Trung Quốc - Ấn Độ, ai sẽ thắng trong cuộc đấu giữa "Rồng và Voi"?

30/03/2012 15:16
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Vừa qua, Công ty RAND Mỹ đã dùng phương pháp khoa học hóa để đánh giá, dự đoán sự khác biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong 15 năm tới.
Hiện nay, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển, sản xuất được nhiều loại máy bay chiến đấu, nhưng Ấn Độ thì chủ yếu mua sắm từ nước ngoài. Trong hình là máy bay chiến đấu tàng hình J-20 bay thử của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển, sản xuất được nhiều loại máy bay chiến đấu, nhưng Ấn Độ thì chủ yếu mua sắm từ nước ngoài. Trong hình là máy bay chiến đấu tàng hình J-20 bay thử của Trung Quốc.

Báo cáo của Công ty RAND cho biết, trong 15 năm tới, dân số Ấn Độ chiếm ưu thế, kinh tế vĩ mô không ngừng tiếp cận Trung Quốc, nhưng về khoa học công nghệ và quân sự sẽ tụt lại phía sau rất nhiều so với Trung Quốc.

Đối với vấn đề này, báo cáo đề nghị Chính phủ Mỹ căn cứ vào lợi ích quốc gia, xác định chính sách đối với hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.

Là một nước lớn ở khu vực châu Á và thành viên quan trọng của BRICS, Trung Quốc và Ấn Độ luôn được coi là nhân tố then chốt cho sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu.

Dưới vầng sáng của cuộc “cạnh tranh rồng-voi”, nhận thức của người dân hai nước Trung Quốc và Ấn Độ về đối phương đều có những sai lầm to lớn: người dân Trung Quốc phổ biến coi Ấn Độ là nước chậm phát triển, còn người dân Ấn Độ lại cho rằng Trung Quốc đã bị Ấn Độ tạo khoảng cách trên nhiều phương diện.

Charles Wolf, nhà nghiên cứu của Công ty RAND Mỹ đã đưa ra báo cáo “So sánh, đánh giá Trung Quốc và Ấn Độ năm 2025” muốn tìm ra logic trong sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ, dự đoán xu hướng tăng giảm sức mạnh quốc gia của hai nước trong tương lai từ các phương diện dân số, kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự, đồng thời trả lời câu hỏi ai có thể nắm được thời cơ trước trong cuộc “cạnh tranh rồng-voi”.

Tàu tên lửa của Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa phòng không Barak trong đêm.
Tàu tên lửa của Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa phòng không Barak trong đêm.

Nhìn vào xu thế tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm 1,55% của Ấn Độ gấp gần 3 lần của Trung Quốc. Đến năm 2025, dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tăng đến năm 2050, còn đỉnh dân số của Trung Quốc sẽ xuất hiện vào năm 2032.

Thông thường, giá trị sáng tạo của người từ 15-64 tuổi cao hơn so với tiêu thụ, tạo chỗ dựa cho số người ở độ tuổi khác. C

ùng với việc dân số tăng mới của Ấn Độ vượt Trung Quốc, so với Ấn Độ, tỷ lệ người cần nuôi dưỡng trong dân số Trung Quốc sẽ không ngừng tăng lên, và tốc độ lão hóa sẽ nhanh hơn.

Mặc dù hiện nay trình độ giáo dục của Ấn Độ thấp, nhưng chỉ cần có thể gia tăng đầu tư, trình độ này sẽ vượt Trung Quốc trong 15 năm hoàn toàn không hề khó khăn. Vì vậy, Ấn Độ sẽ chiếm thời cơ trước về nguồn nhân lực.

Đương nhiên, việc phát huy ưu thế này phụ thuộc vào mức độ mở cửa và khả năng sáng tạo của nền kinh tế Ấn Độ.

Nhìn vào kinh tế vĩ mô, báo cáo của Công ty RAND đã tổng hợp các phương diện như vốn, sức lao động, năng suất toàn bộ các yếu tố (tỷ lệ các yếu tố đầu tư như tổng sản lượng và tiến bộ công nghệ, tổ chức sáng tạo, chuyên nghiệp hóa và đổi mới sản xuất) và GDP, thông qua phân tích tổng thể, báo cáo này cho rằng, Ấn Độ đang thu nhỏ khoảng cách về kinh tế với Trung Quốc.

Biên đội hộ tống Trung Quốc tập trận ở biển Đông.
Biên đội hộ tống Trung Quốc tập trận ở biển Đông.

Báo cáo cho biết, đối với triển vọng kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, việc phân tích từ các nguồn khác nhau đưa ra các kết luận khác nhau. Đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp thường lạc quan về Ấn Độ, nhưng các học giả và tổ chức quốc tế thì cho rằng Trung Quốc sẽ giữ vững lợi thế.

Công ty RAND phân tích về kinh tế vĩ mô của hai nước trong 15 năm tới cho biết, chỉ có Ấn Độ nằm trong trạng thái phát triển tốt nhất, Trung Quốc nằm trong trạng thái xấu nhất, thì GDP của Ấn Độ mới có khả năng tiếp cận Trung Quốc.

Còn về phát triển khoa học công nghệ, báo cáo của Công ty RAND chủ yếu khảo sát trên hai khía cạnh, đó là “tiền”“con người”.

Tổng kim ngạch chi tiêu nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc hiện xếp thứ ba thế giới, những chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa thương mại chiếm hơn 1% giá trị GDP, còn con số này của Ấn Độ là 0,8%.

Những người giành được học vị tiến sĩ kỹ thuật tốt nghiệp hàng năm của Trung Quốc nhiều hơn 70% so với Ấn Độ.

Nhưng, “tỷ lệ có thể làm thuê” của những kỹ sư mới tốt nghiệp của Trung Quốc chỉ có 60%, thụt lùi so với Ấn Độ. Trong tình hình bình thường, sau 15 năm, số lượng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc vẫn sẽ dẫn trước đáng kể so với Ấn Độ, mức độ vượt 8%.

Còn số lượng thành quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ toàn cầu hoặc được giới xuất bản công bố, Trung Quốc cũng cao hơn Ấn Độ 13%.

Ấn Độ tích cực nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu nội địa, nhưng thành quả rất hạn chế. Trong hình là máy bay LCA đang được Ấn Độ phát triển.
Ấn Độ tích cực nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu nội địa, nhưng thành quả rất hạn chế. Trong hình là máy bay LCA đang được Ấn Độ phát triển.

Nhìn vào chi tiêu quân sự, cho dù tính theo phương pháp nào, Trung Quốc đều sẽ vượt xa Ấn Độ.

Báo cáo áp dụng 2 cách để tính toán chi tiêu quân sự nhằm cân bằng sai số. Căn cứ vào tính tính theo tỷ lệ tăng trưởng hiện nay, xem xét sự biến động của giá trị đồng đô la Mỹ trong 15 năm qua, chi tiêu quân sự năm 2025 của Ấn Độ sẽ vào khoảng 94-277 tỷ USD;

chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ gấp 4-7 lần của Ấn Độ. Căn cứ vào tỷ lệ chi tiêu quân sự trong GDP, chi tiêu quân sự năm 2025 của Ấn Độ vào khoảng 82-242 tỷ USD, còn chi tiêu quân sự của Trung Quốc gấp 3-4 lần Ấn Độ.

Ngoài ra, chi tiêu dành cho mua sắm vũ khí trong số chi tiêu quân sự năm 2025 của Ấn Độ sẽ khoảng 6,3-18,6 tỷ USD, còn con số của Trung Quốc là gấp 2,6 lần Ấn Độ.

Dựa trên những phân tích trên, Công ty RAND kết luận rằng, trong 15 năm tới, dân số của Ấn Độ chiếm ưu thế, kinh tế vĩ mô liên tục tiếp cận với Trung Quốc, nhưng về khoa học công nghệ và quân sự tụt lại đáng kể so với Trung Quốc.

Theo đó, báo cáo khuyến nghị Chính phủ Mỹ căn cứ vào lợi ích quốc gia, xác định chính sách đối với hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.

Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển.
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển.

Số liệu dùng trong báo cáo này của Công ty RAND phản ánh rất rõ sự khác nhau về sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời đã tiến hành so sánh theo con số khoa học tự nhiên, điều này đã phản ánh phương pháp nghiên cứu khoa học hóa mấy chục năm gần đây của khoa học chính trị Mỹ.

Phương pháp khoa học hóa này có logic rõ ràng, nhưng cũng tồn tại vấn đề khá lớn. Đối với báo cáo này, sự đấu đá chính trị nội bộ, sự đổi thay về chính trị, môi trường quốc tế bên ngoài hoặc yếu tố thiên tai trong 15 năm tới của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ không được đưa vào xem xét, điều này làm cho kết luận của họ có sự hạn chế rất lớn.


Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)