trung Quốc.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral là tàu đổ bộ đời thứ tư được Pháp phát triển, có thể mang theo 16 máy bay trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe bọc thép (bao gồm 13 xe tăng) và 450 binh sĩ.
Cùng là tàu tấn công đổ bộ, nếu đem so sánh tàu lớp Mistral do Pháp chế tạo và tàu Wasp do Mỹ chế tạo sẽ không khó thấy được, hai loại này không có sự khác biệt lớn về kết cấu tổng thể.
Sự khác biệt chủ yếu nhất là, Pháp không trang bị máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và cự ly ngắn, do đó khả năng tấn công và vận tải đổ bộ của nó chủ yếu đến từ các loại máy bay trực thăng.
Vì vậy, tàu Mistral có điều kiện và cũng cần thiết chế tạo thân tàu nhỏ hơn một chút. Đối với Trung Quốc, khi không trang bị máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và cự ly ngắn, thì mô hình tàu Mistral có thể giúp Trung Quốc dựa vào nền tảng công nghệ hiện có,
sơ bộ có khả năng chế tạo và sử dụng tàu tấn công đổ bộ, đến sau khi nhu cầu tương lai và toàn bộ trang bị kỹ thuật đạt yêu cầu, tiếp tục chế tạo tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn tương tự lớp Wasp của Mỹ.
Tàu tấn công đổ bộ Kearsarge lớp Wasp của Quân đội Mỹ. |
Tàu Type 081 chủ yếu dùng để tác chiến trên biển Đông
Giống như mục tiêu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc là tàu sân bay hạng nặng, xuất phát từ nhu cầu thực tế, mục tiêu của tàu tấn công đổ bộ Trung Quốc cũng là tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn tương tự lớp Wasp do Mỹ chế tạo.
Nói cách khác, tàu đổ bộ cỡ lớn tương tự lớp Wasp có thể coi là mục tiêu phát triển cuối cùng của tàu đổ bộ Trung Quốc.
Hiện nay, do nhiệm vụ tác chiến của Hải quân Trung Quốc vẫn là tác chiến phòng thủ mang tính khu vực, cộng với hạn chế của hệ thống động lực và sự tính toán trên các phương diện như tốc độ và khả năng cơ động, trọng tải tàu sân bay trực thăng của Trung Quốc nên khoảng 20.000 tấn, cũng có kích cỡ tương đương tàu Type 071, chiều dài khoảng 210 m, rộng khoảng 30 m.
Tàu sân bay trực thăng Type 081 sẽ phát huy vai trò tàu chỉ huy tương tự tàu đổ bộ của quân Mỹ. Nếu áp dụng đường băng thẳng toàn bộ, thì ít ra có thể cung cấp 4 điểm cất/hạ cánh, đồng thời cất/hạ cánh 4 máy bay trực thăng, kho máy bay có thể chứa khoảng 10 máy bay trực thăng, cộng với đường băng, tổng số máy bay có thể lên tới khoảng 20 chiếc.
Do tăng cường hệ thống kiểm soát chỉ huy của tàu sân bay trực thăng, có thể phối hợp hiệu quả hơn các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm của biên đội, cộng với thân tàu tương đối lớn, tính ổn định tương đối tốt,
có thể đồng thời cất/hạ cánh nhiều máy bay trực thăng hỗ trợ cho các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm cường độ cao, đồng thời vẫn có thể tiến hành hoạt động cất/hạ cánh trong tình hình biển cao, có thể tiến hành chiến đấu liên tục.
Đối với vũ khí phòng thủ, xét tới tàu sân bay trực thăng là tàu chỉ huy của biên đội, thông thường cùng hoạt động với tàu chiến, cho nên không cần thiết trang bị hệ thống vũ khí tầm xa, quá phức tạp, bao gồm tên lửa phòng không tầm gần, hệ thống hỏa pháo phòng ngự tầm gần và hệ thống tác chiến điện tử.
Tàu tấn công đổ bộ Trung Quốc (ý tưởng, ảnh: internet) |
Theo bài báo này, chú ý quan sát làn sóng chế tạo tàu chiến mặt nước đã bắt đầu, Trung Quốc rõ ràng đã quyết định lấy khả năng chiến đấu trên mặt nước làm chủ đạo của Hải quân.
Trung Quốc phạt ngư dân Việt trên vùng biển Việt
Mỹ sẽ triển khai UAV tại Ấn Độ Dương, có thể giám sát Biển Đông
Trung Quốc sẽ biên soạn và sản xuất bản đồ các hòn đảo ở biển Đông
Hoàn Cầu báo: Xuất hiện xu thế khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông
Báo Trung Quốc viết, đối với cuộc khủng hoảng biển Đông thực tế nhất hiện nay, khả năng răn đe của tàu sân bay đối với các nước Đông Nam Á thực tế tương đối hạn chế.
Nguyên nhân rất đơn giản, biển rộng, chỉ cần những nước này nhanh chóng đưa lực lượng của mình rút về nước, biên đội máy bay mạnh trên tàu chiến của Trung Quốc rõ ràng không thể xâm phạm không phận của họ,
vì vậy, sách lược “đối phương tiến, ta lui” này của PLA sẽ khiến cho Trung Quốc bị tổn hao rất lớn, nhưng hiệu quả cuối cùng sẽ tương đối có hạn.
Bài báo đăng trên trang quân sự của mạng Sina nói: Tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn thì khác, nó không chỉ có thể có khả năng răn đe ngắn hạn tương tự tàu sân bay,
hơn nữa lượng lớn lực lượng chiến đấu trên bộ và trang bị của nó có thể thông qua “đổ bộ thẳng đứng” tiến hành kiểm soát hiệu quả đối với các hòn đảo ở biển Đông,
thậm chí có khả năng tiến hành thâm nhập vào nước khác, tiến hành tấn công có giới hạn, không chỉ có biện pháp răn đe toàn diện hơn, mà thời gian liên tục dài hơn, hiệu quả chắc chắn tốt hơn.
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc đã từng bước từ biển gần vươn ra biển xa, cho dù cuộc khủng hoảng biển Đông thử thách Trung Quốc rất lớn.
Trong tương lai gần, do chịu ảnh hưởng của nhu cầu thực tế và nguyên nhân kinh phí, Trung Quốc khó có thể chế tạo nhiều tàu sân bay, ngược lại,
tàu chiến đổ bộ cỡ lớn với đại diện là tàu tấn công đổ bộ sẽ trở thành trung tâm sức mạnh chiến đấu của Hải quân Trung Quốc trong một giai đoạn tương đối dài.
Bài báo kết luận: Việc tích lũy công nghệ đóng tàu và kinh nghiệm ứng dụng trên lĩnh vực này sẽ hỗ trợ rất lớn cho Hải quân Trung Quốc giành được vị thế của một cường quốc hải quân thế giới.
Ngoài ra, nội dung của bài viết cũng đã đề cập một số luận điệu hết sức phi lý, trái với công ước quốc tế về luật biển, vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác, cho rằng toàn bộ các hòn đảo trên biển Đông (cụ thể là đường lưỡi bò 9 đoạn) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.